Vị Thuốc Ngũ Gia Bì Gai | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương

1. Mô tả

  • Cây bụi nhỡ, cao 1 – 7m, mọc dựa. Cành vươn dài có gai.
  • Lá kép chân vịt, mọc so le, gồm 3 – 5 lá chét, thường là 3, hình bầu dục hoặc thuôn, gốc tròn, đầu nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 2 – 4cm, lá chét giữa lớn hơn, mép khía răng to, gân lá có gai, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống lá kép dài 4 – 7cm, có gai.
  • Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 3 -10 tán, có cuống dài 3,- 4cm; hoa nhỏ, mẫu 5, màu trắng lục, lá đài không rõ ; cánh hoa hình tam giác; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu hạ, 2 ô. Quả mọng, hình cầu dẹt, mang vòi tồn tại, đường kính khoảng 2,5mm, khi chín màu đen, có 2 hạt. Toàn cây có tinh dầu thơm.
  • Mùa hoa: tháng 9 -11; mùa quả: tháng 12 -1.

2. Phân bố, sinh thái

Chi Acanthopanax (Decne. et Planch.) Miq. có khoảng hơn 10 loài, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Á, bao gồm Viễn Đông Nga, Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Một số loài có ở vùng Nam và Đông – Nam Á.

Ở Việt Nam, chi này có 3 – 4 loài kể cà loài A. baviensis Vig. hiện chưa thu lại được mẫu vật. Trong số những loài đã biết, đáng chú ý có loài ngũ gia bì gai phân bố tương đối tập trung ở các tỉnh dọc theo biên giới phía bắc, như Lạng Sơn, (huyện Bắc sơn, Tràng Định, Cao Lộc, Văn Lãng, Văn Quan….); Cao Bằng (Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quàng, Trà Lĩnh…); Lai Châu (Phong Thổ, Sìn Hồ, Tủa Chùa….); Lào Cai (Sapa, Bắc Hà, Bát xát….); Hà Giang (Quảng Bạ); Sơn La. Ở những tỉnh khác, ngũ gia bì gai chỉ mới thấy có ở 1 – 2 điểm thuộc vùng núi Cao (trên 1000m), với số lượng quần thể không nhiều. Đó là Hoà Bình (Mai Châu, Đa Bắc); Thanh Hoá (Son Mười); Nghệ An (Mường Lống); Quảng Nam (Trà Hiện); Kon Tum (Ngọc Linh); Quảng Ngãi (Sơn La). Như vậy, mức độ phân bố của ngũ gia bì gai ở Việt Nam giảm dần vào các tỉnh phía nam.

Trên thế giới, ngũ gia bì gai có nhiều nhất ở Trung Quốc và Nhật Bản. Ngoài ra, còn có ở Lào, Ấn Độ và Philippin. Ngũ gia bì gai thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng núi đá vôi ẩm, dọc theo các bờ suối hoặc còn sót lại ở các bờ nương rẫy. Độ cao phân bố phổ biến từ 400 đến 1.500m. Cây có thể rụng lá về mùa đông.

Ngũ gia bì gai thích nghi vối vùng có khí hậu ẩm mát thuộc nhiệt đới núi cao. Nhiệt độ trung bình năm 15,3 – 21,7°C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới dưới 0°C. Lượng mưa dao động từ 1103,1 (ở Bảo Lạc – Cao Bằng) đến 283.3 mm/năm (Sa Pa – Lào Cai). Độ ẩm không khí trung bình là 85%.

Ngũ gia bì gai thường mọc trên loại đất feralit mùn trên núi đá vôi. Kết quả phân tích 50 mẫu đất lấy ở những nơi có ngũ gia bì gai mọc tập trung cho thấy: pH: 5,5 – 6,3. N tổng số: 0,05 – 0,06%; P2O5 tổng số: 0,17 – 0,33%; K2O tổng số : 0,14 – 0,23% (Nguyễn Tập, 1976 và 1996). Ngũ gia bì gai ra hoa quả nhiều hàng năm. Quả chín và rụng xuống đất trong mùa đông. Đã quan sát thấy cây con mọc từ hạt quanh gốc cây mẹ vào tháng 4-5, nhưng với tỷ lệ rất thấp so với số lượng quả của cây.

