Nghiên Cứu Từ Láy Trong Tiếng Việt - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Cao đẳng - Đại học
  4. >>
  5. Sư phạm
Nghiên Cứu Từ Láy Trong Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.43 KB, 27 trang )

MỤC LỤCPHẦN I: MỞ ĐẦU2I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI21. Cơ sở lí luận22. Cơ sở thực tiễn3II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU31. Mục đích nghiên cứu32. Đối tượng nghiên cứu33. Phương pháp nghiên cứu3PHẦN II: NỘI DUNGI. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỪ LÁYII. NỘI DUNG DẠY HỌC TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT TIỂUHỌCIII. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT441415IV. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ LÁYV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TỪLÁY TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌCVI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC15PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT231722I. KẾT LUẬN23II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM23III. ĐỀ XUẤT24TÀI LIỆU THAM KHẢO26PHẦN I: MỞ ĐẦUI. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI1. Cơ sở lí luận1Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang tiến nhanh trên con đườngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới đó,đòi hỏi phải có những lao động mới có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sángtạo, dám nghĩ, dám làm… Từ đó đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo phải đàotạo ra những con người đáp ứng được nhu cầu đó.Luật Giáo dục cũng đã đưa ra mục tiêu cụ thể: “Mục tiêu Giáo dục Tiểuhọc nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúngđắn và lâu dài về đạo đức và trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản gópphần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xâydựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học Trunghọc cơ sở.”( Điều 23 – Luật Giáo dục 1998)Như vậy chúng ta thấy rằng mục tiêu giáo dục tiểu học chỉ có thể đạtđược khi mỗi nhà trường nhận thức và thực hiện tốt chất lượng giảng dạy cácmôn học.Mỗi môn học ở bậc Tiểu học đều có vai trò nhiệm vụ riêng, trong đó mônTiếng Việt cũng giữ vai trò vô cùng quan trọng vì nó góp phần hình thành vàphát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt, nghe, nói, đọc, viết cácmôn khác và tiếp tục nhận thức thế giới xung quanh.Trong các mảng kiến thức của tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượngkhông nhỏ và giữ một vai trò quan trọng trong việc giúp con người diễn đạt tưtưởng, tình cảm trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Trong văn chương, từ láykhông chỉ có giá trị biểu cảm, giá trị hình tượng mà còn góp phần tạo tính nhạccho lời thơ, lời văn hơn các lớp từ khác. Từ láy thích hợp với việc tạo nên đượcnhững bức tranh sinh động với những gam màu ấn tượng, những hình dáng, tínhcách của con người bằng ngôn từ. Lớp từ láy có khả năng tạo nên nhịp điệu,hình ảnh cho thơ ca, là một trong những phương tiện biểu đạt đặc sắc của thơ canên được các nhà thơ, nhà văn rất ưa dùng. Các nhà thơ nhà văn sử dụng từ láynhư là một yếu tố nghệ thuật để thể hiện tác phẩm. Trong đời sống giao tiếp, từ2láy cũng thường được sử dụng và mang lại nhiều hiệu quả. Nhưng đó cũng làmảng kiến thức khó dạy vì giáo viên và học sinh cũng hay bị nhầm giữa từ láyvà từ ghép, gây nên việc không hứng thú dạy.2. Cơ sở thực tiễnTrong thực tế, khi giảng dạy về từ láy nhiều giáo viên không hứng thúdạy,một số giáo viên còn lúng túng, chưa nắm vững kiến thức khoa học củamảng kiến thức này, phương pháp dạy học của một số giáo viên còn hạn chế,chưa giúp học sinh phân biệt được từ láy nên hiệu quả dạy học chưa cao. Bêncạnh đó, học sinh Tiểu học khi học về từ ghép và từ láy còn hay bị nhầm lẫn,chưa phân biệt được chính xác từ ghép và từ láy. Xuất phát từ giá trị của từ láy,vấn đề dạy và học từ láy trong nhà trường đã được đặt ra và được triển khai rấtsớm, ngay từ cấp Tiểu học. Là một giáo viên Tiểu học, để có thể giúp học sinhsử dụng Tiếng Việt đúng và hay, việc tìm hiểu, nghiên cứu về từ láy là rất cầnthiết. Qua các bài dạy của mình, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh biết cáchdùng từ láy đúng, hay, sáng tạo; làm tăng thêm giá trị gợi hình ảnh, gợi âmthanh và giá trị biểu cảm cho câu văn, bài văn cũng như trong giao tiếp.Từ những lí do nêu trên, tôi mạnh dạn chọn và nghiên cứu đề tài : “Từ láytrong tiếng Việt”.II. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:1. Mục đích nghiên cứu :- Tìm hiểu những vấn đề chung về từ láy: một số quan niệm về từ láy , sựphân loại từ láy trong Tiếng Việt và giá trị ngữ nghĩa, giá trị sử dụng của từ láy.- Tìm hiểu thực trạng dạy và học mảng kiến thức về từ láy.- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học từ láy, gópphần nâng cao chất lượng dạy – học Tiếng Việt trong nhà trường.2. Đối tượng nghiên cứu- Từ láy tiếng Việt3. