Nghiên Cứu ảnh Hưởng Của Một Số Thông Số Công Nghệ ép Cán Mex ...

logo xemtailieu Xemtailieu Tải về Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ ép cán mex đến độ
  • pdf
  • 77 trang
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, ẢNH DANH MỤC VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................... 3 1.1. Sản phẩm Veston ............................................................................................ 3 1.1.1. Đặc điểm sản phẩm Veston ......................................................................... 3 1.1.2. Đặc thù công nghệ sản xuất Veston. ........................................................... 4 1.1.3. Đánh giá chất lượng sản phẩm Veston ...................................................... 6 1.1.4. Nguyên phụ liệu sản xuất Veston. .............................................................. 7 1.1.4.1. Vải ngoài sử dụng cho sản phẩm Veston ................................................. 7 1.1.4.2. Dựng mex sử dụng cho sản phẩm Veston ................................................ 9 1.1.4.3. Vải lót sử dụng cho sản phẩm Veston ...................................................... 9 1.1.4.4. Một số nguyên phụ liệu khác .................................................................... 9 1.2.Vật liệu mex. ................................................................................................. 10 1.2.1.Cấu tạo của mex. ........................................................................................ 10 1.2.2. Chức năng của mex trong công nghiệp may ............................................. 11 1.2.3. Phân loại mex ............................................................................................ 12 1.2.4. Nguyên tắc lựa chọn mex .......................................................................... 13 1.3. Công nghệ ép - cán mex ............................................................................... 15 1.3.1. Yêu cầu đối với chất lượng ép - cán mex ................................................ 15 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ép - cán mex ................................. 16 1.3.2.1. Vật liệu sản xuất mex ............................................................................. 16 1.3.2.2. Thông số công nghệ ép - cán mex.......................................................... 20 1.4. Nhận xét ....................................................................................................... 21 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................................................... 23 2.1. Nội dung nghiên cứu. ................................................................................... 23 Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 2.2. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 23 2.2.1. Vải ............................................................................................................. 23 2.2.2. Mex............................................................................................................ 24 2.3. Thiết bị thí nghiệm ....................................................................................... 26 2.3.1. Bàn là PEN 520. ........................................................................................ 26 2.3.2. Máy ép mex: HASHIMA .......................................................................... 27 2.3.3. Máy giặt..................................................................................................... 28 2.3.4. Máy kéo đứt............................................................................................... 28 2.3.5. Phương tiện nghiên cứu khác .................................................................... 29 2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 30 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm nhiều yếu tố................................. 31 2.4.2. Mô hình tổng hợp quay trung tâm của Box – Wilson ............................... 