Ý Nghĩa Xuống Tóc - THIỀN - Sung Nghiem Zen Center

  • TRANG NHÀ
  • THÀNH PHẦN
  • THIỀN
  • SINH HOẠT
  • HÌNH ẢNH
  • LIÊN LẠC
  • ENGLISH
Search
  • TRANG NHÀ
  • THÀNH PHẦN
  • THIỀN
  • SINH HOẠT
  • HÌNH ẢNH
  • LIÊN LẠC
  • ENGLISH
  • TRANG NHÀ
  • Vietnamese
  • THIỀN
TÌM SearchTÌM TÁC GIẢ ĐNPST
  • Đ
  • Đỗ Đình Đồng dịch
  • N
  • Nguyễn Thị Mắt Nâu
  • P
  • Phillip Kapleau
  • S
  • Sư Chân Thiền
  • T
  • Thanh Diệu Đức
  • Thanh Tịnh Liên
  • Thích Nữ Chân Thiền
  • Thiền Sư Hakuin
  • Trịnh Gia Mỹ
KHÁCH THĂM VIẾNG100,000 TrướcSauÝ Nghĩa Xuống Tóc14/03/201701:20(Xem: 27040) Trung Tâm Thiền
  • Khai Thị Tam Quy
  • Khai Thị Hương Linh
  • Ý Nghĩa Xuống Tóc
  • Mừng Phật Đản Sinh
  • Ý Nghĩa Lễ Mộc Dục
  • Đóa Hoa Cài Áo