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp nghiên cứu tài liệu- Phương pháp điều tra3- Phương pháp phân tích – tổng hợp- Phương pháp so sánhPHẦN II: NỘI DUNGI. LÍ LUẬN CHUNG VỀ TỪ LÁY1. Các khái niệm và các quan niệm xung quanh vấn đề từ láyTừ láy là lớp từ có sức diễn tả, gợi tả, gợi cảm cao nên được sử dụng nhiềutrong ngôn ngữ giao tiếp đời sống và trong văn chương, đặc biệt là được dùngnhiều trong thơ ca, bởi chúng có khả năng lớn nhất trong việc tạo âm thanh, tạohình ảnh một cách rõ nét giúp cho ngôn ngữ thực hiện tốt chức năng giao tiếp vàchức năng tư duy. Đã có nhiều cách lí giải hiện tượng này một cách khác nhaudiễn ra trong lịch sử ngôn ngữ học. Điều này cũng dễ lí giải vì láy là một hiệntượng đa diện, phức tạp, đầy lí thú xét cả về phương diện hình thái – cấu trúccũng như từ mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng học.Các tác giả sách “ Ngữ pháp Tiếng Việt” của Ủy ban khoa học xã hội ViệtNam 1983 định nghĩa : “ Từ láy đều là từ hai tiếng. Phần lớn đó là từ gốc Việt.Có một số từ láy gốc Hán, nhưng có thể coi chúng đã là Việt hóa, đã hòa lẫnvào bộ phận từ láy gốc Việt. Từ láy được cấu tạo theo phương thức phối hợpngữ âm. Nói đến “sự phối hợp ngữ âm” ở đây tức là nói đến hiện tượng lặp vàhiện tượng đối xứng”. Quan niệm này giống quan niệm của tác giả Hoàng VănHành nhưng chưa nhấn mạnh đến quan hệ ngữ nghĩa của từ.Đa số các nhà nghiên cứu đều coi từ láy như một đơn vị từ vựng gồm haiphần: thành tố gốc và thành tố láy. Có nhiều sự tranh luận về thành tố “gốc”trong từ láy, nhưng đây là vấn đề chưa ngã ngũ bởi trên thực tế, nhiều từ trênquan điểm đồng đại thật khó có cơ sở để xác định đâu là thành tố gốc . Đó là cáctừ như: bâng khuâng, lẽo đẽo, xào xạc, kĩu kịt, ti toe, ... và ngay cả những từ láyhoàn toàn như : ầm ầm, xanh xanh, êm êm, ... cũng không có cơ sở chắc chắn đểxác định yếu tố nào là phần gốc, yếu tố nào là phần láy.Những quan điểm về từ láy chưa thật thống nhất trong khái niệm giữa các4nhà nghiên cứu song đa số các nhà nghiên cứu lại có những quan điểm tươngđồng với nhau ở chỗ: coi từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy, lấynguyên tắc hòa phối ngữ âm làm cơ sở và có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng.Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập 1, khái niệm từ láy được thể hiệnnhư sau: "Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần)giống nhau. Đó là các từ láy".1.1. Từ láy và dạng láyKhi nghiên cứu từ láy, đa số các nhà nghiên cứu không chủ trương đi vàophân biệt từ láy với dạng láy của từ. Một số nhà nghiên cứu lại chủ trương phânbiệt từ láy và dạng láy , mặc dù những tiêu chuẩn, những dẫn chứng mà các tácgiả này trên thực tế khi đưa ra chứng minh chưa đủ sức thuyết phục và có căn cứrõ ràng. Có một số quan niệm về dạng láy : “Dạng láy của từ là kết quả của quátrình trượt để nhân đôi từ khi sử dụng chúng trong lời nói. Từ dùng để làm cơsở cho việc tạo dạng láy có thể là từ đơn âm tiết, có thể là một số kiểu từ láyđôi. Tùy thuộc vào số lượt âm tiết mà chúng ta có dạng láy đôi, dạng láy ba hayláy của từ.”Tác giả Võ Xuân Quế trong bài viết “ Tìm hiểu về một kiểu láy tư trongTiếng Việt” lại khẳng định những trường hợp như “gật gà gật gù”, “hấp ta hấptấp”, “ngất nga ngất ngưởng” ... là kiểu láy bốn, chứ không phải là dạng láybốn. Các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Hồ Lê, Nguyễn Thiện Giáp, Đỗ Hữu Châucũng thừa nhận đây là kiểu láy tư trong Tiếng Việt. Kiểu láy bốn này được cấutạo từ các từ láy đôi nên nghĩa của chúng chỉ là nghĩa của từ láy đôi ở mức độcao hơn, nhấn mạnh nghĩa hơn của từ láy đôi cơ sở.Những từ kiểu như: đo đỏ, tim tím, chầm chậm, ... Hoàng Văn Hành vàmột số nhà nghiên cứu lại coi là dạng láy đôi. Tuy nhiên tác giả Hoàng VănHành lại lí giải chỉ nên phân biệt dạng lặp với từ láy vì cái gọi là dạng láy và từláy thực chất đều được cấu tạo theo cùng một cơ chế.Quan niệm truyền thống khi phân biệt từ láy với dạng láy lại cho rằngdạng láy biểu thị ý nghĩa ngữ pháp còn từ láy biểu thị ý nghĩa từ vựng. Tuynhiên ngữ pháp truyền thống lại chưa phân biệt rõ ràng thế nào là ý nghĩa ngữ5pháp, thế nào là ý nghĩa từ vựng nên khó lòng phân biệt được khi nào là từ láy ,khi nào là dạng láy của từ. Truyền thống Việt ngữ học, các nhà tác giả thườngphân biệt dạng láy. dạng lặp và từ láy .Hoàng Tuệ cho rằng những từ bốn âm tiết như: mừng mừng rỡ rỡ, tùmlum tà la chỉ là dạng láy và cho rằng các từ láy chỉ gồm có hai âm tiết. “ Nhưvậy, các từ láy đều hai âm tiết” và khẳng định “ các dạng láy bốn âm tiết khôngnên xem là từ, đó là những đơn vị hình thành qua một sự biểu trưng hóa ngữ âmở bậc câu, không phải ở bậc từ”.Các tác giả sách “ Cơ sở Tiếng Việt” cho rằng phương thức láy từ là “ láylại từ gốc tạo ra dạng láy để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp khác với từ gốc”.VD: đen và đen đen, xanh và xanh xanh ... Ý nghĩa ngữ pháp của “ đenđen”, “ xanh xanh” khác với từ gốc “ đen” và “ xanh”.Dạng láy đôi biểu hiện mức độ giảm của tính chất, nó chỉ miêu tả mức độtương đối. Ngoài dạng láy đôi, còn có dạng láy bốn biểu thị mức độ tăng củatính chất so với từ gốc.VD: vụng về và vụng vụng về về, lúng túng và lúng ta lúng túngSách ngữ pháp Tiếng Việt của Ủy ban khoa học xã hội – 1983 cũng có sựphân biệt từ láy và dạng láy. “ Tránh nhầm lẫn từ láy toàn bộ với dạng láy củatừ một tiếng”.VD: đùng đùng, róc rách, nhí nhảnh ... là từ láythấp thấp, nhí nha nhí nhảnh .. là dạng láyCác tác giả cuốn “ Ngữ pháp Tiếng Việt” đã có sự trình bày tỉ mỉ vềhình thức ngữ âm và nghĩa của dạng láy . Tôi có thể tóm lược sự trình bày đóqua hai bảng sau:Bảng 1: Hình thức ngữ âm của dạng láy:Láy toàn bộ: không có sự biến đổi ngữ âmmà chỉ có sự lặp lại của tiếngDạng