NGHI THỨC – NGHI LỄ | HẢI QUÂN VNCH
Skip to content
Chi tiết về Tổ chức một buổi Lễ theo Nghi Thức Quân đội.
Phạm Quốc Nam
Một số chi tiết về nghi thức nghi lễ quân đội (VNCH) dưới đây được sự hướng dẫn trực tiếp của hai Sĩ quan Nhạc Trưởng Quân Nhạc TTM:
- Nhạc Trưởng QNc Đại Úy Lương Anh Cảnh (K.1 Nhạc trưởng Trường Quân Nhạc)
- Nhạc Trưởng QNc Đại Úy Vũ Tắc Toản tức Nhạc sĩ Quốc Toản (K.1 Nhạc Trưởng Trường Quân Nhạc) http://www.quoctoan.com Tại hải ngoại chúng ta thấy các hội đoàn quân đội VNCH tổ chức lễ nghi quân đội mỗi nơi mỗi khác nhau. Làm chúng ta không hiểu theo nghi thức nào mới đúng? Trước 1975, tổ chức nghi lễ dựa theo Huấn Thị Điều Hành của TTM. Rất tiếc sau này tại hải ngoại theo các Nhạc trưởng Quân nhạc cho biết quyển Huấn Thị Điều Hành về lễ nghi đã thất lạc, không tìm lại được. May mắn! Nếu chúng ta chịu khó thống nhất thực hiện theo một số chi tiết từ “TỔ CHỨC MỘT ĐẠI LỄ CỦA QLVNCH” theo đúng Huấn Thị Điều Hành của TTM ngày xưa do Nhạc Trưởng Quân Nhạc Quốc Toản, nguyên Sĩ quan Quân Nhạc tốt nghiệp Khóa 1 Trường Quân Nhạc biên soạn thì hay lắm. Để tìm hiểu về Nghi thức “TỔ CHỨC MỘT ĐẠI LỄ CỦA QLVNCH”, xin vào website: (http://www.quoctoan.com/quannhac-lenghi.htm) Dưới đây là một số chi tiết tìm hiểu thêm bên ngoài bài biên soạn của Nhạc trưởng Quốc Toản nói ở trên do hai Nhạc trưởng QHc kỳ cựu: Nhạc sĩ Quốc Toản (Nam California) và Lương Anh Cảnh (Australia) hướng dẫn được chúng tôi ghi lại như sau:
- Từ Nhạc Trưởng QNc Lương Anh Cảnh:
- Khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa thành lập gồm tất cả các Quân Binh chủng đưa lên đề nghị thực hiện những đặc điểm của Quân Binh Chủng mình như quân phục, phù hiệu v..v. Riêng Quân Nhạc lo về phần nhạc dùng cho Nghi Lễ. Sau đó các giới chức có thẩm quyền họp lại bàn cải và sửa đổi cho thích hợp. Sau khi Quốc Hội chấp thuận, Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu chịu trách nhiệm ấn hành cuốn Huấn Thị Điều Hành trong đó ghi rõ từng chi tiết. Sau đó toàn quốc cứ theo đó áp dụng, không được quyền sửa đổi theo ý kiến cá nhân mình. Về quân phục chào kính gồm có: Đại Lễ -Trung Lễ-Tiểu Lễ-Tác chiến. Mỗi loại đều được kèm theo:Mũ, dây nịt, dây biểu chương, giày đã qui định. Trong các nghi thức chào kính, người quân nhân chỉ có các tư thế: Nghỉ-Thao diễn nghỉ – Nghiêm – Chào. (Không thấy ghi trong Huấn Thị Điều Hành ghi tư thế nào đem nón xuống cả trừ lúc rời hàng quân). Riêng về phần Quân Nhạc, sau mỗi lệnh của vị Sĩ Quan Chỉ Huy buổi lễ hô lên, bắt buộc phải có một điệu nhạc kèm theo. Riêng về kèn Phút Mặc Niệm và Kèn Truy Điệu có phần khác nhau:
- Phút mặc niệm thường dùng sau khi chào quốc kỳ tưởng nhớ chung cho quân đội lẫn dân sự.