Ý NGHĨA XUỐNG TÓC

Thường thì ai cũng nghĩ rằng xuống tóc đi tu, thề nguyện theo chân Đức Phật để phụng sự Phật Pháp, phụng sự chúng sinh suốt đời mình. Ý nghĩa đó cũng đã là tuyệt vời, cao quý lắm rồi. Nhưng nếu suy tư sâu xa hơn, thì xuống tóc là thề xả bỏ Thân mà xả Thân cũng là xả Tâm vì Thân Tâm không rời nhau được. Thì Thân Tâm là một nên phải nói rằng:“Xuống tóc là thề xả bỏ thân tâm”Thường thì cái Tâm luôn luôn làm chủ cái Thân, vì Tâm muốn xả nên Thân mới đồng ý chịu làm.Nghĩa xả bỏ ở đây không có nghĩa là đem thân Tâm này quăng bỏ đi, mà mục đích chỉ là buông bỏ vọng tâm giả này, là buông bỏ Thân Tâm vô minh phiền não để trở về với cái chân tâm trường tồn, tự tính vốn sẵn có của chúng ta là mục đích tối thượng, mục đích giải thoát sinh tử cho mình và cho toàn thể chúng sinh.Muốn hiểu được chân lý siêu việt và thực hành mục đích tuyệt vời ấy, thì chúng ta cũng phải có Tâm chân thành, can đảm, không quản gian nan để tiến tới mục đích này. Bởi thế cho nên chúng ta mới phải tự mình phát nguyện, tự mình thề bồi một cách dũng mãnh, chứng minh bằng một hành động xuống tóc, thề xả bỏ Thân Tâm này để xuất gia tu hành và sống một cuộc sống của một tu sĩ khác đời.Vậy thế nào là buông bỏ Tâm? Buông xả Tâm là buông vọng Tâm vô minh, buông cái Tâm Thức luôn phân biệt nhị biên: Có không, thật giả, xấu tốt, sang hèn, sinh tử. Cái tâm phân biệt này nó làm chúng ta chấp có thật ta, có thật người, có thật ngoại cảnh, sự chấp trước có thật này vô cùng kiên cố. Rồi từ cái chấp thật kiên cố này, nó nẩy ra những ý niệm tư lợi riêng tư cho bản thân, cho tự ngã và cứ như thế mà thêm mọi ý niệm, vọng tưởng trùng trùng, điệp điệp: Nào yêu ghét, nào tị hiềm, nào tranh đua, ghen ghét, tham lam, sân hận, ích kỷ…v…v…Mọi vọng tưởng này đều do nguyên nhân của Tâm vô minh mà ra cả. Nhưng Tâm vô minh, niệm vọng tưởng này đều không có xứ sở, nó không thật có mà chỉ như mộng, như huyễn hóa, như đám mây mù mà thôi; nên chúng ta tạm gọi nó là: “Thân Tâm huyễn hóa”; đã hiểu nó là Thân Tâm huyễn hóa, không thật thì chúng ta có buông bỏ nó đi thì cũng có gì đáng luyến tiếc và sợ hãi? Tuy nhiên xin nhắc lại như trên, nghĩa buông bỏ ở đây, không phải đem vứt bỏ đi cái thân tâm này, mà mục đích chỉ là làm sao cho chúng ta hiểu rốt ráo về lý sự của Thân Tâm mình, để không chấp thật vào nó mà thôi, chứ thực ra chúng ta vẫn phải dùng nó để mà tu hành, vì vẫn ngay Thân Tâm này mà chúng ta sẽ nhận ra Pháp Thân, nhận ra Tự Tính nghĩa là Giác Ngộ.Bây giờ nói đến xả Thân:Thế nào là buông xả Thân?Chúng ta cũng nên hiểu rằng mọi sự, mọi vật, mọi hình tướng, mọi Pháp và ngay thân ta, tất cả đều là thể Không, duyên hợp giả có.- Bằng Nhục Nhãn, chúng ta nhìn: Phần bên ngoài, thân chúng ta có hình tướng, nhưng thực ra chỉ là duyên giả hợp bởi tứ đại: Đất, Nước, Gió, Lửa.- Bằng Tuệ Nhãn, chúng ta nhìn phần trong: Tâm chúng ta không có hình tướng, thì cũng vậy, thể của nó vốn là không, duyên hợp giả có nhưng Không ở đây có nghĩa là tính Không (chỉ vì một niệm vô minh khởi lên là “Cái Nhân Không” tạo nên cái vọng tưởng phân biệt “là cái duyên giả có hợp lại”, đã gọi là vọng thì chỉ như huyễn mộng thôi).Xin nhấn mạnh, khi một niệm vô minh khởi lên, rồi theo niệm ấy mà trước cảnh sinh Tâm, chấp thật có ngã, thật có Pháp, và cũng tự nó tạo Tâm Thức phân biệt, vô tình nó đã đem “Trí” chuyển thành “Thức”.Để tóm tắt và nhắc lại: Thân Tâm chúng ta huyễn vọng từ ngoài vào trong nó duyên giả hợp bởi thất đại: Đất, Nước, Gió, Lửa, Không, Kiến và Thức, cho nên chúng ta tạm gọi nó là “Thân Tâm Huyễn Hóa” không thật có, nhưng chúng ta vẫn phải dùng thân huyễn hóa, tức thân người này, vì chỉ có thân người mới có đầy đủ sáu căn: mắt, mũi, lưỡi, thân, ý; mà có đủ sáu căn thì tu hành mới có thể nhận ra Tự Tính, tức là Giác Ngộ. Khi Giác Ngộ thì cái thân huyễn hóa này tự động nó chuyển “Thất Đại” thành “Thất Bảo”, tức là chuyển toàn “Thức” thành toàn “Trí Tuệ”. Giờ phút này gọi là trở về nguồn. Thực ra mà nói thì từ vô thủy thân tâm này vốn là toàn “Trí Tuệ”, chỉ vì nhất niệm vô minh khởi dậy nên tự nó chuyển toàn “Trí” thành toàn “Thức” mà thôi. Khi tỉnh ngộ, vô minh chịu buông bỏ, thì là Trí Tuệ hiển bày chứ có gì mà gọi là đi đâu và về đâu?Để kết luận, khi đã hiểu rốt ráo về giáo lý của Đức Phật, chỉ rõ nguyên nhân vô minh tạo nên phiền não sinh tử, và chúng ta cũng đã hiểu rõ thân tâm của chúng ta là giả hợp, không thật thì chúng ta còn sợ gì mà không dám buông bỏ nó, để trở về với Vầng Trăng Trí Tuệ, Phật Tính sẵn có, luôn thanh tịnh, sáng ngời và trường tồn của chúng ta. Đó là mục đích của sự tu hành đã thành tựu, lúc này hành giả đã tự động trả được hiếu, trả được ân từ vô thủy đến nay, và mọi tội lỗi từ vô thủy cũng đều tự động tiêu tan. Thật là trọn vẹn ơn nghĩa với muôn loài, muôn vật và toàn vũ trụ. Đây là lúc lý sự tròn nhất, Đạo Đời Nhất Như và cũng là trọn vẹn ý nghĩa của mục đích xuống tóc. “Lễ Xuống Tóc” Thiền Viện Sùng NghiêmTrướcSauCopyright © 2024 thienviensungnghiem.org All rights reserved VNVN SystemĐồng ýChúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.

Từ khóa » Nghi Lễ Xuống Tóc