Nghĩa Vụ Hoàn Trả Tài Sản Do Chiếm Hữu Không Có Căn Cứ Pháp Luật

Mục lục bài viết

  • 1 1. Hoàn trả tài sản là gì?
  • 2 2. Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
  • 3 3. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
  • 4 4. Xử lý hành vi không trả lại tài sản nhặt được:
  • 5 5. Lấy lại tài sản là động vật từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

1. Hoàn trả tài sản là gì?

Hoàn trả tài sản là Việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, sử dụng, quản lý tài sản.

2. Nghĩa vụ hoàn trả tài sản do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

Theo Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả trong trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình

2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.

Đặc điểm:    

Nghĩa vụ tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy quyền bàn giao và nghĩa vụ thanh toán chi phí là những nghĩa vụ quan trong nhất của người có công việc được thực hiện. Khi người thực hiện bàn giao công việc thì người có công việc phải tiếp nhận, trừ khi họ không thể tự mình thực hiện công việc (ốm đau, xa nhà…). Nếu không có lý do chính đáng thì họ không được từ chối tiếp nhận công việc, nếu họ từ chối việc tiếp nhận thì người đang thực hiện công việc không có ủy quyền có quyền không tiếp tục công việc và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiếp tục công việc gây ra.

Nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý cho người thực hiện công việc không có ủy quyền mà người này đã bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc được pháp luật quy định. Chi phí này phải trả là cần thiết và hợp lí. Việc hoàn trả chi phí được áp dụng kể cả khi công việc được thực hiện không theo ý muốn của người có công việc đó là nằm ngoài khả năng của người đã thực hiện công việc không có ủy quyền, người thực hiện đã không thể biết hoặc không thể đoán biết được ý muốn đó để làm theo.

Ngoài ra, người có công việc được thực hiện phải trả thù lao cho người thực hiện công việc không có ủy quyền nếu người này thực hiện công việc một cách chu đáo, có lợi cho người có công việc. Vì không có ủy quyền nên việc trả thù lao đối với từng công việc, mức trả… sẽ phụ thược vào tập quán địa phương. Việc mang lợi cho người có công việc không chỉ bao gồm lợi ích vật chất mà còn có cả những lợi ích khác nữa (lợi ích tinh thần, sức khỏe, tránh bị thiệt hại…).

Tuy Điều 596 Bộ luật dân sự không quy định nhưng về nguyên tắc, người có công việc được thực hiện còn có nghĩa vụ thực hiện các cam kết mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã đưa ra đôi với người thứ ba nếu việc thực hiện công việc buộc phải cam kết như vậy.

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản đó thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

Chế định “hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật” là một chế định mới, lần đầu tiên được quy định trong BLDS. Cho đến nay, Bộ luật dân sự tiếp tục kế thừa nội dung các điều luật này. Chế định này nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong trường hợp một người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và như vậy thì người kia sẽ bị thiệt hại.

Ví dụ: A trả B 10 triệu đồng nhưng khi trả đã đưa nhầm thành 15 triệu đồng. trong trường hợp này B được lợi 5 triệu đồng mà không có căn cứ chính đáng để được lợi (không phải là tiền lãi, không phải là tiền bồi thường thiệt hại…). nếu để cho B nhận được 5 triệu đồng đó thì trái với nguyên tắc công bằng. Vì vậy, trong trường hợp này pháp luật quy định B phải có nghĩa vụ hoàn trả cho A 5 triệu đồng.

Điều kiện của nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật bao gồm:

–    Thứ nhất, phải có người đã chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi từ tài sản của người khác;

–    Thứ hai, từ những hành vi trên đã gây thiệt hại cho những người khác. Thiệt hại có thể là làm giảm đi tài sản hoặc là lăm cho tài sản của người khác không gia tăng;

–    Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản và việc gây thiệt hại;

–    Thứ tư, không có cơ sở pháp lí của việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi từ tài sản đó. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt chế định này với các chế định khác trong pháp luật dân sự như phạt vi phạm hợp đồng, khoản tiền bồi thường thiệt hại….

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

Người đã chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản  mà không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Đó là nghĩa vụ chủ yếu nhất của chế định này. Nghĩa vụ này phát sinh từ khi người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản biết rằng việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản của mình là không có căn cứ pháp luật. nếu không tìm được chủ sử hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. nghĩa vụ hoàn trả chỉ có một ngoại lệ duy nhất, đó là việc người này được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đã chiếm hữu đó theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2015.

