Ngôn Ngữ Đà La Ni Phần 1 | Nuocvietthaibinh9999
Có thể bạn quan tâm
Đà La Ni phần 1
Các thuật ngữ được làm biến dạng thành tiếng Phạn.
1. Ấn Độ: là “Chấn Động”. Chấn động ở đâu? Chấn động ở Phương Đông vì: “Chấn Động = Chấn Đông”. Trong Tiên Thiên Bát Quái Đồ thì quẻ “Chấn” nằm ở hướng Đông.
Ấn Độ là Ẩn Đồ. Ẩn Đồ ở Phương Đông.
Ấn Độ là Chấn Động. Chấn Động là sấm rền. Tiếng sấm rền ở Phương Đông. Đó là âm thanh của tiếng Trống Đồng Đông Sơn. Hãy giải mã trên Trống Đồng Đông Sơn sẽ biết tất cả. 2.chữ ” Phạn”: nghĩa là Phản, “phản bổn hoàn nguyên” là quay về với gốc ban đầu của mình. 3. Đà la ni : “Đà La Ni” đem viết lại là “Đà La in”. Đem thêm chữ thì sẽ là “Đây là in”. Đem chữ “in” thêm chữ “g” và dấu huyền thì là “gìn”. Lúc này thì “Đà La Ni” sẽ là cụm chữ “Đây Là Gìn”. Đây là gìn” nghĩa là: đây là “gìn giữ”. Gìn giữ những bí mật của Như Lai cũng như hàng Đẳng Giác Bồ Tát. Những bí mật được cất giữ dưới dạng đã được mã hoá bằng tiếng Việt Kinh. Mặc dù con người tuy thấy rõ ràng nhưng những ai không hiểu được loại ngôn ngữ này thì sẽ không biết được những gì đã được mã hoá. Chính “đà la ni” cũng đã được mã hoá từ cụm từ “Đây Là Gìn Giữ”.
Đà la ni đem viết lại thì cũng là “đà la niêm”. Niêm là đóng lại, là chốt lại. Kịch bản của Thượng Đế Phật Thế Tôn đã viết xong đầy đủ và tất cả đang diễn trên một sân khấu mang tên “Theo Dòng Lịch Sử”. Trong đó các vị Phật Tiên Thánh Thần …mỗi người đang diễn một vai khác nhau. 4.1- Thiện tai: thiện là lành. Tai -> Tay -> Thay. Thiện tai là lành thay.
4.2- Thiện Tai: là Tại Thiên, tại ý trời, do trời sắp đặt. Trời là Chúa Trời Thượng Đế nên các nhà sư đang niệm đức Thượng Đế vậy.
4.3 Thiện Tai : là “Trời đang tại đây”. Thiên là trời, “tại” là “tại đây”. Thiên Tại nghĩa là “Trời đang tại đây”, Trời luôn bên chúng ta, tuỳ vào thiện nghiệp mà ban phúc cho chúng ta, tuỳ vào nghiệp ác mà ban hoạ cho chúng ta. “Thiện Tai” hàm ý là “Luật nhân quả luôn theo sát chúng ta” vậy.
4.4- Thiện Tai cũng có nghĩa là “Lành Nạn”. Thiện là lành, tai là “nạn tai”. Khi nói “thiện tai” khi gặp người bị nạn khó gì đó thì “thiện tai” nghĩa là “Lành nạn”, lành nạn là sự cầu nguyện cho người gặp nạn được hoá nạn dữ thành lành, nếu người ấy đã chết thì đó là lời cầu chúc cho người đó được siêu thoát…
4.5 Thiện Tai : nghĩa là Trời Phật sẽ tái sinh nơi trần gian để cứu khổ và ban vui. “Thiện Tai” -> “Thiên Tái”, Tái là Tái Sinh. Thiên Tái nghĩa là “Trời Phật sẽ tái sinh” vậy. ( Trời Phật chỉ là 1 vị).
