Tự Doanh Chứng Khoán Là Gì? 5 điều Cần Biết để Tự ... - TakeProfit

Tự doanh chứng khoán là một trong số những nghiệp vụ chính của các công ty chứng khoán. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán hoạt động dựa theo việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Bài viết hôm nay Take Profit sẽ đem đến cho bạn đọc tổng quan kiến thức về tự doanh chứng khoán, bao gồm khái niệm tự doanh chứng khoán là gì, nghiệp vụ tự doanh chứng khoán cũng như phân biệt môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán. Hãy theo dõi đến cuối bài viết để nắm được những kiến thức cần biết về tự doanh chứng khoán. 

tự doanh chứng khoán là gì

Tự doanh chứng khoán là gì? 

Trước tiên để tìm hiểu về tự doanh chứng khoán chúng ta bắt đầu với khái niệm tự doanh chứng khoán là gì và tự doanh chứng khoán tiếng Anh là gì? 

Tự doanh chứng khoán tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh, thuật ngữ tự doanh chứng khoán được gọi là Self Trading

Khoản 30, Điều 4 Luật chứng khoán năm 2019, đã định nghĩa tự doanh chứng khoán như sau: Tự doanh chứng khoán là việc mà công ty chứng khoán tự mua, bán chứng khoán do chính mình phát hành

Tự doanh chứng khoán được coi là một nghiệp vụ kinh doanh trong công ty chứng khoán. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. 

Phân loại tự doanh chứng khoán

Hoạt động tự doanh chứng khoán được phân thành hai loại hình thức giao dịch chính đó là:

Giao dịch trực tiếp: là hình thức giao dịch 1-1 giữa hai công ty chứng khoán hoặc giữa một công ty chứng khoán và một khách hàng bằng phương thức trao đổi, thương lượng. Đối tượng giao dịch của hình thức trực tiếp này đó là các loại chứng khoán đã được đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán OTC. 

Giao dịch gián tiếp: là hình thức giao dịch mà công ty chứng khoán có thể đặt các lệnh mua bán, giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh mà họ đặt có thể thực hiện với bất kỳ khách hàng nào mà không cần phải xác định trước. 

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Sau khi đã nắm được khái niệm tự doanh chứng khoán là gì, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, mục đích và vai trò cũng như quy định về pháp luật đối với nghiệp vụ tư doanh chứng khoán tại Việt Nam. 

Mục đích và vai trò của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán trong công ty chứng khoán được triển khai nhằm các mục đích sau đây:

- Để có thêm nguồn thu cho chính công ty từ chênh lệch giá: Công ty chứng khoán có nhiều lợi thế về thông tin cũng như khả năng phân tích và định giá chứng khoán nên khả năng sinh lời khi triển khai nghiệp vụ tự doanh chứng khoán sẽ cao hơn các nhà đầu tư khác. Pháp luật cũng quy định các điều kiện để quản lý hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán. 

- Để dự trữ chứng khoán đảm bảo khả năng cung ứng ra thị trường: Các công ty chứng khoán phải xác định khối lượng chứng khoán cần mua để dự trữ nhằm phục vụ cung ứng khi cần thiết. Đồng thời việc này cũng đảm bảo khả năng sinh lời phù hợp, làm tròn trách nhiệm đảm bảo tính thanh khoản của thị trường. 

- Để điều tiết thị trường khi có sự biến động giá chứng khoán: Mục đích này sẽ được thực hiện trong trường hợp các công ty liên kết với nhau thông qua một tổ chức cụ thể như Hiệp hội chứng khoán. 

Quy định về pháp luật về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định cụ thể đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán liên quan đến vấn đề vốn, tài khoản tự doanh chứng khoán và hoạt động tự doanh chứng khoán.

- Quy định về vốn pháp định: Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 18, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP, vốn pháp định cho nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của các công ty chứng khoán nói chung, các công ty chứng khoán được đầu tư vốn nước ngoài, các chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam được quy định là 100 tỷ đồng Việt Nam.  

- Quy định về hoạt động tự doanh chứng khoán: Theo Điều 22, Thông tư số 121/TT-BTC, quy định về nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán như sau:

 + Công ty chứng khoán luôn phải đảm bảo có đủ chứng khoán và tiền dự trữ để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của công ty. 

 + Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán của công ty chứng khoán phải được thực hiện dưới danh nghĩa của chính công ty. Việc sử dụng danh nghĩa cá nhân, hoặc danh nghĩa của người khác hoặc cho người khác mượn tài khoản tự doanh đều không được sự cho phép của pháp luật. 

 + Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán không bao gồm các hoạt động như: mua bán cổ phiếu của chính mình hoặc mua bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch. 

 + Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước, thực hiện lệnh của chính mình sau. 

 + Công ty chứng khoán có trách nhiệm công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong thỏa thuận với khách hàng.