Quy định về tài sản hoàn trả:

Theo Điều 600 Bộ luật dân sự quy định:

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được

2. Trong trường  hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

3. Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

4. Người được lợi về tài sản mà không có cắn cứ pháp luật phải hoàn trả cho người bị thiệt khoản lợi về tài sản đó bằng hiện vật hoặc bằng tiền.

Cụ thể:

– Theo quy định của Điều 600 Bộ luật dân sự, người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được. Nếu tài sản đó không có thì phải hoàn trả bằng tiền trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Vấn đề này, BLDS một số nước quy định khác với với pháp luật dân sự Việt Nam: bến chiếm hữu, sử dụng hoặc bị lợi về tài sản chỉ phải hoàn trả tài sản tài sản hiện đang còn tại thời điểm phát hiện ra việc chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi đó là không có căn cứ pháp luật.

Tuy nhiên, nếu tài sản đó mất mát hoặc hư hỏng do lỗi của người đó thì họ phải bồi thường. Quy định như vậy nhằm phân biệt ngay tình (không biết việc chiếm hữu là không có căn cứ pháp luật) với người chiếm hữu không ngay tình( người này phải hoàn trả toàn bộ tài sản). Theo quy định của Bộ luật dân sự thì người chiếm hữu ngay tình sẽ bị thiệt thòi nếu tài sản đó bị mất, hư hỏng hoặc tiêu hủy mà không do lỗi của họ.

3. Nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

Theo Điều 601 Bộ luật dân sự quy định:

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Người chiếm hữu, người sử dụng về tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết được hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.

– Như trên đã trình bày, Điều 600 Bộ luật dân sự không phân biệt người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật, nhưng ngay tình với người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không ngay tình với người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không ngay tình trong nghĩa vụ hoãn trả tài sản, Nhưng tại Điều này, khi quy định nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức lại có sự phân biệt rõ ràng 2 trường hợp.

Đối với người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình( xem thêm Điều 189 Bộ luật dân sự) chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức( xem thêm Điều 172 Bộ luật dân sự), thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu sử dụng hoặc được lợi về tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Nếu họ đã chiếm hữu tài sản đó liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật dân sự, khi hết thời hiệu chiếm hữu tài sản đó, họ có quyền sở hữu đối với tài sản mà họ đã chiếm hữu liên tục, công khai trong suốt 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản, và như vậy họ có nghĩa vụ hoàn trả tài sản và hoa lợi, lợi tức nữa.

– Còn đối với người chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và không ngay tình thì phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi và lợi tức thu được kể từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Ngoài ra, theo nguyên tắc họ còn phải bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản đó. Đó coi là không ngay tình nếu người đó biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng, hoặc được lợi về tài sản đố là không có căn cứ pháp luật(không hợp pháp) nhưng vẫn chiếm giữ, sử dụng tài sản.

Quyền yêu cầu người thứ 3 hoàn trả

Theo Điều 602 Bộ luật dân sự quy định:

Trong trường hợp người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giai tài sản cho người thứ 3 thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ ba có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ ba có quyền yêu cầu người giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại.

– BLDS hiện hành của Việt Nam áp dụng nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu so với quyền chiếm hữu của người thứ ba ngay tình. Vì vậy, khi tài sản do chiếm hữu, sử dụng không có căn cứ pháp luật đã giao chuyển cho người thứ 3 thì người này phải hoàn trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp theo yêu cầu của họ ngay cả khi người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình. Nếu việc chuyển giao tài sản cho người thứ ba là hợp đồng có đền bù (như mua, bán, đổi, vay…) thì người thứ ba có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại. Còn nếu việc chuyển giao là không có đền bù (tặng, cho, mượn…) thì người thứ ba không có quyền này.

– Khi áp dụng quy định đòi lại tài sản từ người thứ ba khi người này nhận tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật, cần lưu ý và áp dụng đồng thời với các quy định tại các điều 247,257,258 Bộ luật dân sự. Theo đó, chủ sở hữu đích thực không có quyền kiện đòi tài sản trong các trường hợp sau:

+ Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu theo quy định tại Điều 247 Bộ luật dân sự

+ Đối với tài sản là động sản có đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tài sản: hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó, người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa ( Điều 259 Bộ luật dân sự năm 2015)

+ Đối với tài sản là động sản không đăng ký quyền sở hữu, người thứ ba có được động sản này thông qua hợp đồng có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; nhưng người không có quyền định đoạt tài sản có được tài sản đó không phải trùng hợp lấy cắp, nhặt được…( Điều 257 Bộ luật dân sự 2015).

