Ngộ độc Cấp Vì ăn Hạt Của Cây Bả đậu
Bs CKI Phạm Văn Sáu - Khoa Cấp Cứu
Vào ngày 23/08/2014 – BVĐK Quảng Nam đã cấp cứu kịp thời cho 02 cha con bệnh nhân: Đoàn Văn T. (cha) và Đoàn Thị Th. (con gái). Do ăn thử vài hạt Bả đậu thấy béo và ngon, khoảng hơn 01 giờ sau, cả hai cha con cùng xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn mữa và tiêu chảy phân toàn nước nhiều lần, người lừ đừ mệt nhiều, được gia đình đưa vào khoa cấp cứu BVĐK Quảng Nam cùng với mẫu cây Bả đậu và hạt. Hai bố con đã bị ngộ độc cấp do ăn hạt Bả đậu, được các Bác sĩ kịp thời cấp cứu truyền dịch, làm các xét nghiệm theo dõi chức năng gan, thận và được chuyển Khoa Hồi Sức Tích Cực Chống Độc theo dõi điều trị.
Đây là trường hợp ngộ độc hạt Bả đậu đầu tiên tại BVĐK Quảng Nam. Loại cây và hạt bả đậu mà 02 cha con ăn phải – qua tìm hiểu tài liệu của DS. Phan Đức Bình thì đây là cây Bả đậu nam, còn gọi là cây Dầu lai, cây Dầu mè, Đậu cọc rào, Purging nut tree (Anh), Pourghère (Pháp), tên khoa học Jatropha curcas L. (Euphorbiaceae).
Bả đậu nam (Dầu lai) là tiểu mộc, cao 1 - 5 m, có nhũ dịch trong, nhiều. Phiến không lông, đáy hình tim, có thùy; cuống dài 5 - 12 cm. Tảng phồng lưỡng phân, đồng chu; lá đài 5; cánh hoa 5, trắng; nhị 5 dính nhau, 5 rời. Trái nang to 2,5 cm, vàng lúc chín, chứa 3 hột cao 18 mm, đen, mòng trắng. Gốc Brasil, mọc hoang hoặc trồng khắp nước ta để lấy hột ép dầu. Hột có dulcitol. Dầu từ hột độc (chứa curcin là một toxalbumin), có khi dùng để xổ mạnh (độc), chỉ dùng bôi ngoài da trị ghẻ và lở loét ngoài da. Nhũ dịch (mủ) dùng thuốc cá. Vỏ cây chứa b-amirin, taraxerol, b-sitosterol; lá, chồi chứa? -amirin, campesterol. Lá già độc, có tính chống ung thư bạch huyết (leukemia), nhưng đọt có khi luộc ăn và có nơi dùng như trà hay đắp vú lợi sữa. Mủ cầm máu tốt, trị nhọt, lở miệng.
(Bả đậu nam)
Ngoài ra còn có Bả đậu ta và Bả đậu tây. Ở miền Trung cây Bả đậu tây còn gọi là cây vông đồng – cây có thể cao 30m, than có gai, cành lá sum suê nên trước kia thường được trồng lấy bóng mát ở sân trường hay dọc lộ. Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây (hoa đơn phái, đồng chu). Hột Bã đậu có tính xổ mạnh, có thể gây chết người nếu ăn hột, nhất là khi trẻ con cưa lấy trái và hột để chơi và ăn phải, nên ngày nay ít được trồng.
(Bả đậu tây)
Cũng như Bả đậu nam, Bả đậu tây có độc tính cao - trong thuốc nam có dùng hột Bả đậu tây sao tồn tính, tán bột làm thành viên bằng hột tiêu để làm thuốc nhuận trường, xổ với liều 1 - 2 viên. Nhưng coi chừng dùng liều cao bị ngộ độc.
Trong thời gian vừa qua, ở nước ta cũng có 1 số trường hợp bị ngộ độc khi ăn phải trái Bả đậu, như BV Nhi đồng I HCM…Cả ba loại cây Bả đậu này đều rất độc, có thể gây chết người nên khuyến cáo mọi người cần phải thận trọng.
Tin mới hơn:- 17/09/2014 21:39 - Sự cần thiết của một hệ thống camera quan sát tron…
- 15/09/2014 21:00 - Bảo vệ tầng ozon - bảo vệ cuộc sống
- 12/09/2014 19:49 - Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9
- 09/09/2014 20:05 - Chế độ ăn trong bệnh gout
- 04/09/2014 19:13 - Áo trắng
- 30/08/2014 15:52 - Định lượng Triiodothyronine (T3), Free thyoxine (F…
- 13/08/2014 06:23 - Tăng sử dụng trái cây rau quả làm giảm tử vong tim…
- 10/08/2014 18:57 - Virut Ebola, tác nhân gây bệnh nguy hiểm
- 09/08/2014 12:57 - Tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới về tình trạng k…
- 28/07/2014 12:27 - Thời gian uống thuốc thích hợp nhất đối với một số…
Từ khóa » Cây Bã đậu Là Gì
-
Độc Tính Và Công Dụng Cây Ba đậu - Vinmec
-
Thận Trọng Với Cây Ba đậu
-
Cây Bã đậu Với Tác Dụng Của Cây Bã đậu Và Cách Dùng Trị Bệnh Tốt Nhất
-
Ba đậu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ba đậu: Dược Liệu điều Trị Bệnh Lý Hô Hấp
-
Cây Ba đậu Và Tác Dụng Của Cây Ba đậu - Tra Cứu Dược Liệu
-
Cây Ba đậu | Cây Cảnh - Hoa Cảnh - Bonsai - Hòn Non Bộ
-
Cây Ba Đậu - Cây Thuốc Quý Hay Độc Dược Chết Người
-
Ba Đậu - Đặc Điểm, Công Dụng Của Vị Thuốc & Cách Dùng
-
Cây Ba đậu - Loài Cây Có độc Tính Bảng A "cực Kỳ Nguy Hiểm"
-
Cây Bã đậu Là Gì
-
Cây Bã Đậu Nam - Jatropha - Pourghere - Vuon Duoc Thao
-
Ba đậu: Dược Liệu Quý Nên Dùng Cẩn Thận