32 2.5. Phương pháp thí nghiệm. ............................................................................. 37 2.5.1. Chuẩn bị mẫu ............................................................................................ 37 2.5.2. Ép mex ....................................................................................................... 38 2.5.3. Giặt mẫu sau khi ép mex ........................................................................... 39 2.5.4. Đo độ bền bám dính giữa mex và vải ....................................................... 39 2.6. Xử lý kết quả thí nghiệm. ............................................................................. 42 2.7. Nhận xét ....................................................................................................... 43 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 44 3.1. Phương án thí nghiệm .................................................................................. 44 3.2. Kết quả thí nghiệm và bàn luận.................................................................... 46 3.2.1. Mẫu vải dệt thoi Peco 35/65...................................................................... 46 3.2.1.1. Ảnh hưởng của áp lực và thời gian ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65 ................................................................................ 49 3.2.1.2. Ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65 .................................................................................. 50 3.2.1.3. Ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65 ................................................................................ 52 3.2.2. Mẫu vải dệt thoi Peco 65/35...................................................................... 53 Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 3.2.2.1 : Ảnh hưởng của áp lực và thời gian ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35 ................................................................................ 56 3.2.2.2. Ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ ép – cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35 ................................................................................ 57 3.2.2.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35 ................................................................................ 59 3.3. So sánh độ bền bám dính giữa mex và vải của vải Peco 35/65 và Peco 65/35 ................................................................................................................... 60 3.3.1. Độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi áp lực ép mex ................. 60 3.3.2. Độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi nhiệt độ ép mex ............. 61 3.3.3. Độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi thời gian ép mex ............ 62 3.4. Nhận xét ....................................................................................................... 64 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 67 Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC HÌNH, ẢNH Hình 1.1: Sản phẩm áo Veston nam ....................................................................... 3 Hình 1.2: Hình vẽ mô tả cấu tạo mex................................................................... 10 Hình 1.3: Các chi tiết bán thành phẩm của sản phẩm Veston............................. 15 Hình 2.1: Các mẫu vải, mex nghiên cứu trong luận văn ..................................... 25 Hình 2.2: Bàn là PEN 520 ................................................................................... 26 Hình 2.3: Máy ép mex HASHIMA ..................................................................... 27 Hình 2.4: Máy giặt SAMSUNG .......................................................................... 