4.6 Thiện Tai: đem sửa lại là “Tái Thiện”. Bản chất nguyên căn của con người là “thiện”, là tánh thiện. Tuy nhiên bị luân hồi trong sanh tử mà buộc phải dành giật lợi ích cho cuộc sống của mình mà sinh ra tham muốn, từ tham muốn nhỏ đến tham muốn quá độ mà sinh ra bất chất hậu quả, từ đó mà làm việc ác, có cuộc sống thấm màu ác vì thế “Tái Thiện” chính là nguyện cầu cho con người hãy quay về với cái thiện vốn có của mình, quay về với tự tánh của mình. 5.1 Ấn Độ: nghĩa là Chấn Động. “Chấn” là quẻ “Chấn” là Sấm. Chấn động là sấm động, sấm động là tượng của mùa mưa. Hình ảnh này là nói tới việc Phật đã giáng xuống xứ này để tưới mưa pháp cho nhân loại.
5.2 Ấn Độ: nghĩa là “Ẩn Đồ Hướng Đông”.
. “Ấn Độ” là Ẩn Đồ.
. “Ấn Độ”: là “Chấn Đông”. “Chấn Đông” nghĩa là “Quẻ Chấn nằm ở hướng Đông.
*** « Ẩn Đồ Hướng Đông” nghĩa là hướng đông so với nơi đất nước này có Ẩn Đồ”. Ẩn đồ đó chính là Hậu Thiên Bát Quái Đồ. Quẻ Chấn nằm hướng Đông là phù hợp với đồ hình của Hậu Thiên Bát Quái. (Xem hình)
Chính giữa đồ hình là con số 5. Số 5 là biến tướng của chữ “S”, chữ S là bản đồ của nước Việt Nam.
Quẻ Chấn mang số 3 nghĩa là: nhìn về hướng đông của Ấn Độ, quốc gia thứ 3 chính là đồ hình của Hậu Thiên Bát Quái. Quốc gia đó chính là Việt Nam. (Giáp biên giới với Ấn Độ thứ nhất là Myanma, thứ 2 là Lào và thứ 3 là Việt Nam). 5.3 Ấn Độ: viết ngược lại là “Độ Ấn”, đem thêm bớt thì là “Độ Nhân”. Độ nhân là độ con người vậy. “Độ” là xem xét chỉnh sửa, độ nhân là xem xét chỉnh sửa nhân loại. 6. Nam Thiệm là niệm tham. 7. Ta Bà là Tái Bàng. Trở về thời Hồng Bàng. Hồng Bàng là Hồng Bang, là quốc độ phía đông (Ly), Ly là ấm áp hạnh phúc trí huệ. Bàng là rộng lớn và chắc chắn .Tái Bang là phục hồi lại quốc độ .
Quốc gia Việt Nam thời Hồng Bàng là Xích Quy. “Xích” là màu đỏ của quẻ “Ly”, quẻ “Ly” này chính là Mặt Trời 14 tia trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. 14 tia này là 1 chu kỳ đi và về của 1 năm chí tuyến, lần đi là 7 độ và lần về là 7 độ. “Quy” là quay về, quay về với quẻ Ly, với mặt trời chân lý, với sự giải thoát. Như vậy “Ta Bà” chính là “quay về với chân lý, với Phật Thượng Đế Chí Tôn”.
Ta bà = Tá Ba. 12 ba. Trong số trời đất ứng với các con vật thì số 12 là con Ngựa thứ nhất, 42 là con ngựa thứ nhì, 92 là con ngựa thứ ba.
Ta bà là 92. Đây là 92 ức Nguyên Nhân.
Thế giới Ta Bà còn gọi là Nam Thiệm Bộ Châu. “Nam Thiệm” là Niệm Tham. Niệm tham nghĩa là trong đầu lúc nào cũng nghĩ đến ham muốn thứ không thanh tịnh ô uế. Bộ châu’ là “bô chậu”, đây là 2 thứ đựng đồ dơ ô uế.
Ta bà nam thiệm bộ châu nghĩa là: tại trái đất này có 92 ức Nguyên Nhân đang tham đắm những thứ ô uế.
8. Bồ Đề ~ Bề Đồ ~ Bê Đô ~ Bến Đỗ. Cồ Đàm Tất Đạt Đa ngồi nơi đây thành Phật thì nơi đây gọi là Bến Đỗ. Cây ngài ngồi thì gọi là cây Bến Đỗ. Cây Bến Đỗ là Cây Bồ Đề vậy.
