Ứng dụng
Chủ nhật, 29/04/2018, 14:52 PM Nghi thức thế phát xuất gia
Thích Đạt Ma Phổ Giác
Xuất gia không phải là sự chán đời, chạy trốn thế gian. Xuất gia không phải lánh nặng tìm nhẹ, ẩn dương nương Phật mượn đạo tạo đời. Xuất gia không phải vì cầu danh vọng, lợi lộc trong chốn thiền môn. Xuất gia chỉ vì con đường giác ngộ mà đức Phật và các bậc thầy tổ đã đi qua là con đường vững chải, an vui, có khả năng chuyển hoá, giúp chúng ta vượt thoát khỏi nhà lửa ba cõi và không còn bị dòng đời cuốn trôi.
Nam-mô mười phương Tam bảo tác đại chứng minh.O Nam-mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.O Nam-mô Bồ-tát Quán Thế Âm.O Nam-mô Phật hoàng Trần Nhân Tông.O
I. Nguyện hương Chúng con… Đốt nén tâm hương nguyện chí thành, Nhất tâm cung kính Phật Bồ-tát, Nguyện cầu Tam bảo thường gia hộ, Hạnh phúc bình an khắp muôn loài. Nam-mô Bồ-tát hương cúng dường.(3lần)OOO Chúng con ở đạo tràng (nêu tên chùa), cung kính quỳ trước chánh điện, tán dương công đức bậc thầy ba cõi, xưng tụng hồng danh bậc giác ngộ của muôn loài, thành kính làm lễ thế phát xuất gia cho thiện nam-tín nữ (đọc tên tuổi, pháp danh). Kính nguyện mười phương chư Phật và các vị Bồ-tát thương xót quang lâm chứng minh cho các thiện nam-tín nữ xuất gia hôm nay “tín tâm tăng trưởng, tinh tấn không dừng, dứt sạch não phiền, thoát vòng mê muội, văn tư tu thấm nhuần, giới định huệ viên mãn, thân tâm an lạc, hiện đời trở thành bậc rường cột cho Phật pháp. Nguyện cùng pháp giới chúng sinh đều chứng thành quả Phật.O Nam-mô hương cúng dường Bồ-tát.OOO(3 lần)
II. Ca ngợi Tam bảo Phật là đấng giác ngộ mình, Độ người thoát khỏi tử sinh bao đời, Từ bi, trí tuệ rạng ngời, Là thầy ba cõi trời người xưa nay. Pháp là phương thuốc diệu thay, Chữa lành bệnh khổ bao loài chúng sinh, Như vầng trăng sáng lung linh, Soi đường ra khỏi u minh mê mờ. Tăng là những bậc chân tu, Biết đời huyễn mộng, giả từ ra đi, Thấm nhuần trí tuệ, từ bi, Độ đời thoát khỏi tham ... si khổ sầu.OOO
III. Tán dương giáo pháp Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp Nay con nghe thấy xin trì tụng Nguyện hiểu chân Kinh nghĩa nhiệm mầu.
IV. Tán Phật Đại từ đại bi thương chúng sinh. Đại hỷ đại xả cứu muôn loài. Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm. Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.OOO -Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời thường trú trong mười phương.O(1 lạy) -Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả chánh pháp ba đời thường trú trong mười phương.O(1 lạy) -Nhất tâm đảnh lễ: Tất cả Hiền Thánh Tăng ba đời thường trú trong mười phương.OOO (1 lạy) Nam-mô khai pháp tạng Bồ-tát. OOO
IV. Kinh tám điều giác ngộ của hàng Bồ-tát Là người đệ tử Phật, ngày đêm nên chí thành, nhớ nghĩ và tư duy, về tám điều giác ngộ, của các bậc Bồ-tát. Điều giác ngộ thứ nhất: Thế gian vốn vô thường, cõi nước rất mong manh, bốn đại lại khổ không, năm ấm là vô ngã, luôn sinh diệt biến đổi, giả dối không có chủ, tâm là nguồn việc ác, thân là rừng nghiệp tội, nếu quán sát như thế, dần hồi lìa tử sinh. Điều giác ngộ thứ hai: Tham muốn nhiều là khổ, bao sinh tử nhọc nhằn, đều từ tham dục khởi, nếu ít