28 Hình 2.5: Thiết bị kiểm tra độ bền đa năng AND ............................................... 29 Hình 2.6: Thước kẹp thí nghiệm ......................................................................... 30 Hình 2.7: Hình vẽ mô tả mẫu đo ......................................................................... 30 Hình 2.8: Mẫu thí nghiệm ................................................................................... 37 Hình 2.9: Chế độ công nghệ với áp lực ép 2,5 bar; nhiệt độ 1550C; thời gian16s………….. .............................................................................................. 38 Hình 2.10: Chế độ công nghệ với áp lực ép 2,3 bar; nhiệt độ 1350C; thời gian 16s……………………. ...................................................................................... 39 Hình 2.11: Sơ đồ cắt mẫu đo độ bền bám dính từ mẫu ép mex .......................... 40 Hình 2.12: Hình vẽ mô tả mẫu đo độ bền bám dính .......................................... 40 Hình 2.13: Mô tả bóc tách mẫu ép mex bằng tay ............................................... 40 Hình 2.14: Mô tả máy thí nghiệm ....................................................................... 42 Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và thời gian ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65 .................................................... 49 Hình 3.2: Đồ thị không gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và thời gian ép cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65. .............................. 50 Hình 3.3: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65. ........................................................ 50 Hình 3.4: Đồ thị không gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ ép cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65. .............................. 51 Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Hình 3.5: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65. ................................................... 52 Hình 3.6: Đồ thị không gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65. ....................... 52 Hình 3.7: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và thời gian ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35. ................................................... 56 Hình 3.8: Đồ thị không gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và thời gian ép cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35. .............................. 57 Hình 3.9: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35. ........................................................ 57 Hình 3.10: Đồ thị không gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của áp lực và nhiệt độ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35 ............................. 58 Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35.............................................. 59 Hình 3.12: Đồ thị không gian 3D biểu diễn ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ ép mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35. ................................ 59 Hình 3.13: Độ bền bám dính giữa mex và vải theo áp lực. ................................ 60 Hình 3.14: Độ bền bám dính giữa mex và vải theo nhiệt độ. ............................. 62 Hình 3.15: Độ bền bám dính giữa mex và vải theo thời gian. ............................ 63 Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Chế độ gia công là ép đối với các loại vải ............................................. 5 Bảng 1.2: Lựa chọn vải cho bộ Veston .................................................................. 8 Bảng 2.1: Thông số của mẫu vải dệt thoi Peco 35/65 .......................................... 23 Bảng 2.2: Thông số của mẫu vải dệt thoi Peco 65/35 .......................................... 