“NGỤ BINH Ư NÔNG” THỜI PHONG KIẾN - Báo Cần Thơ Online
Có thể bạn quan tâm
- Thời sự
- Cần Thơ
- ĐBSCL
- Trong nước
- Cần Thơ ứng hơn 410 tỉ đồng cho dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91 (đoạn từ Km0-Km7)
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ tại thị trấn Thới Lai
- Đề xuất các giải pháp khơi dậy khát vọng cống hiến trong đội ngũ cán bộ, đảng viên để phát triển TP Cần Thơ nhanh và bền vững
- Không nên phát triển “đại trà” Khu công nghệ số
- Chính trị
- Xây dựng Đảng & Hệ thống chính trị
- Làm theo gương Bác
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Diễn đàn & Nhịp cầu dân cử
- Gắn biển công trình thi đua chào mừng đại hội đảng bộ các cấp
- Chi bộ Giảng viên, thuộc Đảng bộ Trường Đại học Nam Cần Thơ, tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025-2027
- NGHỊ QUYẾT Về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Kè chống sạt lở khu vực chợ Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
- Chi bộ đầu tiên của huyện Vĩnh Thạnh và Ðảng bộ Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025-2027
- Kinh tế
- Thị trường
- Đầu tư - Tài chính
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Tăng khả năng tiếp cận vốn để phát triển chuỗi nông sản ĐBSCL
- Đổi mới sáng tạo thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững ngành tôm Việt Nam
- Mở rộng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
- Phong Ðiền thu hoạch hơn 98.500 tấn trái cây
- Xã hội
- Đời sống
- Gia đình
- Nhịp cầu nhân ái
- Triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu về bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế
- Giải trí ảo, hậu quả thật
- Nhiều hoạt động chăm lo hỗ trợ hội viên
- Tạo sự gắn kết giữa hội viên phụ nữ với tổ chức Hội
- An ninh-Pháp luật
- Quốc phòng
- An ninh
- Biển đảo
- Pháp luật
- An toàn giao thông
- Phường Ba Láng thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông
- Vì sự an toàn trên mọi nẻo đường
- Kiểm tra công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tại quận Bình Thủy
- Trả giá đắt cho hành vi mua bán người
- Thế giới
- Toàn cảnh
- Đông Tây thế sự
- Chuyện bốn phương
- Vai trò khả dĩ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
- Ðức thiếu hụt nhân viên chăm sóc trẻ em
- Nga sẵn sàng ứng phó các diễn biến trong xung đột với Ukraine
- Thất bại đầu tiên của ông Trump trong đề cử nội các
- Giáo dục
- Học đường
- Tuyển sinh-Hướng nghiệp
- Khuyến học
- Trường Ðại học Y Dược Cần Thơ trao bằng tốt nghiệp cho 1.918 tân khoa
- Khai giảng năm học 2024-2025 dành cho sinh viên quốc tế
- Hơn 2.100 ý tưởng sáng tạo tranh tài tại cuộc thi “Tiếng nói Xanh” mùa 2
- Trường Cao đẳng Cần Thơ khai giảng năm học mới
- Y tế
- Sức khỏe
- Dinh dưỡng
- Tư vấn
- An toàn thực phẩm
- Giải pháp an toàn để sở hữu đôi mắt 2 mí tự nhiên từ chuyên gia thẩm mỹ tại Cần Thơ
- Cần Thơ - tiên phong đáp ứng y tế công cộng với chùm ca nhiễm HIV
- Sôi nổi hội thi phòng, chống tác hại thuốc lá
- 67 ngày giành sự sống cho em bé sinh non
- Khoa học & Công nghệ
- Khoa học thường thức
- Sản phẩm mới
- Thủ thuật
- Tìm hiểu công nghệ sạc nhanh & tiết kiệm pin trên MacBook Air M1 và M2 cùng Oneway
- Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
- Cà chua sẽ ngọt, mọng nước hơn nhờ kỹ thuật mới
- Công nghệ XGSPON của VNPT: Trải Nghiệm Internet Nhanh nhất hiện nay tại Việt Nam
- Chuyển đổi số
- Văn hóa - Giải trí
- Văn hóa - Nghệ thuật
- Xem-Nghe-Đọc
- Sáng tác - Biên khảo
- Thành Hoàng cổ miếu ở Bạc Liêu
- “Ngày Trong Xanh” – Hành trình lan tỏa tình yêu môi trường qua âm nhạc
- Xã hội phát triển, cải lương phải thay đổi
- Thêm yêu di sản quê hương
- Thể thao
- Bóng đá
- Môn khác
- Thể thao - Cuộc sống
- Với dàn cầu thủ nhập tịch, Indonesia nhiều cơ hội dự World Cup
