Nghiên Cứu áp Dụng Kỹ Thuật đo áp Lực Nội Sọ Qua Catheter Não Thất ...

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng áp lực nội sọ là một biến chứng nguy hiểm của các tình trạng tổn thương thần kinh trung ương. Ở người lớn, ALNS bình thường < 15 mmHg, và được xem là tăng ALNS bệnh lí khi ALNS ≥ 20 mmHg. Tăng áp lực nội sọ có thể do nhiều nguyên nhân: xuất huyết não, hội chứng não gan, chấn thương sọ não…. Các dấu hiệu phù não trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não như đường giữa bị đè đẩy, chèn ép bể đáy có thể tiên lượng người bệnh tăng ALNS, nhưng không thể xác định chính xác ALNS của người bệnh tăng ở mức nào, đặt catheter theo dõi áp lực nội sọ là bước đầu tiên của việc điều trị sớm các trường hợp gợi ý có tăng ALNS. Tai biến mạch não là một bệnh lí thường gặp, tỉ lệ tử vong cao và di chứng nặng nề. Xuất huyết não tiên phát là vỡ mạch máu do tăng huyết áp hoặc các phình mạch não trực tiếp vào nhu mô, không phải do chấn thương hay sau phẫu thuật.

Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về ALNS ở người bệnh CTSN nặng và XHN. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất ở người bệnh xuất huyết não tiên phát tại BVĐK Hà Tĩnh với mục tiêu:

1. Đánh giá mối liên quan của áp lực nội sọ với triệu chứng lâm sàng.

2. Nhận xét các biến chứng của kỹ thuật đo áp lực nội sọ qua Catheter não thất.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

Tăng áp lực nội sọ ở người bệnh tai biến mạch não  trong tai biến mạch não

Khi áp lực nội sọ ≥ 20 mmHg được gọi là tăng áp lực nội sọ bệnh lí. ALNS từ 20-30 mmHg được xem là tăng áp lực nội sọ nhẹ. Áp lực nội sọ từ 20-25 mmHg bắt buộc phải được điều trị. ALNS tăng hơn 40 mmHg kéo dài là tình trạng đe dọa tính mạng.

1.2. Các nguyên nhân làm tăng áp lực nội sọ trong tai biến mạch não

- Khối máu tụ trong sọ.

- Rối loạn vận mạch (liệt mạch).

- Phù não.

- Tăng áp lực nội sọ làm giảm hoặc ngừng dòng máu tới não.

- Khi áp lực nội sọ tăng bằng huyết áo động mạch trung bình, tuần hoàn não bị ngừng như trong ngừng tim.

- Chèn ép và thoát vị não

- Chèn ép não sẽ kết thúc bằng thoát vị não tại các lỗ trong sọ như lỗ chẩm.

Các biện pháp điều trị tăng áp lực nội sọ ở người bệnh tai biến mạch não

2.1. Các biện pháp điều trị

Truyền dịch

An thần

Kiểm soát huyết á

Mannitol, Natri ưu trương 3%...

Các biện pháp theo dõi áp lực nội sọ

- Đặt catheter não thất theo dõi áp lực trong não thất bên.

- Đặt catheter vào khoang dưới màng cứng hoặc dưới màng nhện.

- Đặt catheter vào khoang ngoài màng cứng

- Đặt catheter trong nhu mô não.

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là 30 người bệnh xuất huyết não tiên phát có chỉ định dẫn lưu não thất đã được tiến hành đặt dẫn lưu não thất ra ngoài và đo áp lực nội sọ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh trong thời gian từ 03/2013-03/2014.

1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh

Những người bệnh tuổi ≥ 18, xuất huyết não tiên phát có chỉ định dẫn lưu não thất:

- Xuất huyết não, xuất huyết não thất gây giãn não thất cấp.

- Xuất huyết dưới nhện và/ hoặc xuất huyết não thất gây giãn não thất.

- Đặt catheter não thất bên theo tiêu chuẩn của Bullock và Martin Smith:

+ Điểm Glasgow ≤ 9, lâm sàng nghi ngờ có tăng ALNS.

+ Hình ảnh giãn não thất trên CT sọ não, CT sọ não có hiệu ứng khối.

1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những người bệnh có rối loạn đông máu, suy thận, suy tim nặng.

- Người đại diện hợp pháp không đồng ý.

2. Xử lý số liệu : phần mềm thống kê SPSS 16.0

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ

1. Đặc điểm chung

Bảng 1: Đặc điểm chung (n=30)

Tuổi

55,4 ± 15,6

Max: 85

Min: 20

Giới tính (Nam/Nữ)

76,2% : 23,8%

Điểm Glasgow lúc vào viện

6,3± 2,5

p > 0,05

Điểm Glasgow lúc can thiệp

6,9 ± 2,0

Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 55,4 ± 15,6 . Tuổi cao nhất 85 và nhỏ nhất 20. BN xuất huyết não nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ.

Từ khóa » đo áp Lực Nội Sọ Icp