muốn biết đủ, thân tâm được an lành. Điều giác ngộ thứ ba: Tâm nếu không thỏa mãn, chỉ lo việc tham cầu, sẽ tăng thêm tội ác, Bồ-tát hay quán xét, thường muốn ít biết đủ, vui cảnh nghèo giữ đạo, lấy trí tuệ làm đầu. Điều giác ngộ thứ tư: Lười biếng phải sa đọa, nên thường hành tinh tấn, để phá trừ phiền não, nhiếp phục bốn chúng ma, xa lìa chốn tối tăm. Điều giác ngộ thứ năm: Ngu si phải sinh tử, Bồ-tát thường nên nhớ, luôn học rộng nghe nhiều, để tăng trưởng trí tuệ, nhằm thành tựu biện tài, rồi đem niềm vui lớn, giáo hóa cho mọi người. Điều giác ngộ thứ sáu: Nghèo khổ hay oán giận, thường gieo nhiều tội lỗi, Bồ-tát luôn san sẻ, bình đẳng với mọi người, không nhớ đến quá khứ, không ghét bỏ một ai. Điều giác ngộ thứ bảy: Tham muốn rất tai hại, tuy thân ở thế gian, nhưng không nhiễm dục lạc, thường nhớ nghĩ ba y, bình bát và pháp khí, chí nguyện người tu hành, luôn giữ đạo trong sạch, thực hiện hạnh thanh tịnh, từ bi với muôn loài. Điều giác ngộ thứ tám: Sinh tử luôn thiêu đốt, khổ não vô cùng tận, nên phát tâm Bồ-đề, tu hành cầu giải thoát, độ hết thảy muôn loài, nguyện thay thế chúng sinh, gánh chịu nhiều đau khổ, khiến cho tất cả loài, đều bình an hạnh phúc. Tám điều nói trên đây, chư Phật và Bồ-tát, đã tự mình giác ngộ, nhờ tinh tấn hành trì, tu từ bi trí tuệ, nương theo thuyền Bát-nhã, mau đến bờ giải thoát, rồi giáo hóa thế gian, độ tất cả chúng sinh, đem tám điều giác ngộ, chỉ dạy cho mọi người, biết được sinh tử khổ, xa lìa năm dục lạc, tu theo Bát chính đạo. Này bốn chúng đệ tử, tư duy tám điều này, sẽ dễ dàng tỉnh giác, diệt được vô lượng tội, thẳng tiến quả Bồ-đề, mau thành tựu Phật pháp, xa lìa đường sinh tử, thường an nhiên thanh nhàn. Các giới tử quỳ cung kính, chấp tay trước ngực, hướng về Phật làm lễ sám hối)
V. Sám hối ba nghiệp Này các thiện nam-tín nữ hãy lắng nghe. Đức Phật dạy rằng cuộc đời chứa đầy đau khổ, từ vật chất đến tinh thần. Muốn thoát khỏi đau khổ không gì quý bằng con đường trở về nương tựa Phật Pháp Tăng, xuất gia với lý tưởng giác ngộ giải thoát, truyền bá lời Phật dạy để cứu độ chúng sinh. Trước khi phát nguyện trở thành người “xuất gia chân chính” tiếp nối công hạnh từ bi, trí tuệ của chư Phật, các con hãy thành tâm sám hối những lỗi lầm đã tạo ra trong quá khứ, cũng như trong hiện tại hết thảy đều được tiêu trừ và xin hứa không bao giờ tái phạm. (các giới tử nói theo) Con đã gây ra bao lầm lỗi, Khi nói, khi làm, khi tư duy, Đam mê, hờn giận và ngu si, Nay con cúi đầu xin sám hối. Một lòng con cầu Phật chứng tri. Bắt đầu hôm nay nguyện làm mới, Nguyện sống đêm ngày trong tỉnh giác, Nguyện không lặp lại lỗi lầm xưa. Nam-mô cầu sám hối Bồ-tát.OOO(3 lần)
VI. Lạy báo ân - Giới tử mang ơn cha mẹ sinh thành, cúi đầu kính lễ cha mẹ trong bảy đời.O - Giới tử mang ơn sư trưởng giáo huấn, cúi đầu kính lễ thầy tổ và Tăng bảo trong mười phương.O - Giới tử mang ơn các bậc thiện hữu tri thức giúp đỡ, cúi đầu kính lễ các bậc chân nhân trong mười phương.O - Giới tử mang ơn tổ quốc bảo hộ, cúi đầu kính lễ Tam Bảo trong mười phương.O (Giới tử chấp tay cung kính hướng về Tam Bảo nghe lời khai đạo của thầy Bổn sư)