24 Bảng 2.3: Thông số của mex ................................................................................ 24 Bảng 2.4: Số lượng thí nghiệm trong quy hoạch thực nghiệm ............................ 34 Bảng 2.5: Bố trí thí nghiệm theo mô hình tổ hợp quay trung tâm cho hàm bậc hai có ba biến số .................................................................................................. 36 Bảng 3.1: Biến số độc lập và mức nghiên cứu của các thông số công nghệ ...... 44 Bảng 3.2: Xác lập phương án thí nghiệm............................................................. 45 Bảng 3.3: Kết quả thí nghiệm độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 35/65 ..... 46 Bảng 3.4: Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy vải Peco 35/65 ............ 47 Bảng 3.5: Kiểm định khả năng tương thích của phương trình hồi quy vải Peco 35/65 ..................................................................................................................... 47 Bảng 3.6: Kết quả thí nghiệm độ bền bám dính giữa mex và vải Peco 65/35 ..... 53 Bảng 3.7: Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy vải Peco 65/35 ............ 54 Bảng 3.8: Kiểm định khả năng tương thích của phương trình vải Peco 65/35 .... 54 Bảng 3.9: Độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi áp lực ép mex ........... 60 Bảng 3.10: Độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi nhiệt độ ép mex ...... 61 Bảng 3.11: Độ bền bám dính giữa mex và vải khi thay đổi thời gian ép mex ..... 63 Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội DANH MỤC VIẾT TẮT ASTM: American Society Testing and Materials (Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa Kỳ) PA: Polyamide PE: Polyetylen PES: Polyester PVC: Polyvinylclorid Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Hoàng Thanh Thảo. Kết quả nghiên cứu luận văn được thực hiện tại phòng thí nghiệm Vật liệu Dệt - Viện Dệt May Da giầy & Thời trang - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và phòng thí nghiệm vật liệu Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của luận văn không có sự sao chép từ các luận văn khác. Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2015 Nguyễn Thị Ánh Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi vô cùng biết ơn Tiến sĩ Hoàng Thanh Thảo, người đã tận tâm hướng dẫn, khích lệ và dành nhiều thời gian giúp tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ kỹ thuật này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy Cô giáo trong viện Dệt May Da giầy & Thời Trang - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hết lòng truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt thời gian học tập tại trường và luôn tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Cuối cùng, xin kính chúc Quý Thầy - Cô, các bạn đồng nghiệp sức khỏe và thành đạt. Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2015 Nguyễn Thị Ánh Nguyễn Thị Ánh Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trên đà phát triển. Trong chiến lược phát triển nền kinh tế, ngành Dệt May được đánh giá là một ngành công nghiệp mũi nhọn, rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay các công ty, xí nghiệp may Việt Nam chủ yếu vẫn làm hàng gia công cho các thương hiệu nước ngoài. Trong xu hướng phát triển mới của đất nước, đặc biệt là từ khi nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, hàng hóa tự do thông thương thì ngành May phải tìm ra một hướng đi mới để khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Cần phải đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh hàng may mặc: chuyển từ sản xuất gia công sang sản xuất hàng trọn gói FOB. Đây chính là bài toán còn nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp, do còn thiếu nguồn nguyên liệu, phụ liệu trong nước. Có rất nhiều các công ty lớn đã và đang nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nhằm chủ động tìm kiếm