- Lần đầu lên tuyển của "máy quét" Doãn Ngọc Tân
- Thới An Ðông đẩy mạnh phong trào thể thao
- Danh sách Ðội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
- Du lịch
- Khám phá
- Ẩm thực
- Góc lữ hành
- Điểm nhấn lễ hội thu hút du khách mùa cuối năm
- Lợi ích định cư Bồ Đào Nha: cơ hội sống, làm việc và kinh doanh tại châu Âu
- Nghỉ dưỡng trong mơ cùng 4 resort hàng đầu tại Mũi Né trên Traveloka
- Nhiều hoạt động tại Tuần lễ Du lịch - Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long tại Cần Thơ năm 2024
- Media
- Video
- Longform
- Infographics
-
- Bất động sản - Đô thị
- Nông dân làm giàu
- 70 năm Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ
- Cần Thơ năng động và phát triển
- Phòng chống HIV/AIDS
Các vua chúa, chế độ phong kiến sau khi thống nhất được lãnh thổ, hoặc đang cai trị đất nước thường có những chủ trương, chính sách chiến lược về chính trị, quân sự, văn hóa, kinh tế, xã hội nhằm tạo sự ổn định, phát triển đất nước một cách an ninh, bền vững. "Ngụ binh ư nông" tức "gởi binh vào nông" hay "gởi quân lính về đồng ruộng" là chính sách sử dụng một bộ phận các lực lượng quân sự sau chiến tranh hoặc lúc không có chiến tranh tham gia sản xuất nông nghiệp như là một hoạt động bình thường. Các lực lượng này vừa khai hoang lập ấp, sản xuất nông nghiệp, vừa luyện tập quân sự thường xuyên, và có thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức, dự phòng khi có chiến tranh, giặc giã.
Trong lịch sử, quân đội luôn là lực lượng chủ yếu bảo vệ đất nước, do đó, các quốc gia luôn cần có một lực lượng vũ trang hùng hậu, tinh nhuệ. Nhưng, nhu cầu nhân lực để sản xuất cũng rất lớn! Để giải quyết bài toán ấy, các nhà chiến lược thời xưa đã lập nên phép "Ngụ binh ư nông" như là sự kết hợp hài hòa giữa quân sự và kinh tế, có thể xoay chuyển nhanh chóng tình thế từ thời bình sang thời chiến khi cần thiết. Nhờ chính sách này, các Nhà nước phong kiến đời Lý Trần Lê sơ luôn có được một lực lượng quân sự hùng mạnh, đông đảo mà sản xuất nông nghiệp vẫn ổn định. Thời Lý có số quân huy động chống nhà Tống khoảng 10 vạn, thời Trần lúc kháng chiến chống Nguyên-Mông có hơn 20 vạn, đến thời Lê sơ khi có chiến tranh có thể huy động từ 25 đến 30 vạn quân. Trong quá khứ, chính sách Ngụ binh ư nông có tác dụng rất tích cực, chứng tỏ các nhà hoạch định chính sách thời ấy đã có cái nhìn sâu xa với tư duy sinh động, đứng đắn trong công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Nước ta từ năm 1945 trở về trước là một nước nông nghiệp truyền thống được cai trị bởi các chế độ quân chủ phong kiến. Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ thứ 10, phép "Ngụ binh ư nông" được áp dụng đầu tiên ở Việt Nam do Nhà Đinh (968-980). Những trai tráng (đinh nam ) từ 18 tuổi trở lên phải gia nhập quân ngũ. Ngoài lực lượng quân binh đóng thường trực ở kinh đô, được gọi là quân cấm vệ, túc vệ, các lực lượng quân tại các địa phương được gọi là lộ quân hay sương quân. Triều đình chia số binh lính trong sương quân thành nhiều phiên, chỉ giữ một số ít phiên thường trực, còn lại cho về quê sản xuất nông nghiệp; cứ như vậy từng đợt luân phiên nhau. Vào thời Lý, triều đình chỉ cấp lương cho quân túc vệ, còn sương binh tự túc lương thực. Thời Hậu Lê, chính sách Ngụ binh ư nông áp dụng cả với cấm quân ở kinh thành. Từ thời Mạc, chính quyền áp dụng chế độ "lộc điền", cấp ruộng thẳng cho binh lính tại địa phương cư trú nhằm ưu đãi cho lực lượng quân đội. Tới thời chiến tranh Nguyễn-Tây Sơn, khoảng cận cuối thế kỷ 18 (1790), phép Ngụ binh ư nông được Nguyễn Ánh thi hành ở nhiều nơi thuộc Gia Định thành, quân binh lúc không đánh giặc được huy động vào việc sản xuất nông nghiệp để tạo nguồn lương thảo phục vụ cho chiến tranh và dự phòng.
