Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản : Cấu Trúc Ngữ Pháp Tiếng Anh Cốt Lõi
Có thể bạn quan tâm
- Tiếng Anh Mỗi Ngày
- Ngữ pháp tiếng Anh
- Bài này
Mục lục:
Lời mở đầu
-
Cấu trúc của một câu
-
Xác định vị trí của động từ
-
Động từ chính là gì?
-
Xác định vị trí của động từ trong câu:
-
Câu chỉ có 1 động từ
-
Câu có 1 động từ chia thì & 1 động ở dạng khác
-
Câu có 2 động từ chia thì
-
-
-
Bài tập xác định các thành phần trong câu
-
Ôn tập ngữ pháp tiếng Anh cơ bản
-
Làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh
-
LỜI MỞ ĐẦU
Khi nói về ngữ pháp tiếng Anh, chắc hẳn nhiều bạn học tiếng Anh nói chung đều thấy nhức nhối và có phần "bất lực". Dù có thể đã trải qua nhiều năm trời tại các cấp trung học và đại học để học tiếng Anh nhưng nhiều người vẫn cảm thấy mông lung về ngữ pháp tiếng Anh.
"Vì sao phải dùng danh từ ở đây?", "Vì sao từ này lại đứng được ở vị trí này?", "Vì sao động từ phải chia thì hiện tại hoàn thành?" Câu hỏi cứ mọc lên như nấm nhưng câu trả lời thì không có, thế thì làm sao mà không "ngán đến tận cổ" ngữ pháp tiếng Anh chứ nhỉ!
Nhưng đâu phải là họ không được học ngữ pháp tiếng Anh! Hầu hết đều đã học qua từ danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, cho đến câu điều kiện, câu bị động, rồi cả mệnh đề quan hệ, vân vân, nhưng nhiều người vẫn không viết được một câu tiếng Anh đúng ngữ pháp. Đó chính là bởi vì, dù có rất nhiều kiến thức rời rạc nhưng họ chưa biết cách lắp ghép chúng lại với nhau để tạo nên một câu hoàn chỉnh.
Hay nói cách khác, vấn đề của họ chính là: họ chưa được học về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh một cách có hệ thống.
Nếu bạn đang đọc đến dòng này và nhận thấy mình là một trong số những người "lạc lối" trong việc học ngữ pháp tiếng anh thì bạn đã đến đúng nơi rồi!
Tiếng anh Mỗi ngày là nơi sẽ giải quyết cho bạn điểm thiếu sót lớn nhất của các sách ngữ pháp tiếng Anh bạn thường gặp, đó là trình bày từ điểm ngữ pháp này sang điểm ngữ pháp khác mà không nơi nào đề cập đến điểm cốt lõi nhất trong ngữ pháp tiếng Anh: cấu trúc câu tiếng Anh.
Chúng tôi xin chúc mừng bạn, vì khi bạn đã hiểu vấn đề của mình, nghĩa là bạn đã đạt được 50% chặng đường chinh phục ngữ pháp tiếng Anh rồi. Và 50% còn lại, Tiếng anh Mỗi ngày sẽ giúp bạn chinh phục cốt lõi của ngữ pháp tiếng Anh - CẤU TRÚC CÂU TIẾNG ANH. Chúng tôi tin chắc rằng, sau khi bạn học xong loạt bài này, bạn sẽ nắm chắc cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh trong tay thông qua:
- Phân tích được các thành phần câu
- Hiểu được mối quan hệ của các thành phần câu
- Từ đó, có thể nghe/đọc hiểu được tất cả các câu và nói/viết đúng ngữ pháp
Hãy bắt đầu ngay bây giờ để việc học ngữ pháp tiếng Anh không còn khó khăn và cản bước bạn nữa!