- Kèn truy điệu thường dùng trong lễ hạ huyệt hay buổi lễ tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ Quốc như buổi lễ vào ban đêm trước Ngày Quân Lực 19-6 trước kia tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
- Khi ra đường, gặp đám tang, dân sự thường lấy nón xuống, cúi đầu trong lúc xe tang đi qua. Còn người lính, thường đứng nghiêm, chào theo quân đội. Nếu không, có thể coi mình là một người bình thường như mọi người, cầm nón, cúi đầu như mọi người, vì trong lúc đó mình không đứng trong hàng quân. Hiện nay, cùng tưởng niệm một ngày lễ trước kia, nhưng mỗi nơi đều khác nhau vì không nhớ chính xác nên thêm phần ý kiến cá nhân của mình cộng thêm hoàn cảnh không giống trước kia. Trước kia, các buổi lễ lớn đều có sĩ quan Phòng 3 Khối Quân Lễ Bộ TTM theo giám sát. Nếu có gì không rõ ràng hay vị chủ tọa buổi lễ đòi thi hành nghi lễ quá chức vụ mình được hưởng, vị sĩ quan này sẽ giải thích cho vị chủ tọa hiểu những nghi lễ nào mình được hưởng, cái nào không. Tôi xin đề cử một thí dụ sai lầm mà có thể ít người nhận ra và cũng không ai nghĩ có thể sai lầm như thế được. Khi làm lễ phủ cờ cho cựu Đại Tướng Cao văn Viên, những người trong toán chỉ huy buổi lễ hôm đó là cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân, một đơn vị chuyên về chào kính. Theo qui định chào cấp tướng như sau:
- Chuẩn Tướng – Thiếu Tướng: 1 lần nhạc Thượng Nghinh + Võ khúc [1]
- Trung Tướng: 2 lần Thượng Nghinh + Võ khúc [2]
- Đại Tướng: 3 lần Thượng Nghinh + Võ khúc. Nhưng trong buổi lễ, chỉ có 2 lần Thượng Nghinh + Võ khúc thôi. Có thể họ quên nên tưởng Võ khúc cũng là Thượng Nghinh. Vì thế nếu lùi lại khi chào Chuẩn Tướng hay Thiếu Tướng Thì chỉ có 1 lần Thượng Nghinh hoặc Võ Khúc không thôi. Sở dĩ tôi nhắc đến chuyện này vì một người chuyên về chào kính trước kia, qua thời gian quá lâu nên không nhớ nỗi. Còn những người trước kia cũng đã từng phụ trách về vấn đề chào kính thì không thể nào nhớ hết nỗi. Hiện nay, không tìm đau ra cuốn Huấn Thụ Điều Hành để mỗi lần thắc mắc mở ra xem. Vã lại có sai cũng không thay ai khiển trách. Khi ra hải ngoại, kỷ niệm những ngày lễ thời VNCH, chúng ta đều muốn tổ chức để gợi lại những kỷ niệm trong quân ngũ, nhưng hoàn cảnh hiện nay hoàn toàn khác xưa nên chúng ta không thể thực hiện giống như trước được. Vấn đề chính là trước kia trong một buổi lễ đều có 1 vị chủ tọa. Căn cứ vào cấp bậc và chức vụ, vị chủ tọa đó được hưởng nghi lễ như thế nào? Nhưng hiện nay, chúng ta thường làm lễ chào Quốc kỳ, không có ai chính thức là vị chủ tọa buổi lễ. Thời gian quá lâu, không còn dùng đến, vã lại trước kia, Quân nhạc chúng tôi toàn áp dụng đúng theo cuốn Huấn Thị Điều Hành nên không gặp khó khăn và đó cũng là cuốn cẩm nang giải quyết mọi vấn đề chúng tôi gặp phải khi công tác. Vì sao Bộ TTM thành lập Tiểu Đoành Danh Dự Liên Quân? Tiểu Đoàn Danh Dự Liên Quân thực sự quân số bộ binh, nhưng khi cần để chào kính, chia làm 4 Đại Đội với quân phục Đại Lễ: Nhảy Dù, TQLC, Hải quân, Không Quân và Đại Nhạc Đoàn Bộ TTM coi như 1 Đại Đội. Nghi thức chào kính được ấn định như sau: Nếu vị Chủ tọa buổi lễ:
- Cấp Tá Dàn chào súng: toán quân phục tác chiến Quân nhạc: 1 toán nhỏ hay 4 kèn Nhạc: Thứ Nghinh [1]
- Cấp Tướng: a- Chuẩn Tướng và Thiếu Tướng. (Nghi lể giống nhau) Dàn chào súng: Toán quân phục tác chiến hay Tiểu lễ Quân nhạc:Tiểu đội hay Trung đội tùy theo cấp độ quan trọng buổi lễ. Nhạc: 1 lần Thượng Nghinh + Võ khúc [1] b- Trung Tướng Dàn chào súng: cũng như trên Quân nhạc: cũng như trên Nhạc: 2 lần Thương Nghinh + Võ khúc [3] c- Đại Tướng. Dàn chào súng: 1 Đại Đội Bộ Binh( Dù – TQLC – KQ hay HQ tùy theo binh chủng của vị Chủ tọa) Quân nhạc: Gia giảm tùy theo sự quan trọng của buổi lễ Nhạc: 3 lần Thượng Nghinh + Võ khúc d- Thủ Tướng: Dàn chào súng: Đại Đội Liên Quân ( 4 Tiểu đội: ND – TQLC – KQ – HQ) Quân Nhạc: Toàn ban Nhạc: 4 lần Thượng Nghinh + Điệp khúc Quốc Thiều ( không có Võ khúc) e- Tổng Thống – Phó Tổng Thống Dàn chào súng: Tiểu Đoàn Liên Quân (4 Đại Đội: ND – TQLC – KQ – HQ) Quân Nhạc:Toàn ban Nhạc: 4 lần Thượng Nghinh + Toàn bản Quốc Thiều ( không có Võ khúc) f- Chủ Tịch Thượng Viện – Chủ Tịch Hạ Viện Dàn chào: Tiểu Đoàn Liên Quân Quân Nhạc: Toàn ban Nhạc: 4 lần Thượng Nghinh + Văn khúc (Thực tế Võ khúc và Văn khúc giống nhau, nhưng bên Quốc Hội không phải quân đội nên được gọi là Văn khúc). Riêng về phần nghi lễ dành cho Chuẩn tướng và Thiếu tướng giống nhau vì khi soạn thảo và đem ra áp dụng chưa có cấp bậc Chuẩn tướng. Đến khi Tướng Nguyễn Khánh lên cầm quyền mới có cấp bậc Chuẩn tướng.Nếu sửa đổi lại rất phiền phức nên giử nguyên. Trong phần Nghi lể, đôi khi gặp khó khăn vì sự đòi hỏi không đúng qui định. Nếu không có cuốn Huấn Thị Điều Hành trong tay, sẽ gặp rắc rối. Tôi còn nhớ trong một buổi lể mãn khóa Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, vị Chủ tọa hôm đó là Tổng Thống,còn Chỉ Huy Trưởng Trường CĐQP cấp bậc Trung tướng. Ông ra lệnh cho vị sĩ quan chỉ huy buổi lễ khi ông đến phải làm Lễ Nghi Quân Cách cấp Trung tướng đón ông ta. Vị sĩ quan chỉ huy buổi lễ cho biết nghi lể chỉ dành riêng cho vị chủ tọa thôi nhưng ông không chịu. Vì nếu làm nghi lể cho ông, nhưng ông có chức vụ cao hơn ông đến sau ông, đều phải làm nghi lể hết, như thế phần long trọng tiếp đón vị chủ tọa không còn nữa. Vị sĩ quan nghi lễ phải đến và cho ông xem về qui định của nghi lể. Ngoài vị chủ tọa, các vị quan khách chỉ được hưởng nhạc nghiêm và nhạc quân hành từ địa điểm xuống xe đến khán đài thôi, ông mới chịu.
- 2. Từ Nhạc Trưởng QNc Quốc Toản: Quân Nhạc QLVNCH hiện còn 2 người thâm niên công vụ hơn QToan nhiều,như: 1- Nhạc Trưởng QNc ĐU Lương Anh Cảnh – QNc Bộ TTM 2- Nhạc Trưởng QNc ĐU Nguyễn Đình Đồng – QNc Bộ TL Hải Quân.
- Một điều chắc chắn là, trong phần nghi lễ khai mạc một buổi đại lễ “Phút Mặc Niệm” luôn có bài Hồn Tử Sĩ [4], nếu dùng bài kèn Truy Điệu [5] là hòa toàn sai LNQC của QLVNCH.
- Kèn truy điệu chỉ dùng cho một “nghi thức nhỏ, riêng cho một nhân vật đã quá vãng, trong một Đại Lễ. Hoặc trong một nghi thức tiễn đưa một chiến sĩ vửa hy sinh.
- Thực tế, QNc chỉ có trách nhiệm chơi nhạc, chơi cho hay, chơi cho đúng, còn chơi bài gì, lúc nào….. là do Phòng 3 BTTM, hoặc phòng 3 SĐ ấn định. BCH QNc chỉ tuân hành làm đúng trách nhiệm.