láy hai VD: người người, đời đời...Láy bộ phận: giữa hai tiếng có phối hợp vềtiếngâm thanh. VD: đèm đẹp, tim tím, ren rét....6Láy toàn bộ: Có sự biến đổi nhất định trongngữ điệuTừ một tiếng có Dạng láy ba VD: vui vui vui, nhớ nhớ nhớ ...Láy bộ phận: có phối hợp về ngữ âm nhưngnhững dạng láytiếngchỉ phối hợp về thanhVD: cỏn còn con hoặc con cỏn còn con ...Dạng láy có VD: vui vui làkết hợp với Những sách là sáchtrợ từDạng láy không có sự biến đổi ngữ âm,trong đó nguyên dạng AB của từ ghép hayTừ hai tiếng có Dạngnhững dạng láytoàn bộláy từ láy chuyển thành dạng AABBVD: nói nói cười cười, vội vội vàng vàng ...Dạng láy có phối hợp ngữ âm, trong đónguyên dạng hai tiếng AB của từ chuyểnthành dạng bốn tiếngVD: hớt hải thành hớt hơ hớt hảiCó sự phối hợp ngữ âm trong đó nguyênDạng láy bộ dạng hai tiếng AB của một kiểu từ ghép đổiphậnthành dạng láy bao tiếng AB’B – sự phốihợp ngữ âm là giữa các tiếng B’BVD: thơm phức thành thơm phưng phứcTừ một tiếng và VD: cơm kiếc, xe xiếc, câu lạc bộ câu lạc biếctừ hai tiếng có Dạng láy đặc biệt có thể có vần ang hay vần ungdạng láy đặc biệt VD: đàn ông đàn ang, hoa tai hoa tung ...với vần “ iêc” ởtiếngcuốicủadạng láyBảng 2: Nghĩa của dạng láy:Nghĩa về số lượng toàn bộ của sự vậtDạng láy của danh từ VD: người người, ngành ngành, đâu đâuNghĩa về sự liên tục thời gianbiểu thị loại nghĩa7VD: sáng sáng, chiều chiều, lớp lớp ...Nghĩa về sự liên tục của hoạt độngDạng láy của động từ VD: đập đập, gật gật, lắc lắc, đẽo đẽocó thể biểu thị những Có thể có cách dùng hai ngữ liền nhau, song songloại nghĩaVD: quay đi quay lại, nói lên nói xuốngNghĩa về cường độ của hoạt độngVD: lo lo, sờ sợ, yêu yêu ...Nghĩa về mức độ thấp của tính chấtVD: be bé, nho nhỏ, nằng nặng ...Nghĩa về mức độ cao của tính chấtDạng láy của tính từbiểu thị nghĩa về mứcđộ của tính chấtDạng láy hai tiếng kết hợp với trợ từVD: mẩy mẩy là, ngoan thật là ngoan ...Dạng láy ba tiếng, bốn tiếngVD: đủng đa đủng đỉnh, sạch sành sanh ...Dạng láy đặc biệt có Thường biểu thị tính không xác định của sự vật, hoạtvần “iêc” hay “ang”, động của trạng thái hay tính chất“ung” của danh từ, VD: sốt siếc, diễn văng diễn vung ...động từ, tính từCó khi nó nhấn mạnh nghĩa phủ định hoặc có hàm ýkhinh thường, mỉa mai hay đùa giỡn .VD: học hiếc, hát hiếc ...1.2. Từ láy và từ ghépKhái niệm về từ láy hiện nay do chưa có sự thống nhất giữa các nhànghiên cứu ngôn ngữ nên việc xác định từ láy đôi khi cũng gặp những khó khăn.Có một số lượng không nhiều những từ mà khi xác định loại từ đó thuộc lớp từnào thì có người lại xếp vào lớp từ láy, có người lại xếp vào từ ghép, có ngườilại cho đó là lớp từ trung gian. Những ý kiến đó được trình bày qua một số côngtrình nghiên cứu của một số tác giả. Ở đây, tôi chỉ đi vào xem xét những trườnghợp mà ranh giới giữa từ láy và từ ghép khó xác định chứ không phải đi vàophân biệt hai lớp từ cơ bản của Tiếng Việt là từ láy và từ ghép.Từ láy và từ ghép là sản phẩm của hai cơ chế cấu tạo từ khác nhau. Từ láylà sản phẩm của cơ chế láy, từ ghép là sản phẩm của cơ chế ghép.Chóc = chim (chim chóc) – Trong tiếng Tày, chóc là con chim sẻ8Han = hỏi (hỏi han)Những yếu tố mất nghĩa ngày nay lại là những từ có nghĩa, được dùngtrong Tiếng Việt từ thế kỷ XIX trở về trước nên tác giả xếp vào từ ghép đẳnglập.Tác giả Nguyễn Đức Dương coi những trường hợp :• người người, đo đỏ, đèm đẹp,..... là kiểu láy nghĩa là những tổ hợp vốn láycả nghĩa lẫn âm• bập bùng, đỏ đắn,... là tổ hợp ghép nghĩa• bơ vơ, tôm tép, ba ba,... là hiện tượng láy ngẫu nhiên• cào cào, châu chấu, se sẻ, đom đóm,... là tổ hợp láy dùng để gọi tênnhững sự vật, loài vật.Tác giả viết : “ Để phân tích nghĩa của các tổ hợp kiểu đỏ đắn, bập bùng,... chúng ta hãy xét chúng ở mặt hình thái học trước. Kiểu tổ hợp này lâu nayvẫn được xếp vào loại “láy”. Nhưng thực ra tính chất của phương thức ghép thểhiện đâm hơn nhiều.”Xu thế chuyển đổi từ kiểu ghép nghĩa sang kiểu láy âm, hiện nay vẫnđang tiếp tục diễn ra nhất là trong những kiểu ghép gồm hai thành tố đẳng lập.Việc cùng một số từ giống nhau được xếp vào các loại lớp từ khác nhau đó là docách nhìn, cách xem xét những từ đó dưới những bình diện khác nhau: về nguồngốc của từ hay sự phát triển của từ trong sự phát triển chung của ngôn ngữ.Đối với học sinh tiểu học, nhận thức của các em còn ở mức đơn giản, vìvậy tôi theo cách nhìn của Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Đào Thản và một sốtác giả khác, nhận diện từ láy trên quan điểm đồng đại. Xác định từ láy trên diệnđồng đại tức là trừ một số lượng ít ỏi các từ gồm hai tiếng có nghĩa nên đưa vềtừ ghép. Các từ còn lại, tức các từ mà cả hai tiếng vô nghĩa hoặc chỉ có mộttiếng có nghĩa đều nên coi là từ láy chân chính xét cả về nội dung ý nghĩa lẫncấu tạo hình thức của từ.1.2. Sự phân loại từ láy trong Tiếng Việt1.2.1. Phân loại từ láy dựa vào số lượng tiếng và cấu tạo của từ9Từ láy Tiếng Việt hiện nay thường được phân loại dựa trên hai cơ sở: sốlượng các âm tiết trong từ láy; sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cấutạo của các thành tố trong từ láy do các hòa phối ngữ âm tạo nên.Căn cứ trên cơ sở một, trong Tiếng Việt có các kiểu2: từ láy hai tiếng, từláy ba tiếng và từ láy bốn tiếng. Trên cơ sở hai, các từ láy đôi phân thành: từ láyhoàn toàn và từ láy bộ phận. Nhưng do sự phức tạp trong cấu tạo của phần vần(thường gồm từ một đến ba âm) nên cách phân chia thành các loại nhỏ trong từláy bộ phận.Tôi đi vào trình bày cách phân loại từ láy Tiếng Việt dựa vào hai cơ sởnêu ở trên. Đây là cách phân loại theo tôi là khá tiêu biểu, đầy đủ và chung nhấtcho các kiểu từ láy trong Tiếng Việt.1. Từ láy đôi: là những từ láy gồm hai tiếng. Trong từ láy đôi, dựa vàophần âm được láy lại có thể phân chúng thành hai loại: láy hoàn toàn và láy bộphận.a. Từ láy hoàn toàn:Đó là những từ láy có sự đồng nhất, tương ứng hoàn toàn giữa các thànhphần cấu tạo của hai thành tố. VD: đùng đùng, lăm lăm, phau phau, hu hu...Có thể chia từ láy hoàn toàn thành ba loại:- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống hệt nhau về thành phần cấu tạo, chỉkhác nhau về trọng âm. VD: xanh xanh, ngầu ngầu, kìn kìn, vèo vèo...- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về thanh điệu. VD: đo đỏ,tim tím, mơn mởn, chầm chậm ...- Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng có sự khác nhau về phụ âm cuối. Phụ âmcuối biến đổi theo nguyên tắc p – m , t – n , k – ng .VD: p – m : chiếp chiếpbịp bịpt–n:k–n:–chiêm chiếp–bìm bịpsát sát–san sátphớt phớt–phơn phớtbịch bịch–bình bịchvặc vặc–vằng vặc10b. Từ láy bộ phận:Từ láy bộ phận là những từ láy trong đó có sự phối hợp ngữ âm của từngbộ phận âm tiết theo những qui tắc nhất định.Trong Tiếng Việt, kiểu láy bộ phận là kiểu chính, xét cả về số lượng từ, cảvề tính đa dạng, phong phú của qui tắc phối hợp âm thanh.Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác nhau của âm tiết, ta có thể chiatừ láy bộ phận thành hai kiểu : từ láy âm và từ láy vần- Từ láy âm : là những từ láy trong đó âm đầu được láy lại.Có thể chia từ láy âm thành hai loại nhỏ:+ Từ láy âm xác định được quy tắc biến vần:VD: [ u ] – [ i ] : tủm tỉm, thủ thỉ, rung rinh ...[ ô ] – [ ê ]: vỗ về, hổn hển, xộc xệch ...[ o ] – [ e ]: thỏ thẻ, vo ve, rón rén ...+ Từ láy âm chưa xác định được quy tắc biến vần:VD: đỏ đắn, trống trải, trắng trẻo, lập lòe, xôn xao, ...- Từ láy vần: từ láy vần là từ láy trong đó phần vần trùng lặp ở hai âm tiết cònphụ âm đầu khác biệt nhau. VD: lác đác, lon ton, ...2. Từ láy baSố lượng từ láy ba trong Tiếng Việt không nhiều. Đó là những đơn vịgồm có ba tiếng có sự hòa phối ngữ âm với nhau có sự hòa phối ngữ âm vớinhau. VD: cỏn còn con, dửng dừng dưng, khít khìn khịt, ...Trong ba âm tiết tạo nên từ láy ba luôn có một âm tiết không có khả năngsử dụng độc lập và có ý nghĩa từ vựng (tiếng gốc). Vì vậy, từ láy ba là kết quảcủa hai lần lặp lại tiếng gốc bằng cách biến đổi thanh điệu theo những quy tắcnhất định. Quy tắc biến đổi thanh điệu ở từ láy ba thường gặp là:- Đối nhau về bằng – trắc: tiếng thứ hai của từ láy ba thường mang thanhbằng. VD: dửng dừng dưng, tỉ tì ti, cỏn còn con, ...- Đối nhau về âm vực: yếu tố thứ nhất và yếu tố thứ ba mang thanh điệu đốilập nhau về âm vực. VD: khít khìn khịt, sạch sành sanh, , tóp tòm tọp, ...3. Từ láy tư11Phần lớn các từ láy tư được tạo ra trên cơ sở những từ láy đôi bộ phận. Từláy tư có số lượng nhiều hơn hẳn từ láy ba. VD: bập bà bập bềnh, đủng đa đủngđỉnh, vất va vất vưởng, ....Từ láy tư khá đa dạng về kiểu láy. Có thể phân thành hai loại lớn: nhữngtừ láy tư được cấu tạo trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận; những từ láy tư đượccấu tạo không phải dựa trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận.- Cấu tạo trên cơ sở của từ láy đôi bộ phận, từ láy tư được chia thành nămkiểu:+ Kiểu 1: Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sởVD: hấp tấp hấp ta hấp tấpbập bõm  bập bà bập bõmĐại bộ phận từ láy tư được cấu tạo theo kiểu này. Trong kiểu láy tư này,phần láy bao giờ cũng đứng trước phần gốc.+ Kiểu 2: Lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở. Trong khi lặp lại, biến đổi thanhđiệu sao cho hai âm tiết đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai âm tiết saumang thanh điệu thuộc âm vực thấp thường là: hỏi hỏi – huyền huyền, sắc sắc –nặng nặng. VD: bổi hổi bồi hồi, loáng choáng loạng choạng ...+ Kiểu 3: Hai tiếng của phần láy và hai tiếng ở phần gốc tách xen nhau theothế cặp đôi.VD: xăng xít – lăng xăng lít xítthơ thẩn – lơ thơ lẩn thẩn+ Kiểu 4: Láy lại từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự trong từláy đôi cơ sở theo mô hình AB  AABBVD: hùng hổ - hùng hùng hổ hổvội vàng - vội vội vàng vàng+ Kiểu 5: Ghép hai từ láy đôi bộ phận có ý nghĩa từ vựng tương ứng, gần gũinhau để tạo thành từ láy tưVD: tẩn mẩn tần mần, lôi thôi lếch thếch, ...- Những từ láy tư được cấu tạo không phải dựa trên cơ sở của từ láy đôi bộphận được chia làm hai kiểu:12+ Kiểu 1: kiểu ABACA là một từ đơn có nghĩa, còn BC là một khuôn láy mà kết hợp AB,ACkhông có khả năng tồn tại riêng biệt nhưng khi ghép lại thành khối ABAC thì lạicó nghĩa của A với sắc thái do BC tạo nên.VD: vắng – vắng ngơ vắng ngắtbuồn – buồn thỉu buồn thiu+ Kiểu 2: Kiểu AABBTrong kiểu này, AB là một từ ghép hoặc là một tổ hợp từVD: trùng điệp – trùng trùng điệp điệptầng lớp – tầng tầng lớp lớpNgoài ra, cũng còn những từ láy tư mang tính chất lẻ tẻ, chưa thành hệthống như : xinh xỉnh xình xinh, tí tị tì ti, teo tẻo tèo teo,....1.2.2. Phân loại dựa vào nghĩa của từ láyLịch sử nghiên cứu từ láy Tiếng Việt đã chứng minh rằng phần lớn cáctác giả quan tâm đến việc phân loại và miêu tả từ láy theo tiêu chí thuộc về hìnhthức cấu