4. Xử lý hành vi không trả lại tài sản nhặt được:

Tóm tắt câu hỏi

Chào Luật sư! Hôm trước, tôi có đi ra ngoài đường và làm rơi chiếc điện thoại, sau khi đi một quãng tôi mới phát hiện ra tôi liền quay lại để tìm. Khi quay lại, tôi thấy một người đã nhặt được chiếc điện thoại của tôi và đi mất. Tôi liền đuổi theo người đó để xin lại. Tuy nhiên, khi tôi hỏi xin thì người đó lại không trả. Vậy, xin hỏi luật sư tôi phải làm thế nào trong trường hợp này ? Cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn:

Tài sản bị đánh rơi là tài sản mà chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp do lơ đãng, sơ suất để mất quyền chiếm hữu (không trực tiếp năm giữ, quản lý) ngoài ý muốn của mình.

Bộ luật dân sự quy định về nghĩa vụ của người nhặt được tài sản đánh rơi như sau:

“Điều 187 .Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu

1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.[…]

Theo thông tin bạn cung cấp thì người nhặt được điện thoại đánh rơi và đã có yêu cầu đòi lại của bạn thì phải có trách nhiệm trả lại ngay cho bạn. Việc người đó từ chối, cố tình không chịu trả lại điện thoại cho bạn là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sư theo quy định của Bộ luật hình sự như sau:

“Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Như vậy, theo trường hợp của bạn, người nhặt được điện thoại cố tình không trả lại điện thoại khi đã có yêu cầu của bạn thì bạn có thể báo cho cơ quan công an có thẩm quyền để tiến hành giải quyết. Nếu giá trị chiếc điên thoại của bạn từ 5.000.000 đồng trở lên thì người kia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự.

5. Lấy lại tài sản là động vật từ người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:

Tóm tắt câu hỏi:

Kính gửi Luật Dương Gia em tên T sinh năm 1996. Em có một vấn đề nhỏ về việc sở hữu tài sản là động vật muốn được xin lời khuyên mong rằng văn phòng luật sẽ cho em lời khuyên. Chuyện là như này em có nuôi 1 con mèo cảnh được bạn em tặng từ hồi bé nuôi được 6 tháng thì bị mất. Sau 2 tháng em phát hiện con mèo của em đang được giữ bởi một người đàn ông nhà cách nhà em hơn 100m.

Hôm vừa rồi em có qua nói chuyện ngụ ý muốn xin lại mèo hoặc chuộc lại nhưng người đó không đồng ý và nói rằng mua lại của một người khác nhưng em đảm bảo là không phải vì ông ta bị nghiện ở quanh đấy ai cũng biết. Ông ta đòi tiền chuộc với giá gấp rưỡi. Nay em có thể chứng minh được con mèo ý là mèo của em bằng cách xét nghiệm ADN với mèo mẹ liệu em có thể nhận lại được mèo của em không? Em biết vì động vật không có giấy tờ giống như xe cộ nên rất khó trong việc lấy lại nhưng em vẫn muốn xin một lời khuyên mong là văn phòng sẽ giúp em. Em xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 163 Bộ luật dân sự có quy định tài sản bao gồm những loại sau: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.”

Như vậy, con mèo cảnh của bạn cũng được coi là tài sản và bạn là chủ sở hữu của con mèo nên bạn cũng sẽ được Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản. 

Căn cứ Điều 183 Bộ luật dân sự quy định chiếm hữu có căn cứ pháp luật như sau:

“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2. Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”

Nếu người hàng xóm chiếm hữu con mèo không có một trong các căn cứ theo quy định trên thì việc người hàng xóm chiếm hữu là không có căn cứ.

Điều 256 Bộ luật dân sự quy định quyền đòi lại tài sản như sau:

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu hợp pháp của mình phải trả lại tài sản đó, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này. Trong trường hợp tài sản đang thuộc sự chiếm hữu của người chiếm hữu ngay tình thì áp dụng Điều 257 và Điều 258 của Bộ luật này.”

Điều 255 Bộ luật dân sự quy định các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu như sau:

”Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, trước tiên hai bên nên thỏa thuận về việc trả lại con mèo. Nếu người hàng xóm cố tình không trả lại con mèo thì bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi người đang chiếm hữu con mèo của bạn cư trú để đòi lại con mèo. Tuy nhiên, bạn phải có chứng cứ chứng minh con mèo đó là con mèo của bạn. 

Từ khóa » Hoàn Trả Phí Là Gì