Trong trường hợp các lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể tác động lớn tới biến động giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin về giao dịch này cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.

 + Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện thì công ty chứng khoán sẽ không được mua, bán cùng chiều và cùng loại chứng khoán đó với mức giá bằng hoặc mức giá tốt hơn giá của khách hàng.

 + Quy định về tài khoản tự doanh chứng khoán: Theo Điểm 2.3, mục 2, Công văn số 2327/UBCK-PTTT do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành hướng dẫn thực hiện Thông tư 74/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn giao dịch chứng khoán như sau: “Công ty chứng khoán có nghiệp vụ tự doanh chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch tự doanh chứng khoán tại chính công ty chứng khoán và không được phép mở bất cứ tài khoản tự doanh nào tại các công ty chứng khoán khác”.

 

=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://techprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

Quy trình tự doanh chứng khoán

Mỗi công ty chứng khoán sẽ có các quy trình tự doanh chứng khoán riêng và phù hợp với mỗi tổ chức, tùy theo cơ cấu tổ chức của mình. Nhưng chung quy lại, quy trình tự doanh chứng khoán về cơ bản sẽ bao gồm các bước sau: 

- Bước 1: Xây dựng chiến lược đầu tư

Đầu tiên công ty chứng khoán cần xác định rõ ràng chiến lược trong hoạt động tự doanh là chiến lược chủ động, bán chủ động hay thụ động; ngành nghề hay lĩnh vực đầu tư là gì? 

- Bước 2: Tìm kiếm và khai thác cơ hội đầu tư

Một số thị trường đầu tư mà các công ty chứng khoán có thể tìm kiếm cơ hội đầu tư như: thị trường phát hành và thị trường lưu thông chứng khoán, thị trường chứng khoán đã niêm yết và chưa niêm yết.

- Bước 3: Phân tích và đánh giá cơ hội đầu tư

Bộ phận tự doanh của công ty chứng khoán sẽ thực hiện việc phân tích và đánh giá về chất lượng của cơ hội đầu tư. Một bộ phận khác liên quan cũng có thể tham gia vào bước phân tích đánh giá này đó là: bộ phận phân tích, thẩm định với những kết luận về số lượng, thị trường, giá cả,...

- Bước 4: Thực hiện đầu tư

Đây cũng là công đoạn mà bộ phận tự doanh sẽ thực hiện, cụ thể là thực hiện các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật.

- Bước 5: Quản lý đầu tư và thu hồi vốn

Bộ phận tự doanh có trách nhiệm quản lý các khoản đầu tư cũng như tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới, cụ thể là:

Đối với đầu tư cổ phiếu phải thường xuyên theo dõi danh mục cổ phiếu để đưa ra những phân tích, dự đoán thực trạng cổ phiếu và định giá để ra quyết định bán đi hay tiếp tục nắm giữ.

Đối với đầu tư trái phiếu phải thường xuyên theo dõi cập nhật tin tức để nắm bắt biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái và biến động kinh tế,...

Phân biệt môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán

Môi giới chứng khoán và tự doanh chứng khoán đều là hai nghiệp vụ thuộc hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Để phân biệt hai nghiệp vụ này có thể dựa vào các tiêu chí như: khái niệm, vốn pháp định và vai trò của công ty chứng khoán đối với nghiệp vụ đó, cụ thể như sau:

- Khái niệm: Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian để thực hiện mua, bán chứng khoán thay cho khách hàng.

Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán đứng ra để tự mua, bán chứng khoán cho chính mình.

- Vai trò của công ty chứng khoán đối với nghiệp vụ: Công ty chứng khoán đóng vai trò làm trung gian thực hiện đặt lệnh cho khách hàng từ đó được nhận hoa hồng trên mỗi giao dịch mua, bán.

- Đối với nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán giao dịch bằng chính nguồn vốn của công ty.

- Vốn pháp định: Vốn pháp định của nghiệp vụ môi giới chứng khoán là 25 tỷ đồng Việt Nam, của nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng Việt Nam.

 

Trên đây là những kiến thức tổng hợp đầy đủ và chi tiết về tự doanh chứng khoán và những khái niệm liên quan. Với các nội dung căn bản từ khái niệm tự doanh trong chứng khoán là gì, đến khối tự doanh chứng khoán là gì, quy trình giao dịch tự doanh chứng khoán và những so sánh, phân tích sự khác biệt giữa môi giới chứng khoántự doanh chứng khoán. Rất hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho bạn, cũng như giúp bạn có những góc nhìn mới về đầu tư chứng khoán. 

=> Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán toàn diện. Đánh giá toàn cảnh thị trường, phân tích vĩ mô, phân tích nhóm ngành, phân tích cổ phiếu và bộ lọc chuyên sâu giúp nhận diện cơ hội.

Từ khóa » Tự Doanh Chứng Khoán Trong Tiếng Anh Là Gì