tạo của từ láy.Cách phân loại từ láy dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa những năm gần đây cómột số tác giả tiêu biểu như: Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành.Hoàng Tuệ xem xét và phân loại từ láy dựa vào “ sự tương quan âm – nghĩa”trong từ, tác giả chia từ láy thành ba nhóm khác nhau:Nhóm 1Gồm nhữngtừNhóm 2Nhóm 3mô Đó là những từ bao Đó là những từ không baophỏng những tiếng vang gồm 1 âm tiết – hình vịVD: oa oa, gâu gâu ,...gồm 1 âm tiết – hình vịVD: làm lụng, mạnh nhưng lại là những từ cómẽ, lơ thơ, ...giá trị biểu cảm rất rõLà những từ có giá trị VD: lác đác, bâng khuâng,ngữ pháp và biểu cảm...13Nhận xét: Cách phân loại từ láy theo tiêu chí ngữ nghĩa của Hoàng Tuệ đãkhắc phục được tính chất phiến diện của cách phân loại chỉ huần túy dựa vàocấu trúc và gợi cho ta một hướng suy nghĩ đáng chú ý.II. NỘI DUNG DẠY HỌC TỪ LÁY TRONG MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌCChương trình, sách giáo khoaNhư đã trình bày, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của từ láy trong đờisống cũng như trong văn học. Nhưng trong toàn bộ chương trình Tiểu học, họcsinh chỉ được học về từ láy trong 2 tiết Luyện từ và câu lớp 4 (tập một) với cácdạng bài tập sau:- Bài tập cấu tạo: yêu cầu quan sát ví dụ, trả lời câu hỏi để từ đó hình thànhkhái niệm về cấu tạo từ láy ( phần Nhận xét – trang 38 - Tiếng Việt 4 - tập một)- Bài tập nhận diện và tái hiện:* Bài 1 (trang 39 – Tiếng Việt 4 - tập một): Hãy xếp những từ phức được innghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằngnhững tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đổng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bênsông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùngbờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.Theo HOÀNG LÊb) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứngcáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.THÉP MỚI* Bài 2 (trang 40 – Tiếng Việt 4 - tập một): Tìm từ ghép, từ láy chứa từngtiếng sau đây:a) Ngayb) Thẳngc) Thật- Bài tập phân loại* Bài 3 (trang 44– Tiếng Việt 4 - tập một ): Xếp các từ láy trong đoạn vănsau vào nhóm thích hợp14Cây nhút nhátGió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạtxạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao.He hé mắt nhìn : không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắtlá và quả nhiên không có gì lạ thật.Theo TRẦN HOÀI PHƯƠNGa) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vầnc) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.III. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠTNhư vậy, những bài tập trên chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện và phân loạitừ láy. Tất nhiên, cấp Tiểu học mới chỉ là cấp học ban đầu, lên những cấp họctiếp theo, các em sẽ được học sâu hơn về từ láy nhưng cũng ngay từ cấp Tiểuhọc, các em đã phải làm những bài tập làm văn. Vậy thì nên chăng nên có thêmmột số bài tập giúp học sinh cảm nhận được cái hay của từ láy trong đời sốngcũng như trong văn học để từ đó các em vận dụng vào lời ăn tiếng nói, vào bàitập làm văn đặc biệt là thể loại văn miêu tả?IV. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TỪ LÁY1. Đối với chương trìnhNội dung chương trình đã phần nào đáp ứng được mục tiêu môn học đềra với các dạng bài tập từ dễ đến khó. Nhưng do thời lượng dành cho việc dạy từláy ở Tiểu học còn ít, mà yêu cầu lại quá cao như: nhận diện được từ láy trongmột văn bản, phân loại được các dạng từ láy.2. Đối với giáo viên- Nhiều giáo viên mới ra trường do chưa có kinh nghiệm giảng dạy nên chưatạo được sự lôi cuốn, hứng thú cho học sinh.- Nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy ít đầu tư, chưa khắc sâu được kiếnthức trọng tâm cho học sinh, đôi khi còn chưa làm chủ được kiến thức,….Vì vậykhi dạy thường chỉ chú ý đến thời gian, không bám sát vào mục tiêu trọng tâmcủa bài nên các em chưa nắm được nội dung, bản chất của vấn đề.15- Bên cạnh đó, có giáo viên nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng lại chưa thựcsự tâm huyết và hết lòng vì học sinh.- Giáo viên nhiều khi cũng còn lúng túng khi hiểu nghĩa của từ, do vậy việctruyền thụ kiến thức cho học sinh còn gặp khó khăn.- Tiếng Việt phong phú và đa dạng, do vậy việc xác định vạch ranh giới giữacác từ đều gặp khó khăn, còn tranh luận nhau trong sinh hoạt chuyên môn.Muốn xác định được từ phải đặt từ đó trong văn bản, do vậy mỗi người có cáchhiểu, cách cảm nhận khác nhau, gây ra sự tranh luận vạch ranh giới giữa các từcũng khác nhau.3. Đối với học sinh- Nhiều học sinh chưa ý thức được việc học cũng như tầm quan trọng củamôn Tiếng Việt.- Một số học sinh tiếp thu bài thụ động, lười suy nghĩ; nắm bắt kiến thức, hìnhthành kĩ năng chậm.- Một số học sinh trung bình yếu do tiếp thu bài chậm nên không hứng thú.- Do các em còn nhỏ, chưa có điều kiện tiếp xúc với môi trường, xã hội rộng,sự giao lưu ngôn ngữ của các em còn hạn chế.- Vốn từ của các em còn ít, vì thế khi gặp những từ xa lạ, các em chưa hiểunghĩa mà cách giảng nghĩa của giáo viên lại thoát ly văn cảnh hoặc sa vào địnhnghĩa trừu tượng làm học sinh khó hiểu.