Các chiến sĩ giúp dân thu hoạch lúa. Ảnh: baoquangngai.com.vn |
Theo nhà sử học Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí (tập II) thì: "Vào năm 1128 đời Lý Thần Tông, nhà vua "cho sáu quân thay phiên nhau về làm ruộng theo chế độ xưa"- ngoài quân cấm vệ "lại có chín quân như sương quân: để sai khiến làm mọi việc, mỗi tháng đến phiên một lần gọi là đến canh, hết canh cho về nhà cày cấy hoặc làm công nghệ, tự cấp lấy chứ không được cấp lương. Khi có chiến tranh thì cho gọi ra lệ thuộc vào các tướng. Nếu số quân này không đủ thì chiểu sổ dân ra tòng ngũ. Xong việc lại cho về làm ruộng".
Số sương quân và quân các đạo (ngoại binh) có nhiệm vụ thay phiên nhau cày ruộng tự túc lương thực. Với chính sách "Ngụ binh ư nông", không những nông dân không phải trích ra một lượng sản phẩm lớn đề nuôi quân, mà nông nghiệp không mất đi một nguồn lao động quan trọng (tráng đinh). Phải nhìn nhận đây cũng là một quyết sách quan trọng của nhà nước thời Lý - Trần nhằm duy trì, củng cố tiềm lực kinh tế trên cơ sở của nền nông nghiệp lúa nước.
Đời Trần, nhà nước có chế độ ban cấp thái ấp cho các vương hầu, tôn thất. Tại các điền trang, thái ấp, gia binh của vương hầu làm nhiệm vụ sản xuất và phục dịch lúc thời bình theo chủ trương "Ngụ binh ư nông". Thái ấp là mô hình kết hợp khéo léo gữa kinh tế với quốc phòng. Trước khi phong cấp thái ấp, nhà nước Trần đã có ý thức giao cho vương hầu tôn thất nhiệm vụ vừa sản xuất vùa trấn giữ những vùng quan trọng, hiểm yếu của đất nước. Qua bản đồ phân bố các thái ấp, không phải ngẫu nhiên mà ta thấy nổi lên các vùng chiến lược trọng yếu của Đại Việt lúc bấy giờ như: vùng biên cương phía bắc (Chí Linh, Đông Triều - Quảng Ninh); vùng cửa ngõ đông bắc (Hải Phòng, Thái Bình); vùng phên giậu phía nam (Thanh Hóa).
*
* *
Ngày nay, một số bộ phận của lực lượng quân đội nước ta đã tham gia mạnh mẽ vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế đất nước, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Có khá nhiều nông, lâm trường ở vùng biên giới, vùng xa, vùng hải đảo được quân đội khai phá, sản xuất và quản lý. Các đơn vị này ngoài việc thường xuyên được huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc, họ còn giúp dân xây dựng nông thôn mới, cụ thể như các đơn vị Bộ đội biên phòng ở các vùng xa, biên giới, hải đảo. Không ít các chiến sĩ, bộ đội đã trở thành "thầy giáo" dạy chữ, "kỹ sư" nông nghiệp, "bác sĩ" điều trị cho nhân dân ở những địa bàn nông thôn còn rất khó khăn. Các chiến sĩ sau khi hoàn thành nghĩa vụ có thời hạn trong các lực lượng vũ trang thường trực được xuất ngũ, ra quân về nguyên quán làm ăn, học tập, sản xuất. Họ được chuyển ngạch sang quân dự bị và sẵn sàng tham gia quân đội khi cần thiết. Quy trình ấy thể hiện sự ứng dụng sinh động phép "Ngụ binh ư nông" nhưng đã có nhiều sự cải tiến, bởi nước ta ngày nay không còn là một đất nước thuần nông như trước kia, mà hiện tại, đang trong quá trình đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Những người lính khi trở về với đời thường, họ làm nhiều ngành nghề khác nhau, chứ không nhất thiết phải làm ruộng, hoặc được cấp phát đất để sản xuất nông nghiệp. Nội dung "ngụ binh" thì vẫn còn, nhưng hình thức "ư nông" thì đã thay đổi. Đây cũng là sự thích nghi tất yếu, thuận theo quy luật phát triển khách quan của thời đại, lịch sử. Hiện nay trên thế giới, đa số các quốc gia áp dụng chính sách, chế độ "quân dịch". Tất cả các nam thanh niên (có nơi luôn cả nữ như Israel) đến tuổi quy định đều phải thi hành nghĩa vụ quân sự có thời hạn. Chỉ những trường hợp rất đặc biệt mới được miễn giảm "thi hành quân dịch" Sau khi làm xong nghĩa vụ họ được xuất ngũ trở về với địa phương, đời sống xã hội, sinh hoạt bình thường như mọi công dân khác. Và. Nhà nước luôn có trong tay một lực lượng quân dự bị đông đảo, đã kinh qua huấn luyên, sẵn sàng phục vụ, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Mai Lý
Sách tham khảo:
- Việt sử xứ Đàng Trong (Phan Khoang 1970- Nxb Văn Nghệ tái bản 2005).
- Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn- Nxb Giáo dục tái bản 2004).
- Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú NXB.
- Việt Nam sử lược Trần Trọng Kim NXB Khoa học Xã hội 2001.
Chia sẻ bài viết | Chia sẻ Facebook |
*Email (không hiển thị trên trang):
*Họ tên (hiển thị trên trang):
Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.
Gửi Đọc thêm-
Thành Hoàng cổ miếu ở Bạc Liêu
-
“Ngày Trong Xanh” – Hành trình lan tỏa tình yêu môi trường qua âm nhạc
-
Xã hội phát triển, cải lương phải thay đổi
-
Thêm yêu di sản quê hương
-
Lực lượng siêu sao 8WONDER Winter 2024 “kết nạp” 2 thành viên mới: Binz và Quang Hùng MasterD
-
Sôi động Ngày hội Đua vỏ lãi ở miền biển Cà Mau
-
"Đi về phía lửa" khắc họa hình ảnh đẹp của người lính cứu hỏa
-
Sách hay về hai nhà khoa học Einstein và Heisenberg
-
Truyền lửa sáng tác văn học
-
Bảo tàng TP Cần Thơ tiếp nhận gần 200 tư liệu, hiện vật quý
Tiêu điểm
- Thành Hoàng cổ miếu ở Bạc Liêu
- “Ngày Trong Xanh” – Hành trình lan tỏa tình yêu môi trường qua âm nhạc
- Xã hội phát triển, cải lương phải thay đổi
- Thêm yêu di sản quê hương
- Lực lượng siêu sao 8WONDER Winter 2024 “kết nạp” 2 thành viên mới: Binz và Quang Hùng MasterD
- Sôi động Ngày hội Đua vỏ lãi ở miền biển Cà Mau
- "Đi về phía lửa" khắc họa hình ảnh đẹp của người lính cứu hỏa
- Truyền lửa sáng tác văn học
- Sách hay về hai nhà khoa học Einstein và Heisenberg
- Bảo tàng TP Cần Thơ tiếp nhận gần 200 tư liệu, hiện vật quý
Đọc nhiều
- Cô gái Tây Đô gây ấn tượng với trang phục “Cầu Cần Thơ” trên sân khấu Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
- Kinh Vĩnh An 180 năm lịch sử
- Hai học sinh TP Cần Thơ đoạt giải Cuộc thi Ðại sứ văn hóa đọc năm 2024
- "Ðiểm vàng" cho "Trước bình minh"
- Hoa dã quỳ vẫn chao trong gió
- “Những chuỗi ngọc trai” và lựa chọn của người phụ nữ
- “Cô dâu hào môn” châm biếm thói “phông bạt” và sự tham lam
- Đôi nét về đô thị miền sông nước Cần Thơ qua lịch sử
- Suốt đời chia sẻ với những người cần lao
- “APT.” lập nhiều kỷ lục
Văn hóa - Nghệ thuật
-
“Ngày Trong Xanh” – Hành trình lan tỏa tình yêu môi trường qua âm nhạc
-
Xã hội phát triển, cải lương phải thay đổi
-
Thêm yêu di sản quê hương
-
Lực lượng siêu sao 8WONDER Winter 2024 “kết nạp” 2 thành viên mới: Binz và Quang Hùng MasterD
-
"Đi về phía lửa" khắc họa hình ảnh đẹp của người lính cứu hỏa
Xem-Nghe-Đọc
-
Sách hay về hai nhà khoa học Einstein và Heisenberg
-
Francis Ford Coppola được vinh danh giải Thành tựu trọn đời
-
“Red One: Mật mã đỏ” - khi những siêu anh hùng giải cứu ông già Noel
-
“Thần dược” - lời cảnh tỉnh cho tham vọng trẻ mãi không già
-
“APT.” lập nhiều kỷ lục
-
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
-
MỜI THAM GIA LÀM ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI MOBIFONE
-
