Ngũ Gia Bì Là Gì, Có Tác Dụng Gì? Phân Loại, Cách Dùng Và Nơi Bán

Ngũ gia bì nổi tiếng là dược liệu có đa tác dụng, nhất là trong điều trị thấp khớp, yếu sinh lý, thận âm hư,… Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Ngũ gia bì là gì?
  • Ngũ gia bì có mấy loại?
  • Ngũ gia bì có tác dụng gì?
    • Cây ngũ bì đuổi muỗi
    • Cây ngũ gia bì để bàn phong thủy
    • Ngũ gia bì chữa bệnh gì?
  • Quả ngũ gia bì có ngâm rượu được không?
  • Cây ngũ gia bì có ăn được không?
  • Cây ngũ gia bì mua ở đâu?

Ngũ gia bì là gì?

Ngũ gia bì hay còn có tên gọi khác là thích gia bì, hay xuyên gia bì, cây có tên khoa học là Araliaceae. Tên gọi của loại cây này bắt nguồn từ đặc điểm và hình dạng của nó, cây có tới 5 lá to mọc chụm vào nhau.

Ngũ gia bì là gì?
Ngũ gia bì là gì?

Loại cây này được xếp vào loại thực vật thân nhỏ, khi sinh trưởng cây sẽ có chiều cao lên tới 2m. Phần thân có rất nhiều gai, lá mọc so le từng chùm, mỗi chùm gồm 3-5 lá. Lá ngũ gia bì có hình thuôn dài, đầu nhọn, mỏng.

Hoa có màu xanh, nhỏ, thường nở rộ vào đầu hạ. Quả có hình cầu, đường kính khoảng 3mm, khi chín có màu đen.

Rễ cây ngũ gia bì là bộ phận được sử dụng. Sau khi thu hoạch, rễ sẽ được loại bỏ phần gỗ, chỉ lấy vỏ rồi đem phơi khô để dễ bảo quản. Vỏ rễ khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng sẽ cuộn lại thành từng ống. Mặt ngoài vỏ có màu vàng nâu, mặt trong có màu xám, xuất hiện nhiều chấm nâu vàng. Mùi vị không rõ.

Ngũ gia bì có mấy loại?

  • Ngũ gia bì gai là giống cây mọc bụi, phần mép lá có xuất hiện rất nhiều gai.
  • Ngũ gia bì cẩm thạch là giống cây thuộc họ nhà ngũ bì, phần lá có màu sắc lạ, được mọi người ưa chuộng bày biện trong nhà ở, phòng khách.
  • Ngũ gia bì hương hay còn có tên gọi khác là tế trụ gia bì. Đây là loại thực vật mọc bụi, có chiều cao lên tới vài mét. Người ta tìm thấy loại cây này lần đầu tiên vào năm 1969 tại Phó Bảng, Hà Giang. Sau đó, loại cây này đã được xếp vào danh sách dược liệu quý cần được bảo tồn. Hiện nay, cây đang được nghiên cứu bảo tồn và phát triển trồng tại Viện dược liệu.

Ngũ gia bì có tác dụng gì?

Cây ngũ bì đuổi muỗi

Công dụng gia xua đuổi muỗi của cây đã được ghi nhận trong cuốn Dược điển Việt Nam. Thực tế, nhiều người dân sinh sống ở khu vực ẩm thấp thường rất hay trồng ngũ gia bì trong khuôn viên nhà mình để vừa làm cảnh, vừa trừ muỗi hiệu quả.

Theo nhiều nghiên cứu của Cục hàng không Mỹ, Ngũ gia bì có khả năng chống ô nhiễm, điều hòa khí hậu, loại bỏ được khí độc Formaldehyd. Các nhà khoa học đã thử trồng nhiều cây tại bậc cửa ra vào và nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt. Trước kia, khi chưa đặt chậu ngũ gia bì, mỗi lần mở cửa ra sẽ thấy nhiều muỗi vây quanh người, nay muỗi đã không còn xuất hiện theo từng đàn nữa.

Cây ngũ gia bì để bàn phong thủy

Đây là loại thực vật rất dễ trồng, cây sinh trưởng phát triển xanh tốt quanh năm mà không tốn quá nhiều công chăm bón. Bởi vậy, có rất nhiều người thường bày biện chậu ngũ gia bì ở nhà, văn phòng giúp cho không gian trở nên thoáng đãng, tươi tắn, mang lại cảm giác thoải mái, thư thái cho chủ nhận.

Không những thế, Ngũ gia bì còn mang ý nghĩa lớn trong phong thủy, giúp chủ nhân ổn định tài vận, phát triển sự nghiệp và giữ được tài lộc.

Đặc biệt, trong ngũ hành, loại cây này còn rất hợp với người mệnh mộc. Vì vậy, nếu trồng một chậu trong nhà, người mệnh mộc sẽ giữ được tài khí và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Mỗi lá của ngũ gia bì tượng trưng cho 5 yếu tố trong ngũ hành tương sinh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Bởi vậy, trong không gian nhà bạn nên đặt 1 chậu cây này để mang tới nhiều thuận lợi và gắn kết các thành viên với nhau.