VII. Thầy bổn sư khai đạo Giờ này đại chúng đã tập họp để chứng minh và hộ niệm cho các con trong lễ thế phát xuất gia, suốt đời tôn thờ Phật, Pháp, Tăng và sống một cuộc đời thanh bần vui đạo. Là người có duyên với đạo, các con đã thấy rõ được con đường của từ bi và trí tuệ, hướng đến giải thoát của đức Phật là con đường lý tưởng với giá trị đạo đức và tâm linh cao nhất, mà các bậc thầy tổ chúng ta đã tiếp bước đi theo. Hôm nay các con có chí nguyện noi theo con đường sáng suốt đó là phước lành rất lớn. “Thế phát xuất gia” là cạo bỏ mái tóc, từ bỏ đời sống gia đình, vĩnh viễn xa lìa đời sống tình ái của thế nhân, đi ngược lại dòng đời, nương theo thầy tổ để học hạnh nguyện của người thoát tục, lấy đời sống đạo đức và chánh pháp cao thượng làm người bạn đời, quyết tâm hướng đến con đường giác ngộ và giải thoát cho bản thân và tha nhân. Do đó, xuất gia không phải là sự chán đời, chạy trốn thế gian. Xuất gia không phải lánh nặng tìm nhẹ, ẩn dương nương Phật mượn đạo tạo đời. Xuất gia không phải vì cầu danh vọng, lợi lộc trong chốn thiền môn. Xuất gia chỉ vì con đường giác ngộ mà đức Phật và các bậc thầy tổ đã đi qua là con đường vững chải, an vui, có khả năng chuyển hoá, giúp chúng ta vượt thoát khỏi nhà lửa ba cõi và không còn bị dòng đời cuốn trôi. Các con là người đã từ vô lượng kiếp gieo trồng căn lành, nên nay gặp được duyên tốt, xuất gia học Phật, thực tập hạnh từ bi và trí tuệ. Hạnh nguyện cao cả ấy muốn được thành tựu, trước tiên phải giữ giới pháp trong sạch, sống đời đạo đức, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ. Nhờ vậy các con sẽ lần hồi vĩnh viễn xa lìa vô minh, vẫy chào luyến ái chấp thủ và dứt trừ sinh tử. Trước khi làm lễ thế phát, các con hãy nhiếp tâm lắng nghe thầy tuyên đọc ba điều phát nguyện xuất gia, rồi lập lại thật rõ ràng, như dấu ấn chân chính của các con. Có được như vậy thì lễ xuất gia hôm nay mới thật sự, có nhiều lợi lạc cho các con và tha nhân trong hiện tại và mai sau.
VIII. Ba điều phát nguyện xuất gia Điều phát nguyện thứ nhất: Ý thức được rằng xuất gia là lý tưởng sống theo hạnh nguyện xuất trần cao cả của các đức Phật và các bậc thầy tổ, con nguyện cắt bỏ hoàn toàn đời sống ái dục, trọn đời sống độc thân nhưng giữ giới hạnh trang nghiêm và thanh tịnh.O(1 lạy) Điều phát nguyện thứ hai: Ý thức được rằng xuất gia là con đường tu học và hành trì lâu dài, đòi hỏi đến lòng kiên nhẫn và nhiều nguyện lực, con nguyện vượt qua tất cả các thử thách và chướng duyên, không dễ duôi trong các khoái lạc giác quan, không đắm nhiễm thói đời, không chạy theo danh lợi thấp kém, không tham gia chính trị, không phản bội lại lý tưởng của Phật pháp, quyết chí đạt được giác ngộ và giải thoát.O(1 lạy) Điều phát nguyện thứ ba: Ý thức được rằng xuất gia là tiếp nối lý tưởng và sự nghiệp cứu độ chúng sinh của các đức Phật và các bậc thầy tổ, con nguyện làm lớn mạnh các đức tính từ bi, trí tuệ và không sợ hãi, sống bằng thái độ và hành động vị tha cao cả của các bậc Bồ-tát để hoàn thành chí nguyện xuất trần và nối gót con đường độ sinh của các bậc tiền bối.O(1 lạy)