- “Võ khúc” là gì [6] thỉ chỉ có các nhạc trưởng QNc biết, đặc biệt là các nhạc trưởng QNc học khóa Nhạc Trưởng đầu tiên, có thầy Lê Như Khôi dạy Lễ Nghi Quân Cách. Đây là “nhạc thương nghinh” với 2 thượng nghinh [1] (ngắn, giống nhau), đi liền với một câu nhạc dài. Câu nhạc dài này là “võ khúc” Nhạc thượng nghinh có 4 cấp. Mỗi cấp dành cho mỗi cấp bậc quân đội, hoặc các viên chức chính phủ như đã trình bày ở phần giải đáp ở trên của Nhạc Trưởng QNc Lương Anh Cảnh.
Các nhạc kèn thông dụng dùng trong Nghi lễ Quân đội:
- Kèn Nghiêm (Khi hô Nghiêm phải có kèn Nghiêm): http://www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/KenNghiem.mp3
- Kèn Thượng Kỳ: www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/KenThuongKy.mp3
- Kèn Khai Quan Hiệu và Bế Quan Hiệu: http://www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/KenKhaiBeQuanHieu.mp3
- [1] Thượng Nghinh (Cấp Tá): http://www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/ThuongNghinh.mp3
- [2] Thượng Nghinh Cấp 1 (Chuẩn Tướng và Thiếu Tướng): http://www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/ThuongNghinh_Cap1.mp3
- [3]: Nhạc Thượng Nghinh cấp 2 (Trung Tướng): http://www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/ThuongNghinh_Cap2.mp3
- [6] Nhạc Võ Khúc (Quân Đội) hay Văn Khúc (Dân Sự): http://www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/VO_KHUC_VANKHUC.mp3
- [4]: Nhạc Hồn Tử Sĩ: www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/NhacHonTuSi.mp3
- [5] Kèn Truy Điệu: www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/KenTruyDieu.mp3
- Kèn Phủ Cờ hay Hạ Huyệt: http://www.chienhuuvnch.com/KEN_NGHI_LE/PHUCO_HAHUYET.mp3Tham
Tham khảo thêm tài liệu của Nhạc Trưởng QNc Quốc Toản:
- “TỔ CHỨC MỘT ĐẠI LỄ CỦA QLVNCH”:
- TIỂU SỬ NGÀNH QUÂN NHẠC QLVNCH
- NGHI THỨC: PHỦ CỜ & TƯỞNG NIỆM
- ÔN LẠI MỘT CHÚT LỄ NGHI QUÂN CÁCH
- Cách Đeo Huy Chương QLVNCH
- HOA KỲ: CHÀO KIẾM (Sword Manual)
- MẶC ĐẠI LỄ CÓ NÊN MANG BẢNG TÊN HAY KHÔNG?
Share this:
- Subscribe Subscribed
- HẢI QUÂN VNCH Sign me up
- Already have a WordPress.com account? Log in now.
-
- HẢI QUÂN VNCH
- Customize
- Subscribe Subscribed
- Sign up
- Log in
- Copy shortlink
- Report this content
- View post in Reader
- Manage subscriptions
- Collapse this bar
Từ khóa » Dây Biểu Chương Vnch
-
Dây Biểu Chương đeo Thế Nào Cho đúng Cách - Bat Khuat
-
DÂY BIỂU CHƯƠNG - TQLC
-
Bảo Quốc Huân Chương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sài Gòn Xưa - Cách Thức (Protocol) đeo Các Loại Huy Chương...
-
Huy Chương Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Ppt Download
-
Viện Bảo Tàng Lịch Sữ VNCH - Printable Version - VietBest
-
Quân Phục, Cấp Hiệu, Huy Hiệu, Huy Chương Từ Quân Đội Quốc Gia ...
-
Dây Chiến Thắng, Dây Biểu Chương - Đăng Thương Fashion
-
Vì Sao Chính Quyền Việt Nam E Ngại Các Biểu Tượng VNCH? - BBC
-
TÌM HIỂU QUÂN PHỤC QUÂN LỰC VNCH - Chiêu Anh Quán
-
Vui Buon Voi Trau Dien Truong - TQLC
-
Sư đoàn 1 Bộ Binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Wiki Là Gì
-
HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA
-
Dương Văn Hùng, Người Phác Họa Những Huy Chương, Bằng ân ...
-
Những Anh Hùng QLVNCH
-
QUÂN - SU SUU - TAM - Sư Đoàn 9 BB