VNP CẦN THƠ - LẮP INTERNET WIFI CÁP QUANG VNPT
-
Giới thiệu công ty quà Tết doanh nghiệp 2025 uy tín
-
BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ - TRANG TIẾNG ANH
-
BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ - TRANG TIẾNG KHMER
-
Báo xuân 2025
-
Rao vặt
-
BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO TRÊN BÁO IN CẦN THƠ
-
BẢNG GIÁ VIDEO - DỊCH VỤ
-
BẢNG GIÁ QUẢNG CÁO TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ - TRANG TIẾNG VIỆT
-
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC ĐỢT 2 NĂM 2024
- Thời sự
- Cần Thơ
- Trong nước
- ĐBSCL
- Chính trị
- Xây dựng Đảng & Hệ thống chính trị
- Làm theo gương Bác
- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- Diễn đàn & Nhịp cầu dân cử
- Kinh tế
- Thị trường
- Đầu tư - Tài chính
- Nông nghiệp - Nông thôn
- Xã hội - Pháp luật
- Đời sống
- Hôn nhân - Gia đình
- Nhịp cầu nhân ái
- Quốc phòng - An ninh
- Quốc phòng
- An ninh
- Biển đảo
- Pháp luật
- An toàn giao thông
- Thế giới
- Toàn cảnh
- Đông Tây thế sự
- Chuyện bốn phương
- Giáo dục
- Học đường
- Tuyển sinh-Hướng nghiệp
- Khuyến học
- Y tế
- Sức khỏe
- Dinh dưỡng
- Tư vấn
- An toàn thực phẩm
- Phòng chống Tác hại thuốc lá
- Sức khỏe quí hơn vàng
- Văn hóa - Giải trí
- Văn hóa - Nghệ thuật
- Xem-Nghe-Đọc
- Sáng tác - Biên khảo
- Thể thao
- Bóng đá
- Môn khác
- Thể thao - Cuộc sống
- Du lịch
- Khám phá
- Ẩm thực
- Góc lữ hành
- Công nghệ
- Khoa học thường thức
- Sản phẩm mới
- Thủ thuật
Tổng biên tập: TRƯƠNG VĂN CHUYỂN
Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thanh Tuấn - Dương Hồ Vũ
Giấy phép số 789/GP-BTTTT, do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 02-12-2021
24 Trần Văn Hoài, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ - Điện thoại: (0292) 3830098 - Fax: (0292) 3830561 Email: toasoan@baocantho.com.vn
Liên hệ giao dịch quảng cáo, rao vặt: quangcao@baocantho.com.vn
Ghi rõ nguồn "Báo điện tử Cần Thơ" khi phát hành lại thông tin từ website này
Phát triển bởi:
Từ khóa » đường Ngụ Binh ư Nông Là Gì
-
Tuyên Quang Trong Chính Sách “ngụ Binh ư Nông” Thời Lý - Trần - Lê
-
Ngụ Binh ư Nông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chính Sách Ngụ Binh ư Nông Là Gì? Nội Dung Chính Và ý Nghĩa?
-
Chính Sách Ngự Binh ư Nông Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Chính Sách Ngụ Binh ư Nông
-
Ngụ Binh Ư Nông Là Gì - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Thế Nào Là Chính Sách Ngụ Binh ư Nông? - Lịch Sử 7
-
Ngụ Binh ư Nông Là Gì Bình Luận Về Ngụ Binh ư Nông Nghĩa Là Gì
-
Ngụ Binh ư Nông Là Gì
-
Ngụ Binh Ư Nông Là Gì Bình Luận Về Ngụ ...
-
Chính Sách Ngự Binh ư Nông Là Gì? - ThienNhuong.Com
-
Em Hiểu Thế Nào Là Chính Sách Ngụ Binh ư Nông Chính Sách đó Có ưu ...
-
“Ngụ Binh ư Nông” Là Gì? - Hoc24
-
Từ điển Tiếng Việt "“ngụ Binh ư Nông”" - Là Gì?