IX. Làm lễ quán đảnh Giờ đây, theo truyền thống của các đức Phật, thầy rưới nước thanh lương và công đức lên đầu của các con, giúp cho thân tâm của các con được thanh tịnh, phiền não được tiêu trừ, trở thành những người hiền tài trong Phật pháp về sau. (Thị giả dâng khay đựng dụng cụ cạo tóc, chén nước trong và cành hoa nhỏ. Thầy Bổn sư cầm cành hoa nhúng vào chén nước, rưới lên mái tóc của giới tử, đồng thời đọc bài kệ sau đây với một giọng trầm hùng) Nước đạo chứa đầy tám công đức Rửa sạch trần cấu của muôn loài Đưa vào thế giới mầu Hoa tạng Chúng sinh siêu thoát không riêng ai. Nam-mô thanh lương Địa Bồ-tát. OOO(3 lần)
X. Xuống tóc giới tử (Thầy Bổn sư giải thích ý nghĩa của cạo tóc và để chỏm) Này các con, tóc trên đầu của các con tượng trưng cho phiền não nghiệp chướng, tích tập từ nhiều đời kiếp. Dưới sự chứng minh của Tam bảo, thầy cạo bỏ mái tóc của các con. Mong các con ghi nhớ sự kiện trọng đại trong ngày hôm nay, chuyên tâm tu hành để trút bỏ gánh nặng phiền não tham sân si đã gieo trong quá khứ và hiện tại. (Khi xướng bài kệ sau đây, thầy Bổn sư lấy dao cạo ba lát tóc trên đầu của giới tử) Bỏ đời, theo đạo giác ngộ Dứt ái, xa lìa người thân Xuất gia hoằng truyền Phật pháp Nguyện độ khắp cả thế nhân. Nam-mô ly cấu Địa Bồ-tát Ma-ha-tát.O(3 lần) (Đại chúng cùng đọc kệ xuống tóc, sau lời xướng của giới sư) Nay cạo bỏ mái tóc này Nguyện cho tất cả mọi loài Đồng dứt sạch hết não phiền Chứng ngộ Niết-bàn an vui. OOO(3 lần)
XI. Sách tấn giới tử (Thầy Bổn sư tuyên đọc pháp danh cho giới tử, giải thích ý nghĩa pháp danh và dòng truyền thừa trong đạo) Trong Kinh đức Phật dạy rằng: “sinh được làm thân người là khó, được gặp Phật Pháp Tăng lại càng khó hơn, được xuất gia với niềm tin chân chính, với lý tưởng giác ngộ và độ sinh lại càng khó hơn nữa.” Hôm nay các con hội đã đủ phước duyên này, chính thức trở thành người xuất gia, đi trên con đường giác ngộ của các đức Phật, các hàng Bồ-tát, và các thầy tổ đạo cao đức trọng. Các đức Phật, các hàng Bồ-tát và thầy tổ sẽ có mặt trong bước đường tu học và hành đạo của các con. Đại chúng cũng đã đem hết lòng thanh tịnh hộ niệm cho các con trong giờ phút hiện tại cũng như trong tương lai. Nhờ có duyên lành đời trước, nay các con được tướng “đầu tròn áo vuông.” Hãy chuyên cần học Phật pháp với tinh thần thực tập và ứng dụng. Hãy làm cho từng bước chân của mình ngày càng vững chải trên con đường vượt thoát trần lao, vượt qua sông mê biển khổ. Các con thường kính tin Tam Bảo, siêng học Kinh Luật Luận, từ bỏ tất cả các nghiệp xấu ác mà hay làm các việc lành và không sợ gian nan chướng ngại. Phải biết kính trên nhường dưới sống theo tinh thần lục hòa. Thầy bạn có dạy bảo điều hay lẽ phải, không nên chống trái mà phải vui vẻ làm theo. Khi vi phạm lỗi lầm thì phải mạnh dạn sám hối để không tái phạm trong tương lai. Tu hạnh buông xả, không chạy theo danh lợi và đời sống thế tục. Không lạm bàn việc xấu của người khác. Chỉ lo chuyên tâm tu tập, phát triển giới định huệ. Được như vậy là đóng ba đường ác, mở cửa muôn hạnh lành, đang từng bước đi trên con đường giác ngộ. Giờ đây, xin đại chúng nhất tâm niệm hồng danh Phật và Bồ-tát gia hộ cho giới thể của các giới tử được trọn vẹn và bất hoại. Các giới tử chấp tay trang nghiêm đồng niệm.