9. Tất Đạt Đa : nghĩa là Tất Thành Đạo. Thái Tử chắc chắn sẽ thành Phật ở trần gian vì thực tế ngài là Phật Thượng Đế.
10. Khi Thái Tử mới đản sinh thì bước 7 bước nghĩa là “Ta là người tạo ra tất cả” vì con số 7 là con số cấu trúc muôn Pháp. Thái Tử bước dưới hoa sen đỡ chân nghĩa là “Ta là người làm chủ âm dương ngũ hành bát quái” vì hình tượng hoa sen chính là Tiên Thiên Bát Quái Đồ, Trung Thiên Bát Quái đồ và Hậu Thiên Bát Quái Đồ. Thái Tử chỉ tay trên trời dưới trời và nói “Trên trời dưới trời, ta là bậc tôn quý hơn cả” ý nói ngài là Thượng Đế Chí Tôn vậy mà ai cũng dịch sai.
11. Đản Sinh: đinh sản = Đinh San. San là Núi. Đinh San là Đỉnh Núi. Đỉnh Núi này là Đỉnh Núi Tu Di. Ý nói ta trên đỉnh núi Tu Di hạ phàm. Trên đỉnh núi Tu Di là cõi trời Đao Lợi. 12. Đao Lợi còn gọi là Trời 33.
33 là con Nhện. Con nhện giăng bẫy mang hình của Bát Quái.
3 x 3 = 9. Số 9 là tổng số của 2 quẻ đối nhau của Tiên Thiên Bát Quái.
13. Mạn = Mạng. Mạng này khâu vá vào, đính vào, là “Khảm” vào. Khảm là quẻ Khảm của Bát Quái.
14. Việt Nam nằm ở Đông Nam Á: tương ứng với Hậu Thiên Bát Quái là “Chấn Ly Á”. «Hướng Đông là quẻ Chấn, hướng Nam là quẻ Ly». “Chấn Ly Á” đem viết lại “A Chấn Ly” -> “Chân Lý A”. “A” là Thượng Đế nên “Chân Lý A” chính là “Chân Lý Thượng Đế”, là chân lý của Thượng Đế vậy. 15. Chữ “A” là đại diện cho Thượng Đế vì chữ A đứng đầu trong bảng chữ cái LaTinh cũng như Việt Nam.
Bên đạo Phật thì Thượng Đế là Giáo Chủ Tây Phương Cực Lạc và cũng chính là Giáo Chủ của Ta Bà thế giới đó là A Di Đà Phật. Đạo Thiên Hồi là ALa. Đạo Cao Đài là A Ắ Â.
16.1 _ Tăng là “Trăng”. “Ni” đảo ngược là “in”. “Tăng Ni” là “trăng in”. Trăng in mặt hồ, trăng in đáy hồ. “Đáy hồ” là đáy lòng mỗi hành giả. Câu này nghĩa là các vị này nương nhờ ánh sáng mặt trăng để tìm chân lý, tuy nhiên Chân Lý chính là mặt trời chứ không phải mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng là từ ánh sáng mặt trời mà ra. Mặt trăng là ban đêm nên các vị nương nhờ ánh sáng mặt trăng vào ban đêm vì vậy mà các vị luôn muốn tĩnh lặng ngắm trăng, dọ theo ánh trăng để vỡ lẽ chân lý, để chứng ngộ chân lý. Nhưng nghịch cảnh thay chân lý chính là mặt trời, là ban ngày, là sự hoạt động mảnh liệt. Chỉ có hoạt động mảnh liệt dưới ánh sáng chân lý thì mới có thể đắc được chân lý nhanh được, đó là sự trải nghiệm thực tiễn chứ không mang kiểu lý luận như ngắm trăng ban đêm.
Hoạt động dưới ánh sáng Mặt Trời và chiêm tụ dưới ánh sáng Mặt Trăng là 2 điều kiện đầy đủ cho sự chứng đắc. Hoạt động tu tập phải như cây xanh vậy. Ban ngày thì ngờ ánh sáng mà thu thập năng lượng, vật chất và ban đêm thì tổng hợp chất rồi phân bổ đây đó hợp lí. Tăng Ni chỉ biết an trụ dưới ánh trăng ngà không rõ ràng như thế thì mãi mãi là “Ti Năng”. Ti là Tí Ti là nhỏ bé, Năng là năng lực. “Ti Năng” là năng lực nhỏ bé kém cỏi.