Cây có khả năng tái sinh vô tính khoẻ, 100% số gốc chặt trong mùa thu – đông hoặc mùa xuân đều mọc chồi. Phần lớn các cá thể trong quần thể ngũ gia bì gai được quan sát ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đều là cây chồi. Nghiên cứu khả năng tái sinh từ hom cành đạt tỷ lệ từ 78,8% (Nguyễn Tập, 1996) đến 100% (Tác giả đang nghiên cứu tiếp ở Sapa, 2000 – 2001). Cây trồng từ hom cành sau 2-3 năm bắt đầu có hoa quả lứa đầu tiên.

Nguồn ngũ bì gai ở Việt Nam tương đối phong phú theo kết quả điều tra trữ lượng vào các năm 1973 – 1987 ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Lai Châu, đã xác định đến vài trăm tấn được liệu. Tuy nhiên, việc khai thác thường xuyên, với khối lượng không hạn chế suốt gần 40 năm qua, đã làm cho trữ lượng của cây giảm sút nghiêm trọng.

Phạm vi phân bố của cây cũng bị thu hẹp do nạn phá rừng, mở mang canh tác nương rẫy và làm nơi định cư mới. Cây đã được đưa vào Sách Đỏ Quốc gia để lưu ý bảo vệ.

3. Cách trồng

Ngũ gia bì gai ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi phía bắc, nhưng cũng có thể trồng được ở đồng bằng với khí hậu nhiệt đới gió mùa. Cây được nhân giống chủ yếu bằng giâm cành. Chọn cành bánh tẻ, mập, không sâu bệnh, cắt thành đoạn dài 30 -40 cm, cắm một nửa xuống đất, lèn chặt và giữ ẩm vừa phải. Nếu giâm trong bầu, cành giâm có thể cắt ngắn hơn, khoảng 15 – 20cm. Đoạn rễ mang mầm cũng có thể dùng làm giống. Thời vụ giâm cành tốt nhất vào đầu mùa xuân.

Cây có thể trồng trên mọi loại đất, nhất là đất cao ráo, thoát nước. Nếu trồng thành ruộng, thường trồng với khoảng cách 1 – 2m một cây. Hiện nay, cây chủ yếu được trồng làm hàng rào kết hợp làm thuốc, với khoảng cách 40cm. Khi cây đã ra rễ, có thể bón thêm phân hữu cơ, nước giải. Ngũ gia bì gai ít có sâu bệnh. Cây trồng sau 2-3 năm có thể cho thu hoạch.

4. Bộ phận dùng

Vỏ rễ hoặc vỏ thân thu hái vào mùa thu đông đã được rửa sạch, phơi hay sấy khô. vỏ rễ ngũ gia bì gai được ghi vào Dược điển Trung Quốc (bản in tiếng Anh 1997).

5. Tác dụng dược lý

Ngũ gia bì gai có tác dụng kích thích tâm thần. Trong thử nghiệm gây trạng thái trầm uất trên chuột nhắt trắng theo phương pháp Porsolt, ngũ gia bì gai cũng như tam thất và đinh lăng, có tác dụng làm giảm thời gian bất dộng của chuột. Nước sắc và dịch chiết cồn từ vỏ cây có các tác dụng làm tăng hoạt động tự nhiên của súc vật thí nghiệm, tăng khả năng bám trụ quay của chuột, rút ngắn thời gian gây ngủ của hexobarbital, tăng khả năng thiết lập phản xạ có điều kiện và tăng khả năng duy trì phản xạ có điều kiện. Ngoài ra, ngũ gia bì gai còn có khả năng tăng cường tác dụng gây co giật của Strychnin và pentetrazol.