nguyên phụ liệu, khách hàng cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, nhu cầu về chất lượng hàng dệt may trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đòi hỏi ngày càng cao, đặc biệt là sản phẩm cao cấp như Veston. Sản phẩm Veston của Việt Nam đang xuất hiện tại nhiều trung tâm thương mại thế giới, trên các thị trường yêu cầu chất lượng của các mặt hàng cao cấp rất khắt khe. Bên cạnh kiểu dáng mẫu mã mặt hang, cần lưu ý đảm bảo được các tiêu chuẩn về chất lượng như ngoại quan sản phẩm, độ ổn định kích thước, độ bền cơ học, độ bền màu… Trong các tiêu chuẩn chất lượng thì chất lượng về độ bền bám dính giữa mex và vải trong sản phẩm may nói chung, đặc biệt là sản phẩm Veston (loại sản phẩm đòi hỏi phải giữ được phom dáng) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Xuất phát từ thực tế sản xuất hàng may mặc, luận văn chọn đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số thông số công nghệ ép - cán mex đến độ bền bám dính giữa mex và vải của áo veston nam” được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng đồng thời của các yếu tố công nghệ ép - cán mex đến độ bền Nguyễn Thị Ánh 1 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội bám dính giữa mex và vải, góp phần lựa chọn các thông số công nghệ ép - cán mex phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm áo veston nam. Trong phạm vi thời gian và điều kiện thực tế, luận văn tập trung thực hiện những nội dung chính được trình bày trong ba chương sau: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Nguyễn Thị Ánh 2 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Sản phẩm Veston. 1.1.1. Đặc điểm sản phẩm Veston. Hình 1.1: Sản phẩm áo Veston nam Veston là bộ quần áo cao cấp, mang lại vẻ đẹp lịch sự, trang trọng cho người mặc. Đây là một loại trang phục có tính phức tạp nhất trong thiết kế và may sản phẩm. Các chi tiết sử dụng vải ngoài trên áo và quần của bộ Veston thường có cùng cấu trúc, màu và thành phần nguyên liệu, đôi khi để tạo tính thời trang cho trang phục trên một sản phẩm có thể dùng kết hợp nhiều chất lượng vải khác nhau. Bộ Veston gồm có: 1 áo Veston, 1 áo gi lê, 1 quần âu. Ấn tượng cảm nhận được khi ta nhìn trực diện phần cổ áo Veston. Tất cả những nét sang trọng, lịch sự được thể hiện ở tỷ lệ cân đối hài hòa hình dáng của Nguyễn Thị Ánh 3 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội chi tiết cổ và ve trên thân trước áo. Độ ôm phom cổ, ve áo với cơ thể và tỷ lệ của các chi tiết tạo nên vẻ đẹp tổng thể cho sản phẩm. Áo Veston kiểu hai ve cổ điển làm cho người mặc có dáng vẻ trang trọng lịch sự, áo Veston cổ ve xếch thể hiện sự năng động, trẻ trung của người mặc. Ngoài ra, từ cổ, ve cơ bản các nhà thiết kế đã đưa ra những kiểu cổ, ve có sự phá cách mới để tạo tính thời trang cho sản phẩm. Áo Veston ít thay đổi phom dáng, nhưng các nhà thiết kế luôn quan tâm đến việc thay đổi kiểu dáng các chi tiết cổ, ve, nẹp và kết cấu đường nét của các chi tiết. Điều đặc biệt của sản phẩm Veston, cho dù có thay đổi kiểu dáng hay họa tiết của áo nhưng sản phẩm vẫn giữ được nét đặc trưng riêng không lẫn sang các loại sản phẩm khác. Chính vì lý do đó, quá trình chọn lựa và thay đổi kiểu dáng hay thay đổi chất liệu, cần phải chú ý đến các yếu tố kiểu dáng sản phẩm phù hợp với chất liệu và công nghệ gia công sản phẩm [7]. 1.1.2. Đặc thù công nghệ sản xuất Veston. Đặc thù khác biệt trong sản xuất Veston công nghiệp gồm: là, ép - cán mex, là phom, là ép siroset sẽ quyết định chất lượng sản phẩm Veston. Cần đảm bảo vật liệu không bị co giãn khi sản xuất trên các thiết bị là ép, là phom, là ép siroset… Các loại thiết bị là ép và định hình sản phẩm thường dùng: bàn là hơi, máy là ép, máy ép mex, ép siroset… Trong công nghiệp may Veston, việc là ép phụ thuộc vào nguyên vật liệu của sản phẩm Veston, các công đoạn sản xuất bán thành phẩm hoặc thành phẩm… nên yêu cầu vật liệu có độ ổn định hình dáng cao. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất là, ép - cán mex: áp lực, nhiệt độ và thời gian. Khi là ép phụ thuộc vào nguyên liệu, bán thành phẩm của sản phẩm Veston, khâu chuẩn bị sản xuất quyết định lựa chọn chế độ gia công nhiệt thích hợp. Việc lựa chọn chế độ phù hợp phụ thuộc vào: nguyên liệu may, lượng hơi nước cung cấp, đặc tính hơi, nhiệt độ là và đế là [7]. Nguyễn Thị Ánh 4 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Bảng 1.1: Chế độ gia công là ép đối với các loại vải (Nguồn Tổng Công ty May) Nguyên liệu Lƣợng hơi Đặc tính hơi Nhiệt độ (0C) Chú ý Cotton Trung bình Ẩm 180-220 Áp lực Nhung cotton Trung bình Độ ẩm thấp 180-220 Không dùng áp lực Vải lanh Nhiều Ẩm 215-230 Sự hút Cotton/ lanh Nhiều Ẩm 180-220 Len Nhiều Ẩm 160-170 Tơ Rất nhỏ Độ ẩm thấp 150-165 Vixco Trung bình Ẩm 150-180 Axetat Nhỏ Khô 180-190 Độ bóng Dệt Jecxi Nhỏ Khô 140-150 Độ bóng Len Jecxi Nhỏ Khô 140-150 Hơi Polyester Rất nhỏ Rất khô 160-200 Polyamid Nhỏ Khô Elastan Rất nhỏ Khô 150-180 Polyacrylic Rất nhỏ Khô 150-180 Popolin, gabadin Rất nhỏ Rất khô 180-220 Sợi tổng hợp Trung bình Khô 160-170 Len acrylic Trung bình Độ ẩm thấp 180-190 Không cần nước 150-160P P-perion 180-200N N-nylon Sự hút Là theo một hướng Trong công nghệ sản xuất Veston, đặc thù là phom được dùng trong công đoạn cuối của quá trình gia công sản phẩm, trước khi đóng gói hoặc dùng để là từng chiếc. Là phom được thực hiện bằng hơi nước hoặc bằng khí nén. Thiết bị có các bộ phận chính sau: - Hệ thống phân phối khí nén, hệ thống phân phối hơi nước. - Phom có các loại, các cỡ điều chỉnh được. Nguyễn Thị Ánh 5 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Đồng hồ đo lực của hơi nước và khí nén. Khởi động thoát hơi và khí, điều chỉnh lực ép của hơi và khí, thời gian cho chu kỳ hơi và khí. 1.1.3. Đánh giá chất lƣợng sản phẩm Veston [7]. - Bề mặt của sản không bong rộp, co rúm, thay đổi màu sắc; - Hai đầu ve phải đối xứng, êm trong, phẳng ngoài; ve lé đều 0,1cm; - Vạt áo hai bên mo đều, không vênh, cạnh nẹp thẳng không cong; - Túi đúng dáng, cơi không bùng, nhăn, góc túi không sổ tuột, miệng túi khít, đáy túi không bục, nắp túi êm phẳng; - Hai tay phải ôm thân, tròn đều, không bị lẳng, quắp, không nhăn; - Đường may lắp ráp phải êm phẳng, không bục, xõa, bỏ mũi, sùi chỉ; - Mũi đột phải thẳng, đều, không bỏ mũi; - Cúc, khuyết phải chắc chắn; - Lót áo và lót tay có độ súp đúng quy định; Vải uni: Tất cả các chi tiết trong áo xuôi một chiều, tất cả các sản phẩm trong lô hàng phải xuôi theo một chiều (theo chỉ định cụ thể của từng mẫu). Vải karo, kẻ dọc: + Hai ve, hai đầu bản cổ đối kẻ + Chiết ly ngực trùng kẻ ngang (kẻ đối xứng qua tâm chiết) + Cơi túi trùng karô (kẻ dọc) với thân + Nắp túi trùng karô (kẻ dọc) với thân (trùng từ ngoài vào đến điểm may cúp sườn trước) + Hai thân trước đối karô (kẻ dọc) + Thân sau đối karô (kẻ dọc) + Hai tay áo đối karô (kẻ dọc) + Chắp sống tay, bụng tay trùng kẻ ngang (trùng từ cửa tay) + Chắp cúp trước với thân trước trùng kẻ ngang từ gấu lên đến ngang miệng túi Nguyễn Thị Ánh 6 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội + Chắp sườn trùng kẻ ngang + Tất cả các chi tiết trong áo xuôi một chiều. 1.1.4. Nguyên phụ liệu sản xuất Veston. 1.1.4.1. Vải ngoài sử dụng cho sản phẩm Veston. Vải ngoài sử dụng cho sản phẩm Veston thường dùng vải có kiểu dệt 2H, 3H, 4H (heringborn: xương cá )... có chi số sợi 80/2 x 50/1, 80/2 x 80/2 , 72/2 x 50/2, 60/2 x 60/2… có định lượng 267g/m2, 233g/m2… có thành phần thường dùng 100% len, len pha polyester, polyester pha bông… hoặc theo yêu cầu riêng của từng mã hàng [7]. Hiện nay, các mặt hàng vải pha được sản xuất và sử dụng rất phổ biến trên thế giới cũng như trong nước. Vải pha là vải được dệt từ các loại xơ khác nhau, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sản phẩm kết hợp được những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của các loại nguyên