XII. Niệm Phật gia trì cho giới tử Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni.(3 lần)O Nam-mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát.(3 lần)O Nam-mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát.(3 lần)O Nam-mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ-tát.(3 lần)O Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ-tát.(3 lần)O Nam-mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát.(3 lần)OOO
XIII. Hồi hướng công đức Xuất gia công đức khôn tính kể Thắng phước vô biên đồng hướng về Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời Nguyện cả tội chướng thảy tiêu trừ Đời đời thường hành Bồ-tát đạo. Nguyện đem công đức tu hành này Chan rải mười phương khắp tất cả Đệ tử và chúng sinh Đều trọn thành Phật đạo.OOO
XIV. Đảnh lễ ba ngôi báu Con xin nương tựa Phật, Bậc Phước Trí Viên Thành, Cầu tất cả chúng sinh Giác ngộ, phát tâm lành. (1 lạy) O Con xin nương tựa Pháp, Nguồn tuệ giác, từ bi, Cầu tất cả chúng sinh Hiểu đạo, tỏ nguồn tâm. (1 lạy) O Con xin nương tựa Tăng, Đoàn thể sống an vui, Cầu tất cả chúng sinh Hòa hợp, thương mến nhau.(1 lạy)OOO
XV. Bốn lời thệ nguyện Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn Pháp môn vô lượng thệ nguyện học Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.OOO
Thích Đạt Ma Phổ Giác giới thiệu
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
- Tags:
- Nghi thức
- thế phát
- xuất gia
- tu hành
- lý tưởng
- giác ngộ
- đức phật
- bổn sư
- hoằng pháp
- phật pháp
Ý kiến của bạn
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
-
Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Quyển 6)
-
Kinh Bách Dụ: Đi thuyền làm rơi chén xuống biển
-
Kinh Chuyển Pháp luân (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)
-
Kinh Tứ thập nhị chương
-
Kinh Phật cho người tại gia: Sách cần có cho gia đình Phật tử
-
Bài Kinh về ngọn lửa
-
Kinh Lương Hoàng Sám (Quyển 6)
-
Thế nào gọi là Bồ tát thực tập từ ba-la-mật?
-
Bài kinh Di Giáo - Lời di huấn cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Niết Bàn
-
Lửa địa ngục
Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn
Ứng dụng
17:20 11/11/2018 Thiền Tâm từ (Mettā) không phải là một pháp thuật hay ma thuật mà có thể giúp người dân Hoa Kỳ có đời sống tinh thần lạc quan và tốt đẹp hơn nhưng không hề sử dụng bất kỳ sự đàn áp hay quyền lực nào. Thiền Tâm từ (Mettā) tịnh hóa trái tim và tâm trí của người thực hành bằng sự kiên nhẫn.
Sử dụng của cải một cách hợp lý
Ứng dụng
16:49 11/11/2018 Đối với đa số, một người, một cộng đồng hay một quốc gia, giàu có có nghĩa là 'giàu có' trong ý nghĩa có nhiều tài sản hay tiền bạc do sự đạt được từ vật chất. Nghĩa chữ của cải nguyên thủy là trạng thái hạnh phúc. Khối cộng đồng thịnh vượng mang ý nghĩa ấy. Nhưng bây giờ người ta sử dụng danh từ này vào ý nghĩa tài sản thường để khuyếch trương phúc lợi vật chất hơn là mở mang trạng thái tinh thần.
Tu hành là tìm lại bản lai diện mục...
Ứng dụng
15:55 30/10/2018 Tu đạo là vì giải thoát, không bị chìm đắm trong luân hồi. Coi bạn có thể tu đến chỗ "Ngũ Uẩn" sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều "Không" chăng?
Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ
Ứng dụng
21:53 26/10/2018 Vô thường là không có gì thường hằng, tồn tại mãi mà phải thay đổi. Đổi thay từ hình thức đến nội dung, từ vật chất cho đến tinh thần, từ hiện tượng cho đến bản chất.
Xem thêm
Tin đọc nhiều nhất
1
Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng
2
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
3
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
4
Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú
5
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
6
Khái quát đầy đủ nhất về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
7
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Tin chọn lọc
Làm thế nào để thực hành tâm từ (Mettā) khi gặp khó khăn
Quán niệm vô thường để xả ly, buông bỏ
Thờ Phật, lạy Phật, cúng Phật: Những điều cần biết
Vượt qua lạc thú trần tục
Nhẹ gánh lo âu
Đạo Phật - lẽ sống thường nhiên
Từ điển Phật giáo
Tìm kiếm
Dữ liệu Phật giáo
- Đức Phật
- Tự Điển
- Giáo hội