Ngũ gia bì chữa bệnh gì?

  • Trị bệnh xương khớp: Trong đông y, đây được coi là vị thuốc quan trong trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp. Nó có tác dụng mạnh gân cường cốt, trừ thấp, đẩy lùi cơn đau nhức. Ngoài, cây ngũ gia bì còn có khả năng trị chứng cơ bắp yếu ở trên, kháng viêm, hạ sốt và giảm đau cực tốt. Giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm khớp, thoái hóa cột sống,…
  • Tác dụng an thần: Loại cây này có tác dụng điều tiết sự cân bằng giữa sự ức chế và hưng phấn của trung khu thần kinh. Tuy loại dược liệu này có tác dụng tạo hưng phấn nhưng lại không ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn.
  • Chống suy nhược cơ thể: Tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể của ngũ gia bì được ví như nhân sâm. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp người bệnh tăng cường thể lực, chống lão suy, điều tiết hồng cầu, giải độc, tăng cường sức chịu đựng trong môi trường thiếu oxy, nhiệt độ cao.
  • Nâng cao hệ miễn dịch:  Hoạt chất trong ngũ gia bì có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành kháng thể, điều chỉnh miễn dịch, kháng tế bào ung thư và virus. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng viêm rất tốt, giúp điều trị một số bệnh lý liên quan tới hô hấp như viêm phế quản, viêm họng, cầm ho, long đờm,…

Trong chữa bệnh đau xương khớp, ngoài loại thảo dược này , hạt đười ươi cũng là vị thuốc đảm nhận tốt vai trò này!

Quả ngũ gia bì có ngâm rượu được không?

Quả của loại cây này không được sử dụng để làm thuốc, thông thường phần rễ sẽ là bộ phận được ứng dụng nhiều nhất.

Có 2 cách ngâm rượu như sau:

  • Cách 1: Lấy 100g ngũ gia bì đã được sao vàng đem ngâm với 1l rượu trắng. Thời gian ủ trong khoảng 10 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày dùng 1 chén con vào trước ăn ăn tối.
  • Cách 2: Sử dụng phần vỏ và rễ của cây ngưu gia bì để ngâm rượu, theo tỷ lệ 1:7. Thời gian ngâm là 3 tháng. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ, uống trong bữa ăn.

Bài thuốc rượu ngũ gia bì sẽ có tác dụng rất tốt cho các trường hợp đau nhức xương khớp, cơ thể suy nhược,….

Cam thảo cũng là một vị thuộc được đánh giá là có tác dụng bổ khí rất tốt. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này qua bài viết “Tác dụng của cây cam thảo”!

Cây ngũ gia bì có ăn được không?

Bộ phận sở hữu nhiều công dụng nhất của cây đó chính là phần rễ và vỏ thân. Vì điều này nên có rất nhiều người thắc mắc là lá của cây ngũ gia bì có ăn được không và tác dụng ra sao.

Cây ngũ gia bì có ăn được không?
Cây ngũ gia bì có ăn được không?

Thực chất, lá của cây có hình dáng khá đẹp mắt. Chính vì thế, người ta thường bày biện chậu cây này trong nhà để cho không gian thêm tươi tắn và mang lại may mắn cho gia chủ hơn.

Bên cạnh phần rễ và vỏ thân thì lá của cây ngũ gia bì cũng sở hữu nhiều tác dụng nổi trội. Với những cây sinh trưởng tốt, người ta thường dùng lá của nó để canh tôm và canh cá. Lá cây khi cho vào canh cá hoặc canh tôm sẽ có vị hơi đắng đắng, nhưng không quá gắt. Ngoài ra, người dân Quảng Nam còn sử dụng loại lá này để cuốn gỏi, mang lại hương vị mới lạ cho món ăn. Vì vậy, lá của cây hoàn toàn có thể ăn được.

Cây ngũ gia bì mua ở đâu?

Đây là loại cây có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, đặc biệt nó còn là một giống cây cảnh được nhiều người yêu thích. Vì thế, bạn có thể tìm mua ngũ gia bì tại hầu hết các shop bán cây cảnh hoặc mua trực tiếp tại Vườn trồng cây cảnh trên địa bàn.

Mức giá của cây sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước của cây, dao động trong khoảng từ 200-350k/chậu.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh ngũ gia bì. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn đọc.

Nguyễn Bá VưỡngNguyễn Bá Vưỡng

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

Kỷ tửKỷ tử có tác dụng gì, có tốt không, mua ở đâu và giá bao nhiêu tiền? Default ThumbnailChuối hột rừng có tác dụng gì? Giá tiền, nơi mua và cách sử dụng Củ tam thấtCủ tam thất có tác dụng gì, giá bao tiền 1 kg? Cách sử dụng và nơi bán Hạt đười ươiQuả, hạt đười ươi có công dụng gì, bao tiền 1kg? Cách dùng và nơi bán Thục địaThục địa là gì?Thục địa là gì?Thục địa là gì?

Từ khóa » Trồng Cây Ngũ Gia Bì Có Tác Dụng Gì