Ngộ độc Lá Lộc Mại Gây Tan Máu Cấp - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Nhập viện vì dùng lá lộc mại chữa táo bón
Tại một số tỉnh miền núi, cây lộc mại được trồng trong vườn nhà. Nhiều người vẫn truyền nhau kinh nghiệm dân gian là uống nước lá lộc mại để chữa căn bệnh táo bón.
Thời gian đầu, chỉ sử dụng một ít lá lộc mại để nấu canh ăn hoặc nấu nước uống thấy cải thiện tình trạng táo bón nên nhiều người đã tiếp tục dùng để uống. Nhưng chỉ một thời gian sau thì có biểu hiện mệt mỏi, sốt, vàng da, chóng mặt, chán ăn, đi tiểu màu đỏ… Đi khám tại bệnh viện các bệnh nhân đều rơi vào tình trạng nguy kịch do tan máu cấp dẫn tới thiếu máu nghiêm trọng.
Trẻ 4 tuổi ngộ độc nguy kịch vì dùng lá lộc mại chữa táo bón
Theo các bác sĩ, thiếu men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase) là một bệnh di truyền phổ biến thường gặp ở người, bệnh nhân thường không có đủ men G6PD giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường.
Người bệnh dễ bị dị ứng nặng khi ăn đậu tằm hoặc sử dụng một số dược phẩm, hóa chất có khả năng ôxy hóa.
Đối với những bệnh nhi bị ngộ độc lá lộc mại trên nền thiếu men G6PD thì tình trạng bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn những trẻ bình thường khác. Nếu không được cấp cứu kịp thời, những trường hợp này rất có thể dẫn tới tử vong.
Lá lộc mại gây ngộ độc
Lá lộc mại hay một số nơi gọi là "lá mọi" là lá của cây lộc mại, một loại cây cao khoảng 2-3 mét mọc hoang dại. Do có tác dụng nhuận tràng khi dùng liều nhỏ và tác dụng tẩy khi dùng liều lớn, nhân dân một số nơi thường mách nhau dùng lá này chữa táo bón, kiết lỵ…
Tuy nhiên, nếu dùng với số lượng lớn, lá cây lộc mại có thể gây ngộ độc. Các biểu hiện thường gặp sau khi ăn là: nhịp tim nhanh, bệnh nhân mệt yếu, da xanh, ăn không tiêu, đầy bụng, đau vùng ruột, đi ngoài lỏng hoặc táo bón. Đi tiểu màu đỏ do một loại sắc tố trong lá cây gây ra, đái vặt và buốt.
Điều đáng nói là việc sử dụng lá lộc mại và một số lá cây rừng đã được cảnh báo nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng nhiều người dân do thiếu hiểu biết vẫn sử dụng để chữa bệnh và dùng làm món ăn hàng ngày.
Chính vì vậy, người dân cần nâng cao hiểu biết của mình, không nghe theo lời mách bảo, tự ý sử dụng những loại lá cây để chữa bệnh dễ dẫn đến hậu quả khôn lường cho bản thân và gia đình. Tốt nhất chỉ dùng thuốc dù là Đông y hay Tây y khi đã được khám và có chỉ định của thầy thuốc.Cây Lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour (thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae). Ở Việt Nam, cây có nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc mại, lục mại, mọ trắng, rau mại, rau mọi. Cây này có nhiều loại như: Lộc mại trái láng, lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ).
Lộc mại là cây gỗ nhỏ hay lớn, có thể cao đến 15m. Lá đa dạng, phiến hình bầu dục dài 10-14cm, gốc lá có khía hơi lõm, mép răng thưa, mỏng, có lông dày hay thưa có đốm trong, cuống ngắn hay dài đến 10cm. Cụm hoa dài có lông dày, hoa đực, dài 20cm lông thưa, ngắn ở chùm hoa cái. Hoa đực có 15-20 nhị, hoa cái có bầu 2-3 ô, mỗi ô một noãn. Quả nang có lông dày dài khoảng 1cm. Hạt dài 3mm, màu trắng. Lộc mại ra hoa tháng 5-8, kết quả vào tháng 7.
Cây lộc mại thường mọc hoang phổ biến ở rừng núi và đồng bằng các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình.
Lời khuyên F1 F0
Từ khóa » Hình ảnh Lá Lộc Mại
-
Độc Tính Của Cây Lộc Mại | Vinmec
-
Dùng Lá Lộc Mại Chữa Táo Bón, Bé Gái 1 Tuổi Bị Tan Máu Cấp
-
Uống Lá Lộc Mại Chữa Táo Bón, Bé Gái Ngộ độc - VnExpress Sức Khỏe
-
Công Dụng, Cách DùngLộc Mại - Tra Cứu Dược Liệu
-
Lộc Mại, Công Dụng Cây Lộc Mại, địa Chỉ Bán Cây Lộc Mại
-
Canh Lộc Mại Chữa Táo Bón | TINH HOA XANH - Cay Thuoc Quy
-
Trẻ Ngộ độc Do Sử Dụng Lá Lộc Mại Chữa Táo Bón | VOV.VN
-
Cây Lộc Mại Và 2 Bài Thuốc Chữa Thông Mật, Quai Bị, Thấp Khớp Hiệu ...
-
Dùng Lá Lộc Mại Chữa Táo Bón, 2 Trẻ Nhỏ Nguy Kịch - Dân Trí
-
Dùng Lá Lộc Mại Chữa Táo Bón, Bé Gái Một Tuổi Bị Tan Máu Cấp - Zing
-
Dùng Lá Cây Lộc Mại Chữa Táo Bón, Bé Gái 1 Tuổi Bị Tan Máu Cấp | Y Tế
-
Cảnh Báo Nguy Cơ Ngộ độc Từ Lá Du Mại
-
Rau Mọi (lộc Mại) Chữa Táo Bón - Tiền Phong