Nghi Thức Và ý Nghĩa Cầu Siêu Trong đạo Cao Đài.

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

TÒA THÁNH TÂY NINH

HƯƠNG ĐẠO FLORIDA

TRANG CHÍNH

NỘI QUY

ĐẠO HỌC LUẬN

GÓC NHÌN

VĂN HỌC NGHỆ THUẬT

THƯ TÍN

TIN TỨC SỰ KIỆN XÃ HỘI

LIÊN LẠC

E-MAIL

NGHI THỨC VÀ Ý NGHĨA CẦU SIÊU

TRONG ĐẠO CAO ĐÀI

Thiên Vân

NGHI THỨC:

Tất cả tang quyến của người chết (Vợ hoặc chồng, con, dâu, rể và các cháu), càng đông càng tốt, đều đến trước Bàn vong quì thẳng, lớn trước nhỏ sau, tay bắt Ấn Tý để làm lễ cầu siêu cho Chơn linh người mất.

Chức Sắc, Chức Việc, đồng nhi và toàn Đạo nam nữ đến dự lễ cầu siêu cho vị Đạo hữu (Ăn chay 10) đều đứng hai bên, tay cũng bắt Ấn Tý cùng đọc bài Kinh Cầu Siêu (Đầu vọng bái Tây Phương Phật Tổ), đọc xen với bài Kinh Khi Đã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi Thiên tào). Đọc ba lần, khi dứt niệm câu chú Thầy ba lần.

Theo lời chú giải của Hội Thánh, sở dĩ tụng bài Kinh Cầu Siêu rồi còn phải tụng xen bài Kinh Khi Đã Chết là vì sợ e cho vong hồn hoặc là người không tu mà Hội Thánh mới độ hồn, hoặc Đạo hữu mới phạm thệ mà đi xuống cõi Phong đô, nên trước phải tụng bài Kinh Cầu Siêu hầu cho vong hồn hồi dương đặng rồi tụng tiếp bài Kinh Khi Đã Chết Rồi đặng vong hồn được hưởng phép siêu thăng Tịnh độ.

Ý NGHĨA:

Nghi lễ Cầu Siêu của Đạo Cao Đài cần rất nhiều người Đạo càng đông càng tốt, có lòng tự nguyện và chí thành cùng với Tang gia hiếu quyến (con cháu) nhứt tâm cùng tụng đọc bài Kinh Cầu Siêu nhằm để cầu xin Chí Tôn, Phật Mẫu và các Đấng Thiêng liêng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thất Nương Diêu Trì Cung ân xá cho vong hồn người chết được siêu thăng thoát hóa.

Ngày xưa, khi Đức Hộ Pháp dự đám tang, dự lễ Cầu siêu, Ngài thấy có nhiều người không đọc Kinh. Sau đó Ngài giảng giải ý nghĩa Kinh Cầu Siêu, sự mầu nhiệm của bài Kinh Cầu Siêu và sự huyền diệu của việc Cầu siêu. Và dặn mọi người phải đọc một cách thành tâm khi dự đám.

Đức Hộ Pháp dạy:

“Mỗi khi Kinh được đọc thì âm thanh sẽ vang ra, mỗi người một âm thanh, tức một người phát ra một điển lực. Nhờ đó Chơn linh người chết, nếu hợp với điễn lực đó, họ sẽ nương nhờ vào mà giải trừ oan nghiệt và tội lỗi vì người chết và tất cả những người có mặt nơi đám, biết đâu trong vô lượng kiếp trước, giữa họ và ta đã từng là người chí thân hoặc đầy dẫy oan nghiệt, tội tình, mà người chết và ta chưa từng gặp mặt nhau.

Nơi cửa Đạo Cao Đài này, ta không biết họ là ai, ta thành tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng ân xá và tha thứ tội tình cho họ được siêu thăng thoát hóa. Còn đối với riêng ta, ta cũng tha thứ cho họ nữa. Được như thế, lần hồi cái nợ nần, oan nghiệt, trái chủ của ta, của họ và của mọi người sẽ tự tiêu tan, kết thúc. Cho đến một ngày nào, đến khi ta thoát xác, các bạn của ta cũng tha thứ cho ta, như ta đã làm hôm nay cho những người đã qui liễu. Cái ý nghĩa này, mọi người nên biết, để khi dự lễ Cầu siêu lại đừng quên đọc Kinh với lòng cầu nguyện chân thành cho người thân yêu mong đợi”.

Đức Ngài còn cho biết thêm:

“Người chết, chơn hồn còn vấn vương, lảng vảng nơi đây. Nếu trong số người dự lễ Cầu siêu có được những bậc chơn tu, đạo đức đến cầu nguyện hoặc những bậc có cấp bậc trong Tôn giáo đến cầu nguyện càng có lợi cho người chết, vì lời cầu nguyện ấy sẽ nâng đỡ linh hồn họ. Còn riêng những người Đạo, cũng có người đức độ lớn, giữ Đạo tốt đến cầu nguyện tất ảnh hưởng tới vong linh người mất”.

Vong linh người chết được những tư tưởng, điển lành của mọi người đến dự lễ Cầu siêu phát ra ắt sẽ hưởng được ân huệ. Vì vậy mà Đức Hộ Pháp khuyên chúng ta nên siêng năng đi đám vừa có lợi cho người, vừa có lợi cho mình.

