Nghiên Cứu Rối Loạn Nhịp Tim, Biến Thiên Nhịp Tim Bằng Holter điện ...

09:04 AM 24/11/2021

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu rối loạn nhịp tim, biến thiên nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau phẫu thuật cầu nối chủ vành”

Chuyên ngành: Nội tim mạch

Mã số: 62.72.01.41

Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngọ Văn Thanh

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. GS.TS. Nguyễn Quang Tuấn

2. TS. Phạm Trường Sơn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Về đặc điểm RLNT trên Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân phẫu thuật CNCV:

- RN mới xuất hiện sau phẫu thuật CNCV tăng theo thời gian, cao nhất sau 6 tháng (17,2%).

- Cơn nhịp nhanh trên thất trước phẫu thuật là 22,70%, sau phẫu thuật 7 ngày, 3 tháng và 6 tháng giảm xuống còn 9,40%, 8,40% và 6,10% (p <0,05).

- Tỉ lệ NTT thất theo phân độ Lown ≥ 3 trước phẫu thuật là 21%, tăng cao nhất 7 ngày sau phẫu thuật (35,9%). Tại thời điểm 3 tháng là 18,1% và 6 tháng là 19,8%, giảm hơn so với trước phẫu thuật nhưng không có sự khác biệt.

- Cơn nhịp nhanh thất trước phẫu thuật 2,50%, sau phẫu thuật 7 ngày, 3 tháng và 6 tháng là 6,80%; 3,50% và 0,90% , nhưng không có sự khác biệt.

Về đặc điểm BTNT (theo thời gian và theo phổ tần số) ở bệnh nhân phẫu thuật CNCV:

- Tỉ lệ bệnh nhân có giảm BTNT trước phẫu thuật là 28,60%, cao nhất ở thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật (51,80%). Tại thời điểm 3 tháng (19,60%) và 6 tháng (12,70%) giảm hơn so với trước phẫu thuật (p< 0,05).

- Tất cả các chỉ số BTNT theo thời gian và theo phổ tần số đều giảm so với trước phẫu thuật tại thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật, hồi phục sau 3 tháng tăng lên sau 6 tháng phẫu thuật (p< 0,05).

Luận án đã chỉ ra mối liên quan giữa BTNT và RLNT sau phẫu thuật CNCV.

- Giảm BTNT trước phẫu thuật làm tăng nguy cơ xuất hiện RN lên 3 lần tại thời điểm 7 ngày sau phẫu thuật, lên 4 lần sau 3 tháng (p< 0,05) và có xu hướng tăng nguy cơ RN lên 2,6 lần (95%CI: 0,96 – 7,04; p>0,05) sau 6 tháng phẫu thuật.

- Trong các chỉ số BTNT trước phẫu thuật, chỉ số SDNN < 50ms và rMSSD < 15ms có mối liên quan mạnh nhất với sự xuất hiện RN mới sau phẫu thuật CNCV.

Luận án cũng đã chỉ ra liên quan giữa BTNT, RLNT và các biến cố tim mạch chính sau phẫu thuật.

- Giảm BTNT trước phẫu thuật làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch chính lên 3,41 lần khi theo dõi đến 6 tháng (p< 0,05).

- NTT thất theo phân độ Lown ≥ 3 trước phẫu thuật có xu hướng làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch chính lên 4,71 lần khi theo dõi đến 3 tháng (95%CI: 0,98 – 26,56; p> 0,05) và lên 2,74 lần khi theo dõi đến 6 tháng sau phẫu thật khi so với Lown < 3 (95%CI: 0,98 – 16,44; p>0,05).

Những kết quả này đồng thời giúp cho các bác sĩ Hồi sức Ngoại, Nội Tim mạch và các phẫu thuật viên có thêm công cụ tiên lượng, theo dõi, dự phòng và điều trị bệnh nhân trải qua phẫu thuật CNCV. Đây chính là đóng góp có ý nghĩa của đề tài cho chuyên ngành.

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

Name of thesis: “Research on arrhythmia, heart rate variability by 24 – hour electrocardiogram Holter in patients undergoing coronary bypass grafting”

Specialized: Internal Cardiology

Code: 62.72.01.41

Name of graduate student: Ngo Van Thanh

Name of supervisor:

1. Prof. PhD. MD. Nguyen Quang Tuan

2. PhD. MD. Pham Truong Son

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

About the arrhythmia on Holter 24-hour ECG in patients with chronic coronary artery disease undergoing CABG:

- New onset AF after CABG increased over time, peaking after 6 months (17.2%). - Preoperative supraventricular tachycardia was 22.70%, after surgery 7 days, 3 months and 6 months reduced to 9.40%, 8.40% and 6.10% (p < 0.05) .

- The rate of Lown class ≥ 3 preop was 21%, the highest was 7 days postop (35.9%). At 3 months it was 18.1% and at 6 months it was 19.8%, lower than before surgery but no difference.

- Preoperative ventricular tachycardia was 2.50%, 7 days, 3 months and 6 months postop was 6.80%; 3.50% and 0.90% , but no difference.

About the HRV (time domain and frequency spectrum) in patients undergoing CABG:

- The percentage of patients with low HRV before surgery was 28.60%, the highest at 7 days after surgery (51.80%). At 3 months (19.60%) and 6 months (12.70%) lower than before surgery (p<0.05).

- 7 days postop all indicators of HRV decreased compared to the preoperative, recovery after 3 months increased after 6 months of surgery (p <0.05).

The thesis has shown the relationship between HRV and arrhythmia in perioperative CABG patients:

- Low HRV preoperative increaseed the risk of AF by 3 times at 7 days after surgery, up to 4 times after 3 months (p <0.05) and tends to increased the risk of AF by 2.6 times (95%CI: 0.96-7.04; p>0.05) after 6 months of surgery.

- Among preoperative low HRV indices, SDNN < 50ms and rMSSD < 15ms had the strongest association with the occurrence of new AF after CABG.

The thesis has also shown the relationship between HRV, arrhythmia and major cardiovascular events after surgery.

- Low HRV preoperative increased the risk of major cardiovascular events by 3.41 times follow-up to 6 months (p<0.05).

- Lown ≥ 3 preoperative tended to increase the risk of major cardiovascular events by 4.71 times when followed up to 3 months (95% CI: 0.98 – 26.56; p > 0.05) and increased 2.74 times when followed up to 6 months after actual surgery compared with Lown < 3 (95% CI: 0.98 – 16.44; p> 0.05).

These results also help to the Intensivists, Cardiologists and Surgeons have more tools to predict, monitor, prevent and treat patients undergoing CABG. This is the meaningful contribution of the topic to the major.

Từ khóa » Các đề Tài Nghiên Cứu Về Rối Loạn Nhịp Tim