1. Cấu trúc ngữ pháp của một câu tiếng Anh
Trong tiếng Anh, một câu có thể rất đơn giản:
I sleep. Tôi ngủ.
nhưng cũng có thể rất phức tạp:
Although she was very tired, Julie still went to the store to buy a birthday cake for her friend. Mặc dù rất mệt, Julie vẫn đi đến cửa hàng để mua một cái bánh sinh nhật cho bạn của cô ấy.
Nhưng chúng chắc chắn có những điểm chung mà một câu bắt buộc phải có, và những điểm riêng để mở rộng thêm ý nghĩa cho câu.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy được rằng thành phần quan trọng "không thể không có" trong một câu chính là động từ. Hãy thử tưởng tượng, một câu mà không có động từ thì câu đó không nói lên được điều gì cả.
- Tom coffee in the kitchen. (?)
- Tom cà phê trong nhà bếp. (?)
Nếu không có động từ, ta không thể hiểu được chuyện gì đang xảy ra. Tom, cà phê, trong nhà bếp, rồi sao nữa? Khi đặt động từ vào thì ý nghĩa của câu mới trở nên sáng tỏ:
- Tom made coffee in the kitchen.
- Tom đã pha cà phê trong nhà bếp.
Thế giới xung quanh ta lúc nào cũng chuyển động và mọi thứ không ngừng hoạt động. Nếu không có động từ, chúng ta sẽ không thể diễn tả được bất cứ điều gì.
Vậy thì động từ là một thành phần bắt buộc trong câu. Ta cũng biết chắc chắn phải có cái gì đó hoặc ai đó thực hiện hành động này, và đó chính là chủ ngữ:
- Tom made coffee in the kitchen.
- Tom đã pha cà phê trong nhà bếp.
Tom chính là người thực hiện hành động "pha cà phê trong nhà bếp", có nghĩa là Tom chính là chủ ngữ trong câu. Nếu bỏ chủ ngữ "Tom" ra, người nghe sẽ không hiểu ai "pha cà phê". Vì vậy, chủ ngữ cũng là một thành phần không thể thiếu của một câu.
Đến đây chúng ta có "công thức" cho một câu đơn giản, đó là:
Chủ ngữ + Động từ.
Trong câu ví dụ vừa rồi, chúng ta đã xác định được hai thành phần thiết yếu trong câu là Chủ ngữ (Tom) và Động từ (made). Vậy còn "coffee in the kitchen" là gì, và chúng có quan trọng không?
Để thử mức độ cần thiết của chúng, chúng ta hãy bỏ nó ra để xem câu còn có ý nghĩa không. Trước tiên chúng ta loại bỏ "coffee" ra khỏi câu:
- Tom made in the kitchen.
- Tom đã pha trong nhà bếp.
Phản xạ tự nhiên khi nghe câu này sẽ là hỏi xem Tom đã pha cái gì. Nếu không có "coffee", câu này sẽ bị cụt ngủn vì ta không biết rõ Tom pha cái gì. "Coffee" là được gọi là tân ngữ của động từ, hiểu nôm na là thứ bị động từ tác động vào. Đây là một thành phần quan trọng trong câu này vì nó hoàn thiện ý nghĩa của động từ "made".
Tuy nhiên, không phải động từ nào cũng cần một tân ngữ, bằng chứng là câu ví dụ đầu tiên trong bài này:
- I sleep.
- Tôi ngủ.
Cho nên, có thể kết luận là sự tồn tại của tân ngữ trong câu là tùy theo vào động từ đó có cần một tân ngữ hay không.
Tiếp theo, chúng ta thử bỏ đi "in the kitchen":
- Tom made coffee.
- Tom đã pha cà phê.
Câu này đã trọn vẹn về mặt ý nghĩa. Nếu không tò mò thêm về hành động này thì khi nghe câu này chúng ta đã hiểu được điều gì đã xảy ra: Tom đã pha cà phê, chấm hết. Như vậy, có thể nói rằng "in the kitchen" là một thông tin nền, vì nó có tác dụng làm rõ ý nghĩa của câu hơn, cung cấp người nghe biết được nơi mà hành động "pha cà phê" diễn ra nhưng không bắt buộc phải có trong câu.