Hoạt động dưới ánh sáng mặt trời là hoạt động dưới ánh sáng chân lý. Nghĩa là phải đem chân lý vào cuộc sống, đem đạo vài đời cũng ví như đem cây xanh ra nơi ánh sáng để cho nó quang hợp vậy. Trong tự nhiên của trái đất này nếu hễ là cây xanh thì phải nhờ ánh sáng mặt trời để tồn tại và phát triển, và không có loại cây nào phát triển nhờ mặt trăng đâu.
Người Tu đúng cách cũng thế. Hãy bỏ sức lao động của mình ra để trực tiếp làm ra của cải cho xã hội, lúc đó thì mới biết thật rõ những chân lý (ánh mặt trời) được ẩn chứa trong đó. Những lúc tĩnh lặng người tu có thể đối chiếu những gì đã thấy được trong thực tiễn với kinh sách (ánh trăng) để chứng ngộ từng phần của chân lý. Cứ ngồi trong Chùa chờ Phật Tử cung dưỡng thì sự chúng ngộ còn chua lắm. Chùa là “Chua”. Càng chùa thì càng chua, càng chua lè vì vậy mà người tu Phật thì họ tự nhận mình là “Hành Giả” hoàn toàn đúng chẳng sai còn những người trực tiếp vào đời làm no đỉ cho cuộc sống thì họ gọi là “hành thật”. Hành thật nghĩa là chê người ta ngu, chưa giác ngộ, còn tham dục ái trần… làm mấy thứ đó chính là tự mình hành hạ thân tâm mình, như thế là ngu. Chẳng có vị tu sĩ nào giám nói con người khác ngu nhưng trong tâm của họ là vậy. Lối nghĩ “hành thật” chỉ có trong hàng tu sĩ cứ nghĩ mình đã chứng ngộ hơn người khác và hàng Phật tử nghe theo giáo điều của những vị tu sĩ kia. Lại một điều này. Có vị cũng biết học theo Phật Hoàng Trần Nhân Tông đem đạo vào đời đấy nhưng cải biên thành tào lao đem heo đực chưa thiến và heo cái chưa thiến nuôi chung một chuồng để chúng nó cùng tự ngắm ánh sáng mặt trời chân lý vào ban ngày và cùng trao đổi những hiểu biết của nhau vào ban đêm rồi cuối cùng cho ra một kết quả mà đều có phần của cả hai. 16.2 Tăng là Thăng và Ni là giữ gìn.
– “Tăng” thêm chữ “h” là “Thăng”. Thăng nghĩa là Thăng Hoa là bay lên. Khi bay lên thì ai cũng thấy nghĩa là khi nhắc tới việc đi chùa thì ai cũng nghĩ tới Tăng trước, rất ít khi nghĩ tới Ni trước. Tăng như hoa trái của cây Phật còn Ni là thân cây. Gốc rể và lá của cây là Phật Tử Tại Gia. Nếu Tăng Ni không có Phật tử xuất gia tiếp nối thì sẽ bị tuyệt tự kakakaka, chùa sẽ không còn.
– Tăng là thăng hoa, là nở hoa, là toả hương, là kết trái. Tuy nhiên hoa trái sẽ mau hết mùa và có tính chu kỳ. Khi tới mùa thì nở rộ kết trái rộ và hết mùa thì vắng bóng.
– “Ni” viết đủ là “Ninh”. Ninh là chắc khoẻ, là thân cây.
Thân cây là nơi lưu giữ thành quả phát triển của toàn cây. Lưu giữ công sức của lá (phật tử), lưu giữ chất dinh dưỡng từ rễ cây (phật tử). Tăng là hoa trái, làm nhiệm vụ phát tán nòi giống của cây (giáo pháp) vì vậy “Tăng” cũng là “thăng”. Thăng là thăng hoa, là hoa bay, là trái rụng. Chim thú gió… gánh vác vai trò của Phật Tử là tạo duyên cho Tăng đến nhiều nơi để đâm chồi nảy lộc. Khi đâm chồi nảy lộc và phát triển trưởng thành thì chim thú gió lại thụ hưởng hương thơm trái hạt đó và công việc giúp Tăng đó lại bắt đầu…. Tăng là hạt giống giáo pháp -> đâm chồi nảy lộc tới đâu thì công sức âm thầm của Ni sẽ cố định tớ đó không cho giáo pháp chết yểu. Ni là thân cây vững chãi theo sao Tăng. Tăng sẽ nhờ công sức âm thầm của Ni mà phát triển tích luỹ hạt giống chánh pháp. Phật tử là rễ, lá cây. Là chim thú gió.. Giúp cho Tăng Ni phát triển. Ánh sáng mặt trời chính là ánh sáng của Phật luôn dõi theo và giúp sức cho 3 nhân tố trên và đây chính là hình tam giác xen kẽ những tia nắng mặt trời 14 tia vậy.