Ngoài ra, trong quyển “Thiên Đạo”, Nguyễn Trung Hậu và Phan Trường Mạnh có nói đến sự tác dụng của Kinh Cầu siêu như sau:

“Kinh Cầu Siêu rất linh nghiệm vì mỗi tiếng tụng lên vốn có sức rung động huyền diệu vô cùng. Sức rung động ấy, hiệp với sức tư tưởng mạnh mẽ và thành kỉnh của người tụng kinh gây thành một mảnh lực phi thường đánh tan Chơn thần của âm nhơn, giúp cho họ mau giải thoát đau khổ và hình phạt Thiêng Liêng đặng đi đầu thai sớm được”.

Thực hiện lễ Cầu siêu là nhằm cầu xin Ơn Trên cứu giúp phần nào cho vong linh người chết được nhẹ nhàng, vì nó còn tùy thuộc vào nghiệp quả nặng nhẹ mà kiếp sinh người chết đã gây tạo.

Nhưng sự siêu thoát của cha mẹ ông bà có thể trợ giúp bằng việc làm của con cháu. Nếu con cháu biết lo tu hành, lập công bồi đức để có thừa âm chất mà đem hiến dâng cho cha mẹ ông bà thì những Chơn linh này có thể được nhẹ nhàng trở về ngôi xưa vị cũ.

Trong Kinh Tụng Cha Mẹ Đã Qui Liễu có câu:

Thong dong cõi thọ nương hồn,

CHỜ CON LẬP ĐỨC giúp huờn ngôi xưa.

Tại sao chỉ có con cháu mới có thể cứu ông bà và cha mẹ? Chúng ta biết, khi một người thác sinh vào một dòng họ nào đều do nhân quả trả vay mà đầu kiếp vào dòng họ đó, nên giữa ông bà, cha mẹ và con cháu có mối dây ràng buộc về oan trái lẫn nhau. Vì thế, những tội lỗi do mình gây ra thì Tổ tiên, cha mẹ phải gánh chịu; còn công đức do mình tạo ra thì Cửu Huyền đều thọ hưởng. Thánh giáo Đức Chí Tôn dạy: “Một người giữ tròn đạo hạnh thì cứu đặng Thất Tổ Cửu Huyền, vậy có đáng quí báu chăng?”.

Biết vậy, bổn phận con cháu, khi ông bà, cha mẹ chết, lúc còn trong tang phải thành tâm tụng niệm Di Lặc Chơn Kinh để cầu nguyện các Đấng Thiêng Liêng độ rỗi cho Chơn linh họ được siêu thoát, rồi sau đó lo tu thân hành Đạo, tạo lập công đức độ rỗi Cửu Huyền và dành phước huệ lại cho con cháu thọ hưởng.

Theo chánh pháp Cao Đài, Di Lặc Chơn Kinh là bài kinh do Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật giáng cơ ban cho chúng sanh trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, là một bài kinh rất thiêng liêng và rất huyền diệu, tụng lên có thể cầu chư Phật siêu độ cho Chơn linh, cứu thoát được tam tai, giải trừ được tật bịnh…

Căn cứ nội dung bài kinh, chúng ta thấy ở mỗi từng Trời (Hỗn Ngươn Thiên, Hội Ngươn Thiên, Hư Vô Thiên…) chư Phật đều có nhiệm vụ đi dạo khắp cõi Ta Bà Thế Giái độ hết các Chơn linh để được trở về với ngôi vị Phật (…Năng du Ta Bà Thế giái độ tận Vạn linh đắc qui Phật vị). Trong từng Hội Ngươn Thiên, Đức Di Lặc Vương Phật có hứa: “Nếu có chúng sanh nào nghe biết lời của Ta, thì nên tìm cách thoát khỏi nghiệp chướng, bằng cách niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, tùng theo những điều khoản luật pháp của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thì ắt được giải thoát khỏi luân hồi, mà đạt được con đường Chánh Đẳng chánh Giác, đó là chứng quả vị nơi cõi Cực Lạc Niết Bàn” (Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng tùng thị Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ, tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn).

Chính do lời Phật giáng cơ ký hứa, nên Di Lặc Chơn Kinh là bài kinh rất mầu nhiệm mà tất cả chúng sanh trong Đạo Cao Đài nên siêng năng tụng đọc. Càng tụng niệm nhiều chừng nào thì có lợi cho Chơn linh người quá cố, hay Cửu Huyền nhiều chừng nấy.

Như vậy, trong những tang lễ hay tuần cửu tang quyến nên chay lạt mà tụng niệm nhiều chừng nào tốt chừng nấy.

Hằng đêm sau khi cúng thời xong nên tụng Di Lặc Chơn Kinh và Kinh Cứu Khổ.

19/10/2015

(Thiên Vân).

THƯ GIÃN

THÔNG TIN CHÚC MỪNG

PHÂN ƯU

KINH SÁCH VĂN BẢN

KỸ THUẬT

Y HỌC THƯỞNG THỨC

XEM VIDEOS

NGHE BÀI AUDIO

PHOTO ALBUMS

QUAN ĐIỂM

BÀI VIẾT MỚI

You're visitor # Hương Đạo Florida Copyright © 2013-2014 HUONGDAOFLORIDA.COM. All Right Reserved. Site designed by Muoi Huynh and Thanh Le and hosted by Godady.com

www.huongdaoflorida.com Address: 441 E Parkman Street- Plant City, FL 000000000

Tel: 000-000-0000

Từ khóa » Bài Kinh Cầu Siêu đạo Cao đài