liệu thành phần. Có rất nhiều cách sản xuất vải pha như: dệt những loại vải mà sợi dọc là một loại nguyên liệu, còn sợi ngang là một loại nguyên liệu khác, hoặc hai loại nguyên liệu được kéo sợi riêng sau đó xe chập lại thành một sợi pha. Nhưng phương pháp phổ biến nhất là pha trộn các loại xơ với nhau ngay từ giai đoạn kéo sợi. Khi trộn các xơ với nhau để sản xuất vải pha thường nhằm các mục đích sau đây: + Giảm giá thành sản phẩm: thông thường người ta pha PES với bông hoặc PES với len thì giá thành sẽ giảm nhiều vì len và bông là hai loại nguyên liệu có giá thành cao hơn nhiều so với PES. + Đạt hiệu quả hơn trong sử dụng: sản phẩm sẽ bền hơn, ít chịu phá hủy của vi sinh vật, lại có khả năng chống biến dạng cao, giữ nếp được lâu … Vì những lý do kể trên, nên mặt hàng vải pha rất đa dạng, chủ yếu là pha xơ thiên nhiên với xơ tổng hợp. Thông thường người ta pha hai thành phần nguyên liệu nhưng cũng có trường hợp pha nhiều hơn hai thành phần. * Vải pha polyester với len: Nguyễn Thị Ánh 7 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Xơ polyester có khả năng cơ học tốt, co giãn tốt, ít nhàu nhưng khả năng hút ẩm kém và nhìn chung các tính chất cơ lý của PES khá trái ngược với len. Do đó, khi pha len với PES không những hạn chế được những nhược điểm của hai loại xơ này mà còn tận dụng được những ưu điểm của cả hai loại xơ. Trong công nghiệp dệt, xơ polyester dạng xtapen được sử dụng để pha len, dệt các loại vải dầy để may quần áo mặc ngoài (ví dụ như veston). Những loại vải này thường không co, ít nhàu, có độ bền đứt cao hơn vải 100% len. Thường thì tỷ lệ xơ polyester trong các loại vải pha len này trong khoảng 30% - 50%. Sản phẩm tạo ra có khả năng giữ nhiệt cao, khả năng giữ nếp tốt ngay cả khi ở trạng thái ướt. * Vải pha polyester với bông: Xơ polyester có tính chất chịu kéo tốt, chịu môi trường nước tốt, khả năng đàn hồi cao nên có khả năng chống nhàu cao, nhưng khả năng hút ẩm thấp (TB 0,4 - 0,5%).Trong khi đó xơ bông có độ bền kéo thấp, hút ẩm cao (TB 11-12%), khả năng chống nhàu thấp. Chính vì vậy pha polyester với bông sẽ tạo ra vải có nhiều ưu điểm như: bền, chống nhàu tốt, dễ bảo quản và đặc biệt giá thành rẻ. Bảng 1.2: Lựa chọn vải cho bộ Veston Loại vải Sản phẩm Yêu cầu Loại sợi Comple chất Mềm, trơn 100% len Vải màu, dệt trơn, lượng cao và chảy hoặc pha len chéo, gaberdine Trang phục học đường Trang phục công sở Nguyễn Thị Ánh Giá rẻ, bền, Polyester màu tối và dễ pha bông sử dụng Polyester Giá rẻ, bền pha bông màu tối và dễ hoặc polyester sử dụng pha len 8 phù hợp nhất Vải chéo đồng màu và vải baratheas Vải đồng màu, dệt trơn, chéo và gaberdine Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội 1.1.4.2. Dựng mex sử dụng cho sản phẩm Veston [7]: - Dựng dệt cho thân trƣớc: được dệt bằng sợi polyester/vixco rayon, có trọng lượng 80g/m2, 85g/m2, 96g/m2 hoặc được dệt bằng sợi polyester có trọng lượng 60g/m2, 66 g/m2, 101 g/m2 hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Một mặt có nhựa, một mặt vải (dệt kim, dệt thoi, không dệt). Ở mặt có nhựa, lớp nhựa được dàn đều trên những sợi ngang, độ co và độ dầy lớp nhựa phù hợp với độ co và độ dầy của vải chính, sau khi ép lực kéo giữa lớp dựng và lớp vải phải bằng hoặc lớn hơn mức qui định ghi trên mẫu của từng mã khi thử nghiệm. Bề mặt của sản phẩm không bị bong rộp. Màu sắc theo yêu cầu của từng mã hàng. - Dựng xốp không dệt có nhựa: được ép bằng sợi nylon/polyester có trọng lượng 30 gr/m2, 42 gr/m2, hoặc 47 gr/m2, hoặc polyester, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Hạt nhựa trên bề mặt dựng phải dầy và bám đều trên bề mặt dựng, sau khi ép phải đảm bảo độ kết dính, không bong rộp hoặc biến dạng sản phẩm, khi bóc lớp dựng ra khỏi lớp vải, hạt nhựa phải tan và bám đều trên bề mặt vải. Màu sắc theo yêu cầu của từng mã hàng. - Dựng xốp không dệt có nhựa gắn sợi chống bai: hạt nhựa phải dầy và bám đều trên bề mặt dựng, ở mặt có