Trên thực tế, thông tin nền không chỉ giới hạn trong thông tin về nơi chốn mà còn bao gồm rất nhiều những thứ khác, chẳng hạn như thời gian, cách thức, lý do, v.v.
- Tom made coffee last night. (thời gian)
- Tom made coffee slowly. (cách thức)
- Tom made coffee because his mother asked him to. (lý do)
Đây là những thông tin cung cấp thêm cho người nghe về hành động trong câu xảy ra trong hoàn cảnh hay tình huống nào thôi, "có thì tốt, không có cũng chả sao", cho nên chúng ta mới gọi nó là "thông tin nền".
Nếu chưa hiểu thông tin nền là gì, hãy thử tưởng tượng một vở kịch: nhân vật trên sân khấu chính là chủ ngữ, những cử chỉ và hành động của nhân vật đó chính là động từ, còn cảnh vật và đạo cụ xung quanh nhân vật trên sân khấu chính là thông tin nền.
Qua việc phân tích một câu khá đơn giản từ nãy đến giờ, ta có thể tự tin xác định được một câu bao gồm các thành phần sau đây:
Trong đó,
- Chủ ngữ: là người/vật thực hiện hành động & là thành phần bắt buộc.
- Động từ: biểu hiện hành động của câu & là thành phần bắt buộc.
- Tân ngữ: là người/vật bị hành động tác động vào & có thể có, có thể không có, tùy theo động từ.
- Các thông tin nền: bổ sung các thông tin khác liên quan đến hành động,ví dụ như nơi chốn, thời điểm, thời gian, cách thức, lý do mà hành động xảy ra. Các thông tin nền có thể có, có thể không có; nếu có sẽ làm rõ ý nghĩa của câu hơn, còn nếu không có cũng không ảnh hưởng đến câu về mặt ngữ pháp.
Vì chủ ngữ và động từ là hai thành phần bắt buộc trong câu, câu nào cũng có, nên bạn phải học cách nhận diện được hai thành phần này. Một khi bạn đã xác định được chúng thì bạn sẽ nhận biết được những thành phần "râu ria" còn lại trong nháy mắt, và từ đó không bao giờ nhầm lẫn các thành phần này với nhau nữa.
2. Xác định vị trí của động từ
Trước khi đi vào cách xác định động từ nằm ở đâu trong một câu, bạn cần nhớ một NGUYÊN TẮC VÀNG bất di bất dịch sau:
Mỗi câu đơn chỉ có một động từ chính. Nếu một câu có nhiều động từ chính thì đó là một câu ghép từ nhiều câu đơn lại với nhau.
Vậy có thể bạn sẽ có một câu hỏi lớn: động từ chính là cái gì? Chúng ta cùng quan sát nhé!
Động từ chính là gì?
Động từ chính trong câu là động từ được chia thì:
Mỗi động từ bình thường trong tiếng Anh có 6 dạng:
Dạng | Ví dụ động từ "to write" |
---|---|
Nguyên mẫu | write |
Thêm s/es | writes |
Quá khứ | wrote |
To + nguyên mẫu | to write |
V-ing | writing |
V3 | written |
Tuy nhiên, chỉ có 3 dạng đầu tiên mới được xem là chia thì, vì khi đứng riêng một mình tự thân nó đã biểu hiện rõ một thì động từ nào đó:
Dạng | Ví dụ động từ "to write" | Thì động từ |
---|---|---|
Nguyên mẫu | write | Hiện tại đơn (cho I/you/we/they) |
Thêm s/es | writes | Hiện tại đơn (cho he/she/it) |
Quá khứ | wrote | Quá khứ đơn |
Còn những dạng còn lại không biểu hiện rõ thì động từ, nên chúng không được xem là chia thì:
Dạng | Ví dụ động từ "to write" | Thì động từ |
---|---|---|
To + nguyên mẫu | to write | ??? không rõ ràng |
V-ing | writing | chỉ biết là tiếp diễn, không biết là hiện tại, quá khứ hay tương lai → cần xem trợ động từ mới biết |
V3 | written | chỉ biết là hoàn thành, không biết là hiện tại, quá khứ hay tương lai → cần xem trợ động từ mới biết |
Xác định vị trí của động từ trong câu
Như vậy, cách xác định động từ chính là đi tìm xem động từ nào được chia thì trong câu. Phần này nếu giải thích lý thuyết sẽ có vẻ "hàn lâm", có khả năng gây nhức đầu chóng mặt ù tai mệt mỏi, nên mình sẽ giải thích thông qua các ví dụ cụ thể.