Tuy ngũ gia bì gai có tác dụng gây hưng phấn tâm thần nhung không làm thay đổi hoạt tính của men monoamin – oxỵdasa (MOA) ở não và gan chuột thí nghiệm. Thuộc nhóm này, có cây Acanthopanax senticosus (Eleutherococcus senticosus) đã được cầc tác giả Liên Xô trước đây nghiên cứu nhiều về dược lý và đã chứng minh có các tác dụng sau: Tác dụng “sinh thích nghi (adaptogen) tốt hơn nhân sâm, tạo cho cơ thể ỏ trạng thái sức đề kháng được tăng cường một cách không đặc hiệu (a State of non – speciificaliy increased resistance) với những đặc điểm sau:

  • Tăng cường sức đề kháng không đặc hiệu của cơ thể đối vối các tác nhân gây độc hại như các tác nhân về vật lý (quá lạnh, nóng bức, quá tải, không trọng lượng, vận động quá móc hoặc bất động bắt buộc phóng xạ), tác nhân hoá học (các chất độc), tác nhân sinh học (vi khuẩn, ung thư);
  • Điều tiết quá trình bệnh lý, làm cho cơ thể có xu hướng trở về trạng thái bình thường, ví dụ như đối với bệnh đường huyết cao do thức ăn hoặc do tiêm adrenalin thì A.senticosus có tác dụng làm hạ đường huyết nhưng ở trường hợp đường huyết thấp do insulin gây nên thì lại có tác dụng nâng cao đường huyết.
  • Độc tính thấp, với liều dùng tăng sức đề kháng của cơ thể, không làm ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của cơ thể.
  • Ngoài tác dụng trên, cây còn có tác dụng làm giãn mạch máu, cải thiện việc cung cấp máu cho não, hạ huyết áp. Đối vói thần kinh trung ương, dạng chiết từ A. senticosus có tác dụng gây trấn tĩnh, kéo dài thôi gian gây ngủ của nembutal, giảm co giật do picrotoxin gây nên. Polysaccharid chiết từ A. senticosus có tác dụng kích thích miễn dịch. Đối với hiện tượng giảm bạch cầu do bezen hoặc cyclophosphamid gây nên, A. senticosus có tác dụng phòng ngừa.

Trên lâm sàng, cây được dùng điều trị ngộ độc benzen mạn tính và bệnh giảm bạch cầu có kết quả nhất định.

6. Tính vị, công năng

Ngũ gia bì gai có vị đắng, cay, tính mát, vào 3 kinh can, phế, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, thư cân, hoạt lạc.

7. Công dụng

Theo kinh nghiệm dân gian, ngũ gia bì gai còn là một vị thuốc bổ, làm mạnh gân xương, thấp khớp, lưng gối mỏi đau, trẻ con chậm biết đi, ông dương sự kém, đàn bà ngứa âm hộ. Ngày dùng 12g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

Ở Trung Quốc, ngũ gia bì gai (thích tam giáp) còn được dùng chữa cảm mạo, sốt cao, ho đờm có máu, hoàng đản, bạch đới, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt.

Bài thuốc có ngũ gia bì gai:

  1. Chữa đau khắp mình mẩy, đau lưng, đau xương: Ngũ gia bì thái nhỏ sao vàng 100g, rượu trắng 30° một lít, ngâm trong 10-15 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày uống một cốc con chừng 30ml vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  2. Chữa chứng kẻ trảo phong, tay run rẩy không cầm nắm được, miệng lập cập: Ngũ gia bì gai 30g; ngưu tất, thạch hộc mỗi vị 24g; nhục quế (bỏ vỏ ngoài) ống; gừng khô 3g, sắc uống (Nam dược thần hiệu).
  3. Chữa bạch đới, kinh nguyệt khó khăn: Rễ ngũ gia bì gai 9g, hồng ngưu tất 6g. sắc nước uống (Giang Tây thảo dược thủ sách).
  4. Chữa thổ huyết lao thương: Rễ ngũ gia bì gai, ngưu tất, chu sa liên, tiểu huyết đằng, mỗi vị 9g. Ngâm rượu uống, ngày 2 lần, mỗi lần 15 – 30ml (Quý Châu thảo dược – Trung Quốc).

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Từ khóa » Trồng Cây Ngũ Gia Bì Có Tác Dụng Gì