– “Ni” đem viết thành “in” rồi thêm chữ thành “gìn”. Gìn là gìn giữ Pháp của Phật. Phật tử tại gia nuôi sống Ni, ni lủi thủi hành đạo không khoa trương. Ni là thân cây nên ít bị lung lay qua lại khi gặp gió lớn, nói chung ít bị hư hoại vì thế mà đa số Ni sẽ đạt được giới định và huệ tốt hơn Tăng nhiều, hạnh tu ấy của các vị đã đem lại công đức thật sự cho Phật Pháp, vì công đức vô lượng đó của các vị mà thời Mạt Pháp đã rút ngắn hết sớm 500 năm, tránh đem lại sự giả tạo của chân lý dành cho chúng sinh.
17. Hoả Thiên Đại Hữu nghĩa là Trời Nam một lòng. Nam này là nước Nam, Việt Nam và cũng là Nam Thiệm Bộ Châu. Khi hào cửu ngũ trong quẻ Bát Thuần Càn biến thành hào âm thì sẽ thành quẻ này.
Trời nam một lòng và thế giới một lòng, đại hữu đại đồng khi mặt trời chân lý đã chiếu rọi khắp không gian cõi lòng thiên hạ. 18. Trong Kinh Phật thường dùng khoảng cách địa lý về các cõi Phật là vô lượng và con người không thể nào lường được. Hãy chú ý đến 2 chữ “Vô Lượng”. Vô lượng là với sức lực của con người thì không thể nào lường được cái khoảng cách ấy. Không lường được cũng bỡi vì con người cứ nghĩ nó là quá xa và cứ nhìn theo hướng đó mà đo. Thực tế không phải vậy, thực tế là quá gần và vẫn nằm trên trái đất này mà thôi.
Ví dụ Phật thuyết về thế giới Tịnh Lưu Ly của đức Phật Dược Sư. Tuy nhiên đoa chính là Việt Nam vậy.
Có 7 đức Phật Dược Sư ý nói rằng Quốc Độ này ở múi giờ thứ 7. Thứ 7 tính theo 12 con giáp thì đó là Ngọ. Ngọ là Hoả, mà Hoả là Nam.
Cõi này là thanh tịnh an dưỡng nên là chữ “An”.
Nam và An này là nước An Nam, là Việt Nam.
– Cái tên “Trống Đồng Đông Sơn” cũng nói lên điều đó.
. “Trống” là ” Nam Giới”: điều này nghĩa là cư dân trong cõi Đông Phương Tịnh Độ này không có “Nữ Giới”, giống như trong kinh Phật đã thuyết.
“Nam Giới”.
. “Đồng” là Cùng.
. “Đông Sơn” đọc lái lại là “Đơn Sông”. “Đơn” là Đan, là “Đang”. “Sông” thêm dấu là “Sống”. Đông Sơn -> Đơn Sông -> Đan Sông -> Đang Sống. => “Trống Đồng Đông Sơn” nghĩa là “Nam Giới Cùng Sống”.
“Đông Sơn” cũng là “Giang Sơn ở Phía Đông” , là ” Đất nước phía Đông”
-> Nam Giới Cùng Sống ở Đất Nước Phía Đông. Nam giới cùng sống ở phía đông: chính là cõi Đông Phương Tịnh Độ. .. Trống Đồng Đông Sơn
Trống là “Nam”(1)
Đông là hướng” Đông”(2)
Sơn là núi, là quẻ Cấn. Cấn đem bỏ dấu là Cận. Cận là gần, là “Á”.(3)
Đồng là đại diện cho giá trị Việt Nam vì tiền mang giá trị là “đồng”.(4)
-> Trống Đồng Đông Sơn cũng có nghĩa là Việt Nam Đông Nam Á. Rõ ràng “Đông Phương Tịnh Độ” được mã hoá thành “Trống Đồng Đông Sơn”, “Trống Đồng Đông Sơn” là chữ mã hoá của “Việt Nam Đông Nam Á”. Như vậy “Đông Phương Tịnh Độ” chính là “Việt Nam Đông Nam Á”. Nên biết: Đông là quẻ Chấn mang số 4. Nam là quẻ Ly mang số 3. Ly Chấn là “Chân Lý” , chân lý là ánh sáng mặt trời 12 ( 3 x 4 = 12 ) tia của hầu hết các loại mặt trống đồng.