1. Những câu chỉ có một động từ
Đầu tiên, hãy cùng điểm qua các ví dụ cơ bản, chỉ có một động từ trong câu để khởi động nhé!
Ví dụ 1
- Annie usually goes to school at 7am.
- Annie thường đi học lúc 7 giờ sáng.
Ta thấy câu này có động từ "goes". Động từ này đang được chia theo thì hiện tại đơn → "goes" là động từ chính trong câu.
Bạn có thể học thêm về thì hiện tại đơn qua bài học Các Thì Đơn.
Ví dụ 2
- Yesterday Alex visited his grandmother in New York.
- Hôm qua Alex đến thăm bà của anh ấy ở New York.
Ta thấy câu này có động từ "visited". Động từ này đang được chia theo thì quá khứ đơn → "visited" là động từ chính trong câu.
Bạn có thể học thêm về thì quá khứ đơn qua bài học Các Thì Đơn.
2. Những câu có hai động từ
Tiếp theo, chúng ta đến với các ví dụ có hai động từ, nhưng chỉ có một trong hai động từ được chia thì.
Ví dụ 3
- Kate is doing her homework at the moment.
- Kate đang làm bài tập về nhà vào lúc này.
Ta thấy câu này có hai động từ "is" (trợ động từ "to be" được chia thì) và "doing" (động từ "to do" được chia ở dạng V-ing) → "is" là động từ chính trong câu, còn "doing" là động từ dạng V-ing đi kèm để tạo ra cụm "is doing", diễn tả thì hiện tại tiếp diễn.
Bạn có thể học thêm về thì hiện tại tiếp diễn qua bài học Các Thì Tiếp Diễn.
Ví dụ 4
- John has worked for Samsung for three years.
- John đã làm việc cho Samsung được ba năm.
Ta thấy câu này có hai động từ "has" (trợ động từ "to have" được chia thì) và "worked" (động từ "to work" được chia ở dạng V3) → "has" là động từ chính trong câu, còn "worked" là động từ dạng V3 đi kèm để tạo ra cụm "has worked", diễn tả thì hiện tại hoàn thành.
Bạn có thể học thêm về thì hiện tại hoàn thành qua bài học Các Thì Hoàn Thành.
Ví dụ 5
- I will watch The Voice with my friends tonight.
- Tôi sẽ xem Giọng Hát Việt với bạn bè của tôi tối nay.
Ta thấy câu này có hai động từ "will" (trợ động từ "will" được chia thì) và "watch" (động từ "to watch" được chia ở dạng nguyên mẫu) → "will" là động từ chính trong câu, còn "watch" là động từ dạng nguyên mẫu đi kèm để tạo ra cụm "will watch", diễn tả thì tương lai đơn.
Bạn có thể học thêm về thì tương lai đơn qua bài học Các Thì Đơn.
Ví dụ 6
- Thomas can run very fast.
- Thomas có thể chạy rất nhanh.
Ta thấy câu này có hai động từ "can" (trợ động từ - động từ khiếm khuyết "can" được chia thì) và "run" (động từ "to run" được chia ở dạng nguyên mẫu) → "can" là động từ chính trong câu, còn "run" là động từ dạng nguyên mẫu đi kèm để tạo ra cụm "can run", diễn tả chủ ngữ có khả năng thực hiện một hành động.