- Khi học bài về từ ghép, từ láy nhiều học sinh chưa phân biệt được từ ghépvà từ láy.4. Kết quả của thực trạngQua việc nghiên cứu, điều tra thực trạng, khảo sát chất lượng việc thựchiện nhận biết và phân loại từ láy của lớp 4B đầu năm học 2014- 2015 (khichưa giúp học sinh nhận diện và phân loại từ láy), kết quả khảo sát như sau:Hs nhận diệnHs biết cách nhậntốtdiệnSố học sinhSLTLSLTLHS còn lúng túngSLTL1629517,2%931,03%1551,77%Điểm mấu chốt ở đây là học sinh chưa phân biệt được từ ghép và từ láy.Vì vậy học sinh làm bài hay sai dẫn đến kết quả học tập chưa cao.V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY TỪ LÁY TRONG MÔNTIẾNG VIỆTDo phạm vi của đề tài nên tôi chỉ xin đưa ra một số biện pháp của việcdạy từ láy ở Tiểu học như sau:1. Khi dạy các bài tập đọc, giáo viên có thể xây dựng một số câu hỏi giúphọc sinh hiểu và cảm nhận được giá trị của từ láy trong câu văn , đoạn thơ(có thể tích hợp dạy trong các bài tập đọc là bài văn miêu tả, kể chuyện).Ví dụ: Khi dạy bài: “Cánh diều tuổi thơ”(SGK Tiếng Việt 4, tập 1 - trang146) ta có thể hỏi thêm: Tác giả đã dùng từ láy nào để miêu tả cánh diều vàtiếng sáo diều?Qua đó con có cảm nhận gì về cánh diều và tiếng sáo?Có thể thấy rằng không ít các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt Tiểu học lànhững tác phẩm văn chương với tần số xuất hiện từ láy là rất lớn. Ý nghĩa củacác từ láy đó cũng hết sức phong phú, đa dạng và sinh động. Bởi vậy, khi dạy,giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi hay bài tập để học sinh hiểu được giá trịcủa từ láy trong bài đọc. Từ đó các em có thể học tập cách sử dụng từ láy khilàm văn cũng như trong giao tiếp.2. Khi dạy về từ láy trước hết cần cho học sinh nắm chắc được các kiểu từláy, các dạng từ láy và nghĩa của từ láy trong tiếng Việt.* Các kiểu từ láy: có 4 kiểu:- Láy tiếng- Láy âm- Láy vần- Láy cả âm lẫn vầnNgoài 4 kiểu trên cần cung cấp cho học sinh:- Từ láy đặc biệt, ví dụ: óng ánh, ấm áp, í ới,... (vì cùng vắng khuyết phụâm đầu).17- Từ láy âm (có cách ghi phụ âm đầu bằng nhiều con chữ khác nhau)Ví dụ: cuống quýt, cập kênh, cồng kềnh, cũ kĩ,…* Các dạng từ láy: có 3 dạng:- Dạng láy đôi- Dạng láy ba- Dạng láy tư* Nghĩa của từ láy:Trong tiếng Việt nghĩa của các từ láy rất phong phú, thường có mấy dạngcơ bản sau:- Từ láy diễn tả sự giảm nhẹ của tính chất so với nghĩa của từ hay tiếnggốc. Ví dụ: đo đỏ, nhàn nhạt, tim tím,…- Từ láy diễn tả sự tăng lên, mạnh hơn của tính chất so với nghĩa gốc của từhay tiếng gốc. Ví dụ: đen đủi, sạch sành sanh, vàng vọt,…- Từ láy diễn tả sự lặp đi lặp lại các động tác. Ví dụ: gật gật, vẫy vẫy, cườicười,…- Từ láy diễn tả thái độ, tình cảm, sự đánh giá của người nói. Ví dụ: xanhxao, người ngợm,…- Từ láy mang nghĩa khái quát. Ví dụ: chim chóc, chùa chiền, máy móc, bạnbè,…3. Xây dựng một số bài tập điển hình theo các dạng:Khi học sinh đã nắm chắc các đặc điểm về từ láy giáo viên tiếp tục cungcấp cho học sinh cách nhận biết và phân biệt từ láy với từ ghép qua hai bước:Bước 1: Dựa vào vào dấu hiệu hình thức của từ láy.Bước 2: Dựa vào nghĩa của các tiếng trong từng từ để xác định.Tất nhiên hai bước làm trên cũng chỉ là tương đối chứ không phải là tuyệtđối trong mọi trường hợp nên tôi đã cho học sinh làm các bài tập nhận diện từláy ở một số dạng bài điển hình nhằm giúp học sinh có kinh nghiệm nhận diệntừ láy.+ Dạng 1: Cho sẵn các từ ngữ thuộc nhiều loại như: từ ghép (gồm cáctừ ghép bình thường như: nhà cửa, đất nước, máy bay, xe đạp…) và các từ ghép18có hình thức âm thanh dễ lẫn với từ láy (như: mặt mũi, tươi tốt, săn bắn…) từláy cũng bao gồm các từ láy bình thường (như: đẹp đẽ, xinh xăn, bối rối…) vànhững từ láy khó nhận biết (như: cũ kĩ, quanh co, cáu kỉnh ; ồn ào, êm ả, í ới,ấm áp…) và cả cụm từ có hình thức âm thanh giống từ láy (như: trên trời,cuống cẳng, giã giò, đã đành, vỡ bờ…) rồi yêu cầu các em nhận biết từ láy.Ví dụ: Gạch dưới từ láy trong các từ ngữ sau đây: nhà cửa, mặt trời,chăm chỉ, may mắn, đi đứng, bao bọc, quanh co, cáu kỉnh, cuống quýt, êm ái, ítỏi, ao ước, giã giò, vỡ bờ…Dựa vào những đặc trưng của từ láy, ta loại bỏ tiếp những từ mà hai tiếngđều có nghĩa, quan hệ giữa hai tiếng trong từ là quan hệ về nghĩa (như: nhà cửa,mặt trời) và những từ mà hai tiếng có quan hệ về âm nhưng cả hai tiếng đều cónghĩa (như: đi đứng, bao bọc). Cuối cùng, cần chú ý tới những từ láy “khó nhậnbiết”, dễ nhầm lẫn, như đã nói ở trên ( quanh co, cuống quýt, êm ái, ít ỏi…).Bằng cách này ta tìm được các từ láy sau: chăm chỉ, may mắn, quanh co, cáukỉnh, cuống quýt, êm ái, ế ẩm, ít ỏi, ao ước.*Bài tập 1: Xếp các từ sau vào hai nhóm: Từ láy - Từ ghép- Đi đứng, trắng trẻo, non nước, thơm tho, nhỏ nhắn, tươi tốt, buôn bán,…Ở bài tập này nếu chỉ dựa vào dấu hiệu hình thức của từ láy thì học sinhnhiều em sẽ xếp sai. Giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy từ: đi đứng, nonnước, tươi tốt, buôn bán là từ ghép có hình thức ngữ âm giống với từ láy, cáctiếng trong từ đều có nghĩa, quan hệ giữa hai tiếng trong từng từ chủ yếu là quanhệ về nghĩa. Còn các từ: trắng trẻo, thơm tho, nhỏ nhắn là từ láy vì trong các từláy trên ta đều xác định được từ (tiếng) gốc, ví dụ từ trắng trẻo - từ gốc là trắng,từ nhỏ nhắn - từ gốc là nhỏ…Qua đó giúp học sinh hiểu được muốn phân biệt được từ láy với từ ghépkhông chỉ dựa vào đặc điểm hình thức mà cần phải dựa vào nghĩa, vào tiếng (từ)gốc của từ láy.*Bài tập 2: Các tổ hợp dưới đây có phải từ láy không?