Nghĩa Của Tiếng Việt: “Nhũn Như Con Chi Chi” - day

Văn & Chữ

Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi” 04. 04. 15 - 7:39 am

Cùng học tiếng Việt

Tiếng Việt có thành ngữ “Nhũn như con Chi Chi”. Nhiều người không biết con Chi Chi là con gì, đặc biệt là những người không sống ở miền Bắc hay không chơi bài tổ tôm hoặc dạng biến thể đơn giản của tổ tôm là bài chắn.

Chơi bài tổ tôm, tranh khắc dân gian Việt Nam

Bài tổ tôm khá phức tạp, do đó ngày xưa thường chỉ giới có học là chơi nhiều. Bộ bài này gồm 3 chất Văn, Sách và Vạn, đánh số từ 1 tới 9, ngoài ra còn 1 chất đặc biệt gọi là Yêu, gồm 3 con bài: con Chi Chi, con Ông Cụ và con Thang Thang. Con Chi Chi thuộc chất Yêu nên (hình như) có thể bị con nào đè cũng được, do đó nó bị gọi là nhũn. (Mình không rành bài Tổ Tôm nên ai rành hơn có thể vào dạy mình 🙂

Con chi chi

Cạnh đó, còn có vài chữ khác có gốc từ tổ tôm ra như chữ cửu vạn, hay con 9 Vạn, vốn có hình một ông đang khiêng đồ, cho nên người ta gọi những người làm nghề bốc vác là cửu vạn. 

Con 9 vạn

Gàn bát sách cũng là một chữ ở miền Bắc hay dùng, con 8 Sách có hình một bà ngồi hút thuốc nên có lẽ nhìn gàn gàn chăng?

Con bát sách

Ngoài ra, còn có thuật ngữ cạ, nghĩa là hai con cùng số khác chất. Từ đó, có từ hợp cạ với lại cạ cứng, chỉ bạn thân BFF (Best Friends Forever) gì đó mà các bạn báo teen hay dùng.

Cái kỳ lạ của tổ tôm là loại bài này chủ yếu chỉ có người Việt chơi, thế mà hình minh họa toàn là hình người Nhật mặc đồ thời kỳ Edo, tàu bè, thành quách cũng toàn Nhật, trong khi người Nhật thì chẳng hề biết bài tổ tôm là cái gì. Cách lý giải đoán mò là người sáng chế ra tổ tôm có lẽ kiếm được đâu ra một bộ khuôn in hình Nhật nên dùng luôn.

Một số cây bài tổ tôm

Nếu đã đọc truyện Đôrêmon bản 1996, thì có thể các bạn còn nhớ có tập Chai-en tìm được một con vật hiếm gọi là con chi chi, nhìn nửa giống con rắn, nửa giống con giun. Ngày xưa nhờ đọc truyện Đôrêmon nên hồi bé mình toàn tưởng con chi chi là từ truyện Đôrêmon ra. Thật ra đó là do cụ dịch giả đã Việt hóa, chứ đúng truyện gốc nó là con Tsuchinoko. Con Tsuchi được biến thành con chi chi cho nó dân dã. (Còn con chi chi trong truyện Dragon Ball thì hoàn toàn không liên quan)

Con chi chi trong Đôrêmôn

 *

Các bạn xem thêm về các từ khác ở FB Cùng học tiếng Việt nhé

*

Cùng học tiếng Việt:

- Nghĩa của tiếng Việt: Đỗ và Đậu. Chưng và Chưng cất

- Nghĩa của tiếng Việt: Phù tang và Câu lạc bộ

- Nghĩa của tiếng Việt: Trẩy và Nhặt

- Nghĩa của tiếng Việt: “Khinh” và “Mọn”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Nhũn như con chi chi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Muông” và “Mân côi”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Ngoan” và “Thực dân”

- Nghĩa của tiếng Việt: “Tang bồng” và “Con ghệ”

- Nghĩa của tiếng Việt: Cam và Khổ và Hợp chúng quốc

- Nghĩa của tiếng Việt: Chữ “mặc” – mực vẽ, im lặng và bom nguyên tử

- Nghĩa của tiếng Việt 10: Chim nhạn – Hãy trả lại tên cho ngỗng

- Nghĩa của tiếng Việt: Lạp là hạt, là chạp, là sáp…

- Nghĩa của tiếng Việt: Dày thế mà gọi là “tiểu thuyết”? Bò bía nghĩa là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Chiêm tinh với thiên văn, can đảm với gan ruột

- Nghĩa của tiếng Việt: vì đâu nên “tá”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cứu cánh –do ta dùng sai chứ không ai cứu ai cả

- Nghĩa của tiếng Việt: Gác – từ trên lầu đến xưng hô lễ phép

- Nghĩa của tiếng Việt: “dâm bụt” hay “râm bụt”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Điền kinh nghĩa là gì? Việt dã nghĩa là sao?

- Nghĩa của tiếng Việt: “Băng” – từ nước đá cho tới chuyện cưới hỏi

- Nghĩa của tiếng Việt: Đào xuống rễ mà tìm chữ căn

- Nghĩa của tiếng Việt: chữ “hộ” giúp đỡ, chữ “hộ” cửa nẻo

- Nghĩa của tiếng Việt: Tam Bành – ba con ma của Đạo giáo làm người ta nổi giận

- Nghĩa của tiếng Việt: Lãnh cổ áo, lãnh thời tiết

- Nghĩa của tiếng Việt: Tằm-tang-tơ, bộ ba nối kết Đông-Tây

- Nghĩa của tiếng Việt: Vì sao lại gọi là nhiễm sắc thể?