nhựa sợi chống bai nổi hơn so với mặt không có nhựa. Màu sắc theo yêu cầu của từng mã hàng. 1.1.4.3. Vải lót sử dụng cho sản phẩm Veston: Thường dùng vải dệt theo kiểu dệt chéo (chéo to, chéo in, chéo nổi), thành phần sợi PF75D x PF75D, số sợi 125 x 90 có trọng lượng là 105g/yd, thành phần là 100% polyester; hoặc dệt theo kiểu Taffeta, thành phần sợi 75D x 120D, số sợi 114 x 68 có trọng lượng là 94g/yd, thành phần là 100% Viscose taffeta,… hoặc theo yêu cầu riêng của từng mã hàng. 1.1.4.4. Một số nguyên phụ liệu khác: Chỉ may: Chỉ may bao gồm một số loại chi số sau: - Chi số 40/2 hoặc 60/3 dùng để may lớp ngoài - Chi số 60/2 dùng cho may vải lót, canh tóc và các đường may lược Nguyễn Thị Ánh 9 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội - Chi số 50/2 cho may vắt gấu - Chi số 150D/3 cho thùa khuyết - Chi số 20/9 cho chỉ dóng thùa khuyết - Chi số 30/3 cho chỉ đột hoặc theo yêu cầu riêng của từng mã hàng. Canh tóc: - Canh tóc cho đệm ngực to: Có thành phần 40% cotton, 36% vixco rayon, 24% hair; hoặc 26% cotton, 49% vixco rayon, 25% hair; hoặc 38% nylon, 32% vixco rayon, 30% hair… có trọng lượng 185g/yd, 181 g/yd, 279 g/yd, … độ dầy phù hợp, không thủng rách hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. - Canh tóc cho đệm ngực nhỏ và đệm đầu tay: Thường dùng canh tóc có thành phần 32% cotton, 18.5% vixco rayon, 43% hair, 6.5% polyester; hoặc 25% cotton 39% vixco rayon 36% hair… có trọng lượng 205 g/m2, 225 g/yd… mỏng, mềm hơn canh tóc cho đệm ngực to, không thủng rách, hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. Vải nỉ cổ: Có thành phần polyester, len, vixco rayon, không thủng rách, mềm hoặc theo yêu cầu của từng mã hàng. 1.2. Vật liệu mex. 1.2.1. Cấu tạo của mex. Dựng dính hay còn gọi là mex được tạo thành từ hai bộ phận: vải đế và nhựa dính. Khi là ép, sức nóng làm cho lớp nhựa dính chảy ra dính vào mặt trái của vải may. Tùy thuộc vào loại vải đế mà mex có nhiều cỡ từ mỏng đến dày. a b Hình 1.2: Hình vẽ mô tả cấu tạo mex a: Nhựa dính Nguyễn Thị Ánh b:Vải nền 10 Ngành CN Vật liệu Dệt May Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Vải nền (vải đế): có thể được làm từ vải dệt kim, vải dệt thoi hay vải không dệt. Trọng lượng riêng của vải đế làm từ vải dệt thoi từ 50 đến 150 g/m2, nếu vải đế là vải không dệt thì trọng lượng nhẹ từ 20 đến 80 g/m2. Nguyên liệu dùng để làm vải đế thường là 100% Cotton, 100% Polyester hoặc pha 65% Cotton + 35% Polyester, các loại vải đế thường có kiểu dệt đơn giản [2]. Nhựa dính: Thường sử dụng là keo nhiệt dẻo, dưới sức nóng của bàn là hoặc máy ép sẽ làm lớp keo nóng chảy, ở trạng thái này keo có tính chất kết dính dễ thâm nhập sâu vào bề mặt của vải và tạo liên kết chặt với vải sau khi làm nguội [2]. Chất nhựa dẻo thường dùng là [2]: - Polyvinyclorid (PVC). - Polyamid (PA). - Polyetylen (PE). - Polyvinylaxetat (PVA). Mật độ keo: đánh giá mật độ keo bám trên vải nền thông qua khối lượng của mex, kích thước các hạt keo từ 0,4 đến 0,8 mm. Thông thường sử dụng vật liệu keo có khối lượng từ 25 đến 30 g/m2, nhưng để định hình cho các chi tiết mỏng nhẹ sử dụng vật liệu có khối lượng từ 15 đến 25 g/m2. Mex được sử dụng tại một số vị trí như thân trước, cổ, ve nẹp, vòng nách, đầu tay (trong sản phẩm áo veston), lá cổ, nẹp, bác tay, cạp quần (trong các sản phẩm quần âu, sơ mi). Mex được cắt theo hình dạng của các chi tiết bằng quá trình trải và cắt nguyên liệu thông thường [2]. 1.2.2. Chức năng của mex trong công nghiệp may. Dán ép (ép mex) được hiểu là dán vật liệu dựng vào mặt trái nguyên liệu nhờ một lớp keo có trên mặt vật liệu dựng dưới tác dụng của áp lực ép và nhiệt độ ép. Vật liệu dựng dính là vật liệu được dùng chủ yếu trong các sản phẩm may mặc. Chức năng chính của vật liệu dựng dính là: - Tạo hình và tăng khả năng ổn định hình dạng của sản phẩm may: Nguyễn Thị Ánh 11 Ngành CN Vật liệu Dệt May Tải về bản full

Từ khóa » Tiêu Chuẩn ép Mex