- Đường đi, đến được, tôi vôi, học đọc, sáng sớm.Với bài tập này giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy rõ: Các tổ hợp19từ trên không phải là từ láy mà là kết hợp của hai từ đơn, hai từ đơn này ngẫunhiên có điểm giống nhau về hình thức âm thanh.*Bài tập 3: Các từ sau là từ láy hay từ ghép? Vì sao?- Long lanh, nhí nhảnh, í ới, bâng khuâng, đủng đỉnh, lếch thếch.Khi làm bài tập này, phần lớn các em cho các từ trên là từ láy nhưng cómột số em máy móc chỉ thừa nhận từ í ới là từ láy còn các từ long lanh, nhínhảnh…có hình thức âm thanh của từ láy nhưng không xác định được tiếng (từ)gốc nên còn băn khoăn. Trong trường hợp này giáo viên cần giải thích cho họcsinh thấy: không phải bất cứ một từ láy nào chúng ta cũng có thể xác định đượctừ (tiếng gốc) và khẳng định các từ trên đều là từ láy có tác dụng gợi tả.*Bài tập 4: Tìm các từ láy là danh từ, động từ, tính từ (mỗi loại tìm ít nhất 3 từ)Ví dụ: Danh từ: ai ai, cào cào, ba ba…Động từ: an ủi, bôi bác, chấm chút…Tính từ: mênh mông, xanh xao, bát ngát…Thông qua việc làm các bài tập trên giáo viên đã giúp các em học sinhhiểu được.- Từ nào cũng có thể là từ láy:- Muốn biết từ đó có phải là từ láy hay không thì phải dựa vào dấu hiệuhình thức và vào nghĩa của các tiếng trong từng từ.Như thế các em học sinh sẽ nắm chắc được cấu tạo của từ láy, nhận diệntừ láy một cách chính xác, không mơ hồ.+ Dạng 2: Cho một câu văn, đoạn văn… trong đó có từ láy, yêu cầu họcsinh nhận biết từ láy trong câu văn, đoạn văn ấy.Ví dụ: Tìm các từ láy trong đoạn văn sau:"Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ căn gác nhỏ của mình,Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thủ đô. Tiếng vekêu rền rĩ trong những đám lá cây bên đường. Tiếng kéo lách cách của nhữngngười bán thịt bò khô. Tiếng còi ô tô xin đường gay gắt. Tiếng còi tàu hỏa thétlên và tiếng bánh sắt lăn trên đường ray ầm ầm.”20Đối với dạng bài tập tìm từ láy trong một phần văn bản nói trên, giáoviên nên hướng dẫn học sinh đọc phần văn bản ấy. Qua việc đọc hoặc nghengười khác đọc, mắt nhìn và tai nghe, ấn tượng thị giác và ấn tượng thính giác,với trực cảm bản ngữ, học sinh sẽ không khó khăn lắm trong việc nhận ra các từláy trong đoạn trích. Như ta đã biết, do những đặc trưng về hình thức âm thanhvà chữ viết, từ láy là loại từ học sinh dễ nhận biết nhất trong các loại từ xét vềmặt cấu tạo (từ đơn, từ ghép, từ láy). Giáo viên lưu ý học sinh: trong quá trìnhđọc đoạn trích để tìm từ láy, cần luôn luôn có ý thức liên hệ, đối chiếu với địnhnghĩa về từ láy của sách giáo khoa, nhớ lại những đặc trưng của từ láy. Bằngcách này, học sinh sẽ tìm được các từ láy trong đoạn trích, là: ồn ã, rền rĩ, láchcách, gay gắt, ầm ầm.4. Luyện cho học sinh sử dụng từ láy- Xây dựng bài tập giúp học sinh có thể sử dụng từ láy trong giao tiếp: yêucầu lựa chọn từ láy phù hợp với mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàncảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp; bài tập rèn luyện kĩ năng giao tiếp .v…v…Ví dụ: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:a. da ngườic. lá cây đã giàb. lá cây còn nond. trời.- Xây dựng bài tập giúp học sinh có thể sử dụng từ láy trong khi làm văn miêutả, kể chuyện.Ví dụ : Khi dạy bài miêu tả con vật hoặc cây cối, sau khi cho học sinh quansát đặc điểm bên ngoài, khi xây dựng phần thân bài, giáo viên có thể giúp họcsinh viết các câu văn miêu tả hay hơn có sử dụng từ láy bằng cách :+ Tả con mèo :Các con quan sát các bộ phận của con mèo và chọn từ láy thích hợp điềnvào chỗ chấm :Cái đầu….bằng nắm tay người lớn, được điểm bởi cái mũi…,… với haicái lỗ….màu hồng phấn. Bộ lông…., cái đuôi……,…..Buổi sáng, khi nắng vàng trải khắp sân, nó nằm duỗi dài bốn chân, mắt…, trông thật đáng yêu.21(Các từ cần điền: nho nhỏ, tròn tròn, xinh xinh, lim dim, thướt tha).- Xây dựng bài tập giúp học sinh phát hiện từ láy kết hợp hiểu được tác dụngnghệ thuật của từ láy.Ví dụ : a, Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộcvào loại từ láy nào:Gió nâng tiếng hát chói changLong lanh lưỡi hái liếm ngang chân trờiTay nhè nhẹ chút, người ơiTrông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.Mảnh sân trăng lúa chất đầyVàng tuôn trong tiếng máy quay xập xìnhNắng già hạt gạo thơm ngonBưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.b, Việc sử dụng những từ láy trên làm cho hình ảnh người nông dân gặt lúahiện lên như thế nào ?Để tạo hứng thú cho học sinh, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi chocác em trong tiết học buổi chiều hay tiết sinh hoạt.Trò chơi 1: Thi tìm các từ láy là tên các con vật (chuồn chuồn, cào cào,châu chấu, đa đa, chích chòe, chào mào,....).Trò chơi 2: Thi tìm các từ láy về âm thanh (leng keng, lách cách, lộp độp,tí tách, ầm ầm, bíp bíp,...)VI. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢCTrên đây là một số biện pháp nhằm giúp học sinh học tốt mảng kiến thứctừ láy trong chương trình. Bản thân tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học và đạtđược kết quả khả quan, thể hiện rõ ở từng tiết học và qua các bài kiểm tra chấtlượng cuối kì. Chất lượng lớp 4 tôi dạy năm học 2014 – 2015 đạt được như sau:Mốc thờiSĩ sốgianĐầu năm29Hs nhận diệnHs biết cáchHS còn lúngtốtnhận diệntúng5 ( 17,2%)9 (31,03%)15 (51,77%)22Cuối kì I2916 (55,04%)6 (20,64%)Cuối năm học2923 (78,02%)6 (21,98%)7 (24,08%)0PHẦN III: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤTI. KẾT LUẬNBất kì một giai đoạn nào thì giáo dục vẫn là quốc sách hàng đầu. Giáo dụccó tốt thì mới đào tạo ra những con người có ích. Để đạt được điều đó thì nộidung chương trình phải dảm bảo tính khoa học và toàn diện. Từ những kết quảđã đạt được, tôi thấy, qua việc giúp học sinh học tốt mảng kiến thức về từ láykhông những đảm bảo củng cố kiến thức cho học sinh mà còn giúp học sinh vậndụng linh hoạt trong đời sống. Từ đó hình thành cho các em thêm yêu quý TiếngViệt hơn, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.II. BÀI HỌC KINH NGHIỆMĐể nâng cao hiệu quả dạy học về từ láy nói riêng và môn Tiếng Việt nóichung, giáo viên cần:1- Nắm chắc khái niệm từ láy, nguồn gốc từ và giải nghĩa chính xác các từ láyđể học sinh hiểu được bản chất của từ láy đó.2- Phải đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực củahọc sinh. Đây là việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, tâm huyết trong nhiềunăm.3- Dành thời gian nghiên cứu bài, lập kế hoạch bài dạy, dự kiến những sai lầmthường gặp, sau đó phân tích tìm nguyên nhân của những sai lầm đó để đề ranhững biện pháp khắc phục kịp thời.4- Quan tâm, giúp đỡ kịp thời đến mọi đối tượng học sinh nhất là học sinhcòn yếu để các em được hoạt động thực sự, hiểu bài và có hứng thú học.5- Linh hoạt trong hình thức tổ chức dạy học tránh sự nhàm chán cho họcsinh.III. ĐỀ XUẤTĐể nâng cao chất lượng dạy học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêngtôi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:231- Đối với giáo viên:- Phải được trang bị đầy đủ về phương pháy dạy học tích cực. Tùy từng đốitượng học sinh mà giáo viên lựa chọn áp dụng những biện pháp phù hợp đểmọi học sinh trong lớp tiếp thu bài đạt hiệu quả cao nhất.- Cần phải biết tạo ra không khí học tập thật thoải mái, tự nhiên, tránh gâycăng thẳng. Biết trân trọng những phát hiện của các em dù là nhỏ nhất để hìnhthành ở các em niềm tin vào bản thân mình. GV cần quan tâm đến mọi đốitượng học sinh, phát huy khả năng của các em. Biết tạo ra một môi trường họctập tích cực để các em có cơ hội bộc lộ khả năng của cá nhân, biết trình bàyquan điểm, ý kiến của mình trước tập thể, biết tự đánh giá kết quả học tập, biếthọc hỏi lẫn nhau trong quá trình học tập.- Luôn bổ sung cho mình những kinh nghiệm còn thiếu nhưng cần phải có đểthực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học. Có công tác chuẩn bị tốt trướckhi lên lớp trong đó chú trọng việc thiết kế bài dạy theo hướng tích cực hoá cáchoạt động của học sinh, dự kiến những sai lầm thường gặp. Phân tích, tìmnguyên nhân của những sai lầm đó để đề ra những biện pháp khắc phục kịpthời.2.Đối với nhà trường:Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chuyên môn trong việc tổ chức vàtriển khai đổi mới các hoạt động chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài họctrong đó có nhận xét, đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viêntrong tổ. Nếu công việc này được làm thường xuyên, có kế hoạch thì chắc chắnsẽ có tác dụng và hiệu quả cao.Trên đây là một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt mảng kiến thứcvề từ láy ở trường tiểu học nơi tôi công tác và đạt được những thành công nhấtđịnh. Rất mong được sự góp ý, bổ sung của các bạn bè, đồng nghiệp.Tôi xin trân trọng cảm ơn!Nhật Tân, ngày 04 tháng 3 năm 2016Người viết sáng kiến24Phạm Thị Thanh HoaTÀI LIỆU THAM KHẢO1. Bộ GD&ĐT (2013), Tiếng Việt lớp 4 (tập 1,2) – NXB Giáo dục2. Bộ GD&ĐT (2013), Tiếng Việt lớp 3 (tập 1) – NXB Giáo dục3. Tiếng Việt trong nhà trường tiểu học – NXB Giáo dục4. Từ điển Tiếng Việt – NXB Giáo dục5. Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam, 1983. Ngữ pháp Tiếng Việt25

Tài liệu liên quan

  • Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong phương ngữ Nam Bộ Nghiên cứu định danh trong tiếng Việt và trong phương ngữ Nam Bộ
    • 118
    • 1
    • 6
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh 1 pdf Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh 1 pdf
    • 11
    • 645
    • 0
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh2 pps Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh2 pps
    • 11
    • 381
    • 0
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh3 pps Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh3 pps
    • 11
    • 405
    • 0
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh4 pptx Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh4 pptx
    • 11
    • 458
    • 1
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh5 doc Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh5 doc
    • 11
    • 409
    • 1
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh6 pps Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh6 pps
    • 11
    • 382
    • 0
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh 7 pps Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh 7 pps
    • 11
    • 339
    • 0
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh 8 pps Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh 8 pps
    • 11
    • 344
    • 0
  • Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh 9 ppt Nghiên cứu từ vựng trong tiếng anh 9 ppt
    • 11
    • 348
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(211.5 KB - 27 trang) - Nghiên Cứu Từ Láy Trong Tiếng Việt Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Tiểu Luận Từ Láy