- Nghĩa của tiếng Việt: Cộng hòa là thế nào? Đại Chủng viện là nơi làm gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: bánh trưng hay bánh chưng?

- Nghĩa của tiếng Việt: Nguyên là gì, tiêu là gì, và Nguyên Tiêu là gì?

- Nghĩa của tiếng Việt: Đồng hồ – nhỏ nước trước rồi mới hiện đại sau

- Nghĩa của tiếng Việt: Có phải cứ có vua thì gọi là “phong kiến”?

- Nghĩa của tiếng Việt: Hoàng, Đế, Vương, Vua, xưng gì thì cũng là.. vua

- Nghĩa của tiếng Việt: từ cắm (hoa) cho tới sáp nhập

- Nghĩa của tiếng Việt: Tên các nguyên tố hóa học trong tiếng Việt

Chia sẻ: Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter Chia sẻ lên Google Chia sẻ lên yahoo Chia sẻ lên LinkHay.com Chia sẻ lên Zing Gửi bình luận In trang này

Ý kiến - Thảo luận

19:33 Saturday,10.12.2016 Đăng bởi: Nguyễn Trọng Tấn Con chi chi trên hình nghĩa là "tự tay bóp (cái ấy ấy)" mình thấy khi cái "ấy ấy" đã bị người ta nắm lấy làm sao không nhũn ra được. Do vậy mới có câu nhũn như con chi chi đó bạn....xem tiếp 19:33 Saturday,10.12.2016 Đăng bởi: Nguyễn Trọng Tấn Con chi chi trên hình nghĩa là "tự tay bóp (cái ấy ấy)" mình thấy khi cái "ấy ấy" đã bị người ta nắm lấy làm sao không nhũn ra được. Do vậy mới có câu nhũn như con chi chi đó bạn. 1:44 Sunday,5.4.2015 Đăng bởi: kiên Mình không rành tổ tôm. Nhưng tra nhanh và xem hình với chữ thì có mấy hình dung thế này. 1. Bài tổ tôm chữ Hán các cụ viết là tụ tam bài 聚三牌. Về nghĩa cũng có liên quan, chắc /tổ tôm/ là đọc trại từ âm Hán mà ra. Phạm Đình Hổ (cuối Lê đầu Nguyễn)trong "Nhật dụng thường đàm" đã chú nghĩa, ghi bằng chữ Nôm: "Tụ tam bài: là đánh tổ tôm". 2. Hệ thống "vạn v...xem tiếp 1:44 Sunday,5.4.2015 Đăng bởi: kiên Mình không rành tổ tôm. Nhưng tra nhanh và xem hình với chữ thì có mấy hình dung thế này. 1. Bài tổ tôm chữ Hán các cụ viết là tụ tam bài 聚三牌. Về nghĩa cũng có liên quan, chắc /tổ tôm/ là đọc trại từ âm Hán mà ra. Phạm Đình Hổ (cuối Lê đầu Nguyễn)trong "Nhật dụng thường đàm" đã chú nghĩa, ghi bằng chữ Nôm: "Tụ tam bài: là đánh tổ tôm". 2. Hệ thống "vạn văn sách" 萬文索 là do ba chữ này có mấy nghĩa ít gặp liên quan đến nhau, lần lượt là: múa, lời, đàn (nhạc). 3. Theo chữ trên quân bài ghi thì ba con ko theo số đếm là: - Cụ 具: thuộc hàng Vạn (có chữ Vạn và Cụ cạnh nhau). trong hình minh họa là đàn ông, gọi ông Cụ nên chắc sau chuyển thành "lão" :)) - Chi 支: thuộc hàng Văn. gọi láy thành "chi chi" - Thang 湯: thuộc hàng Sách. láy thành "thang thang" Cả ba chữ Cụ, Chi, Thang đều là các lượng từ chỉ đơn vị. Chắc đúng ra bọn này là mào đầu trước khi bắt đầu đếm một hai... chín cho từng hàng. 4. tiếng /chi/ trong tiếng Việt (chí ít là tiếng Việt của các cụ) có rất nhiều nghĩa, và chuyện dân gian láy lên thành "chi chi" là rất dễ. Chẳng hạn "chi" và "gì" là hai biến thể ngữ âm của nhau. "mới biết cái chi chi" mà các chị vẫn hát trong mấy bài ca trù dỏm dịch khác đi là "...biết cái giề". hay như chi còn có nghĩa là cái mụn cơm. khéo có khi các mệ đem dọa con nít: chết mày, cứ sờ vào là cái con chi chi nó bò ra khắp người đấy... là thành ra động vật bí hiểm ngay. Mà cái con ấy nhiều khi cũng nhũn thật. Nói chung giả thuyết sách vở thì nhiều lắm, chả biết đâu mà lần :)

Xem tất cả Ý kiến - Thảo luận

Click here to cancel reply.

Họ tên

Email

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Từ khóa » Con Chi Chi