Nghĩa Của Câu - Củng Cố Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
I. Hai thành phần nghĩa của câu
1. So sánh hai câu trong từng cặp dưới đây:
a). Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. (Chí Phèo, Nam Cao).
a1). Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
b) Nếu tôi nói thì chắc chắn người ta cũng bằng lòng… (Số đỏ, Vũ Trọng Phụng).
b1). Nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng…
– Ở cặp a/a1, cả hai câu đều nói đến sự việc Chí Phèo có một thời ao ước có một gia đình nho nhỏ. Nhưng câu a kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc (hình như), còn câu a1 chỉ đề cập đơn thuần đến một sự việc như nó đã xảy ra.
– Ở cặp b/b1, cả hai câu đều đề cập đến sự việc “người ta cũng bằng lòng” (Nếu tôi nói), nhưng câu b bộc lộ sự tin tưởng cao vào việc xảy ra sự việc, câu b1 bày tỏ sự nhìn nhận và thái độ đánh giá bình thường.
2. Từ sự so sánh có thể nhận định:
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.
- Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.
II. Nghĩa sự việc
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
- Một số biểu hiện của nghĩa sự việc:
+ Biểu hiện hành động.
+ Biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm.
+ Biểu hiện quá trình.
+ Biểu hiện tư thế.
+ Biểu hiện sự tồn tại.
+ Biểu hiện quan hệ.
- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.
III. Nghĩa tình thái
1. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu.
- Là sự khẳng định tính chân thật của sự việc.
- Là sự phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
- Là sự đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.
- Là sự đánh giá sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.
- Là sự khẳng định tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.
2. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe.
- Nhé?Nhỉ? Tình cảm thân mật, gần gũi.
- Kệ mày: Thái độ bực tức, hách dịch.
- Bẩm: Thái độ kính cẩn.
Nghĩa tình thái thể hiện thái độ (tình cảm), sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe. Nó có thể bộc lộ riêng qua các từ ngữ, xưng hô, tình thái trong câu.
Từ khóa » Thành Phần Nghĩa Của Câu Là Gì
-
Nghĩa Của Câu Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nghĩa Của Câu - Ngữ Văn Lớp 11 - Baitap123
-
Nghĩa Của Câu Là Gì? - Thư Viện Khoa Học
-
Thành Phần Nghĩa Của Câu - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nghĩa Của Câu - Ngữ Văn Lớp 11
-
Bài Học: Nghĩa Của Câu - Giỏi Văn
-
Thành Phần Của Câu: Phân Loại Câu - Ví Dụ - Giang Béc
-
Các Thành Phần Chính Của Câu
-
Soạn Văn Nghĩa Của Câu Lớp 11 đầy đủ Nhất - Hocvan12
-
Soạn Bài Nghĩa Của Câu - I Hai Thành Phần Nghĩa Của Câu - Học Tốt
-
NGHĨA CỦA CÂU - Giao An Ngu Van 11
-
Thành Phần Phụ Của Câu Là Gì
-
Hướng Dẫn đọc Hiểu Và Phân Tích Nghĩa Của Câu-Ngữ Văn 11