Bản thân cái trống đồng cũng là 2 quẻ này: trống đồng bên ngoài đặc, trong rỗng là quẻ Ly (ly trung hư). Khi đánh trống thì nghe tiếng như Sấm, Sấm chính là Lôi, là quẻ Chấn.
. 3 cộng 4 = 7.
Con số 7 này là con số cấu trúc vạn pháp. Mặt trống đồng Ngọc Lũ được chia làm 7 phần đã xác nhận điều đó.
Xét tiếp:
.”Nam” là quẻ “Ly”.
. “Giới” là giới hạn trong khuôn khổ địa giới hoặc khuôn khổ ý thức, ý niệm thì gọi là giới. Tất cả phải được giới hạn để giữ đúng bản sắc. Mục đích của chữ giới chính là “Giữ”. Giữ giới là điều cốt lõi trong tất cả các đạo trời. “Giữ” là “Lưu”.
Giới này là “giữ giới”. Giới còn gọi là “Giái”.
-> Nam Giới: là “Lưu Ly” trong cụm “Tịnh Lưu Ly”.
-> Nam Giới -> Nam Giữ Giới -> Nam Giữ Giái. Người nam phải biết Giữ Giái, giữ giái là giữ cái thứ mà sinh ra cái tính dục của mình không cho nó nổi loạn mà cản trở đường về bến giải thoát.
.”Giữ Giái” và “Giữ Gái” 2 chữ này rất giống nhau. Thời Mạt Phát nhìn mấy nhà Sư rất khó phân biệt rằng ai đang “Giữ Giái” và ai đang “Giữ Gái”. Có rất nhiều điều để khám phá khi thâm nhập được ngôn ngữ “Đà La Ni”.
– Tịnh Lưu Ly: nghĩa là Tịnh Nam Giới. “Nam giới” là tính đực. Tịnh là thanh tịnh cái tính đực đừng cho nó bột phát thì tu mới được. Lấy nam giới để nói luôn cho vấn đề dục ở nữ giới. Tất cả các vị đang đi trên con đường giải thoát thì phải tịnh cái tính dục giới rính của mình thì mới chuyên tâm rốt ráo trên con đường giải thoát được. Đây chính là tôn chỉ chính yếu của Phật Dược Sư. Đây là “dược tính” trong các thang thuốc của Phật Dược Sư.
– Tịnh Lưu Ly: Tịnh là không cho nó động nổi lên (nổi tính dâm). Lưu Ly là giữ lại không cho nó có ý định thoát ra. Tịnh Lưu Ly là “Tịnh Dục”.
Chia sẻ:
Có liên quan
Từ khóa » đà La Ni Là Gì
-
Đà-la-ni Và Xu Hướng Xóa Tội | Giác Ngộ Online
-
Tự điển - đà La Ni - .vn
-
Tự điển - đà La Ni - .vn
-
Phẩm 26: Đà La Ni - Làng Mai
-
ĐÀ LA NI - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Đà La Ni - Pháp Thí Hội
-
Tâm đà La Ni Là Gì - Hỏi Đáp
-
“Đà La Ni”, Dịch Thành ý Nghĩa Tiếng Trung Gọi Là Tổng Trì ... - Facebook
-
Pháp Hội 2: Vô Biên Trang Nghiêm Đà La Ni - Kinh đại Bảo Tích - Tập 1
-
Kinh Pháp Hoa Đề Cương - Phẩm Đà La Ni - HT Thích Nhật Quang
-
“Hộ Chú” (parittam), Chân Ngôn (mantra) Cũng Gọi Là Đà-la-ni ...
-
Chú Đại Bi Hay Đại Bi Tâm Đà La Ni - Ý Nghĩa 84 Câu Chú
-
Ý Nghĩa "Áo Đà La Ni" (vấn đáp) - Thầy Thích Hòa - YouTube
-
Kinh Da La Ni