Nghiệp Vụ Tự Doanh Chứng Khoán (Selftrading) Là Gì? - VietnamBiz
Có thể bạn quan tâm
Hình minh hoạ (Nguồn: selftrading)
Nghiệp vụ tự doanh
Khái niệm
Nghiệp vụ tự doanh trong tiếng Anh được gọi là selftrading.
Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình.
Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC.
Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá (quote driven) hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường.
Lúc này, công ty chứng khoán đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá.
Mục đích của hoạt động tự doanh là nhằm thu lợi nhuận cho chính công ty thông qua hành vi mua, bán chứng khoán với khách hàng.
Vấn đề liên quan tới nghiệp vụ môi giới
Nghiệp vụ này hoạt động song hành với nghiệp vụ môi giới, vừa phục vụ lệnh giao dịch cho khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho chính mình, vì vậy trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho bản thân công ty.
Do đó, luật pháp của các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa các nghiệp vụ môi giới và tự doanh, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của mình.
Thậm chí luật pháp ở một số nước còn qui định có 2 loại hình công ty chứng khoán là công ty môi giới chứng khoán chỉ làm chức năng môi giới và công ty chứng khoán có chức năng tự doanh.
So sánh với nghiệp vụ môi giới
Khác với nghiệp vụ môi giới, công ty chứng khoán chỉ làm trung gian thực hiện lệnh cho khách hàng để hưởng hoa hồng, trong hoạt động tự doanh công ty chứng khoán kinh doanh bằng chính nguồn vốn của công ty.
Vì vậy, công ty chứng khoán đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn và đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn, khả năng phân tích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lí, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.
Yêu cầu đối với công ty chứng khoán
- Tách biệt quản lí: các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động.
Sự tách biệt này bao gồm tách biệt về: yếu tố con người; qui trình nghiệp vụ; vốn và tài sản của khách hàng và công ty.
- Ưu tiên khách hàng: Công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lí trước lệnh tự doanh của công ty.
Nguyên tắc này đảm bảo sự công bằng cho các khách hàng trong quá trình giao dịch chứng khoán. Do có tính đặc thù về khả năng tiếp cận thông tin và chủ động trên thị trường nên các công ty chứng khoán có thể sẽ dự đoán trước được diễn biến của thị trường và sẽ mua hoặc bán tranh của khách hàng nếu không có nguyên tắc trên.
- Góp phần bình ổn thị trường: Các công ty chứng khoán hoạt động tự doanh nhằm góp phần bình ổn giá cả thị trường. Trong trường hợp này, hoạt động tự doanh được tiến hành bắt buộc theo luật định.
Luật các nước đều qui định các công ty chứng khoán phải dành một tỷ lệ % nhất định các giao dịch của mình (ở Mỹ là 60%) cho hoạt động bình ổn thị trường. Theo đó, các công ty chứng khoán có nghĩa vụ mua vào khi giá chứng khoán bị giảm và bán ra khi giá chứng khoán lên nhằm giữ giá chứng khoán ổn định.
- Hoạt động tạo thị trường: Khi được phát hành, các chứng khoán mới chưa có thị trường giao dịch. Để tạo thị trường cho các chứng khoán này, các công ty chứng khoán thực hiện tự doanh thông qua việc mua và bán chứng khoán, tạo tính thanh khoản trên thị trường cấp hai.
Trên những thị trường chứng khoán phát triển, các nhà tạo lập thị trường (Market – Makers) sử dụng nghiệp vụ mua bán chứng khoán trên thị trường OTC để tạo thị trường.
Theo đó, họ liên tục có những báo giá để mua hoặc bán chứng khoán với các nhà kinh doanh chứng khoán khác. Như vậy, họ sẽ duy trì một thị trường liên tục đối với chứng khoán mà họ kinh doanh.
Các hình thức giao dịch trong hoạt động tự doanh
- Giao dịch gián tiếp: Công ty chứng khoán đặt các lệnh mua và bán chứng khoán trên Sở giao dịch, lệnh của họ có thể thực hiện với bất kì khách hàng nào không được xác định trước.
- Giao dịch trực tiếp: Là giao dịch tay đôi giữa hai công ty chứng khoán hay giữa công ty chứng khoán với một khách hàng thông qua thương lượng. Đối tượng của các giao dịch trực tiếp là các loại chứng khoán đăng kí giao dịch ở thị trường OTC.
(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Thị trường Chứng khoán, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, 2018, NXB Tài chính)
Từ khóa » Tự Doanh Chứng Khoán Trong Tiếng Anh Là Gì
-
Tự Doanh (Proprietary Trading) Là Gì? Những đặc điểm Cần Lưu ý
-
Tự Doanh Chứng Khoán Là Gì? 5 điều Cần Biết để Tự ... - TakeProfit
-
[HOT] Thuật Ngữ Tiếng Anh Về Chứng Khoán 2022 Không Thể Bỏ Qua!
-
80+ Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Chứng Khoán
-
Hoạt động Tự Doanh Chứng Khoán Là Gì? - VnExpress
-
Từ điển Việt Anh "tự Doanh-thị Trường Chứng Khoán London" - Là Gì?
-
Nghiệp Vụ Tự Doanh Chứng Khoán Tiếng Anh Là Gì ? Từ Vựng ...
-
Nghiệp Vụ Tự Doanh Chứng Khoán (Selftrading) Là Gì?
-
Công Ty Chứng Khoán Tiếng Anh Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Tự Doanh Là Gì? Khối Tự Doanh Chứng Khoán Nghĩa Là Gì?
-
Tự Doanh Chứng Khoán Tiếng Anh Là Gì
-
Ảnh Hưởng Của Khối Tự Doanh Tới TTCK? - Pgt Holdings
-
ORS: CTCP Chứng Khoán Tiên Phong - TPS | VietstockFinance