Bạn có thể học thêm về các động từ khiếm khuyết (modal verbs) qua bài học Động Từ Khiếm Khuyết (Modal Verbs).
Ví dụ 7
- The bridge was built in one year.
- Cây cầu đã được xây dựng trong một năm.
Ta thấy câu này có hai động từ "was" (trợ động từ "to be" được chia thì) và "built" (động từ "to build" được chia ở dạng V3) → "was" là động từ chính trong câu, còn "built" là động từ dạng V3 đi kèm để tạo ra cụm "was built", diễn tả thể bị động (chủ ngữ bị thực hiện hành động nào đó).
Bạn có thể học thêm về cấu trúc bị động qua bài học Câu bị động.
Ví dụ 8
- Allison practices swimming every day.
- Allison luyện tập bơi lội mỗi ngày.
Ta thấy câu này có hai động từ "practices" (động từ "to practice" được chia thì) và "swimming" (động từ "to swim" được chia ở dạng V-ing) → "practices" là động từ chính trong câu, còn "swimming" là động từ dạng V-ing đi kèm, đóng vai trò làm tân ngữ của động từ "practices", để diễn tả ý "luyện tập làm gì".
Bạn có thể học thêm về các chức năng của dạng V-ing tại bài học V-ing.
Ví dụ 9
- Noah learned to swim three years ago.
- Noah đã học bơi ba năm về trước.
Ta thấy câu này có hai động từ "learned" (động từ "to learn" được chia thì) và "to swim" (động từ "to swim" được chia ở dạng To + Verb) → "learned" là động từ chính trong câu, còn "to swim" là động từ dạng To + Verb đi kèm, đóng vai trò làm tân ngữ của động từ "learned", để diễn tả ý "học làm gì".
Bạn có thể học thêm về các chức năng của dạng To Infinitive (to + động từ nguyên mẫu) tại bài học To Infinitive.
Còn bây giờ chúng ta sẽ đến với những câu "khó nhằn" hơn khi có hai động từ chia thì nằm riêng biệt ở hai nơi. Như mình đã đề cập trong NGUYÊN TẮC VÀNG ở đầu phần này, nếu một câu có nhiều động từ chính thì đó là một câu ghép từ nhiều câu đơn lại với nhau. Vì vậy tất cả các ví dụ dưới đây đều là những câu có từ hai câu đơn trở lên.
Đây mới là thử thách thật sự trong việc xác định đâu là động từ chính. Nhưng đừng lo, mình sẽ giải thích thật kỹ lưỡng từng câu một, và bạn sẽ nhận diện chúng được ngay. Bắt đầu nhé!
Ví dụ 10 trường hợp mệnh đề quan hệ
- The man that I saw yesterday was Helen's father.
- Người đàn ông tôi thấy hôm qua là cha của Helen.
Ta thấy câu này có hai động từ "saw" (động từ "to see") và "was" (động từ "to be"). Cả hai đều là động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?
Nếu bình tĩnh nhìn lại bức tranh toàn cảnh, ta nhận ra là "that I saw yesterday" là mệnh đề quan hệ (một loại câu đơn) bổ nghĩa cho danh từ "man". Vì vậy, thật ra cả cụm "the man that I saw yesterday" là một cụm danh từ đóng vai trò chủ ngữ, với "that I saw yesterday" cũng có chức năng bổ nghĩa cho danh từ "the man" tương tự như một tính từ, ví dụ như "handsome". Vậy nên, "was" mới là động từ chính.
Bạn có thể học thêm về mệnh đề quan hệ qua bài học Mệnh Đề Quan Hệ.
Ví dụ 11 trường hợp mệnh đề bình thường
- Terry said that he liked icecream.
- Terry nói rằng anh ấy thích kem.
Ta thấy câu này có hai động từ "said" (động từ "to say") và "liked" (động từ "to like"). Cả hai đều là động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?
Nếu để ý một chút, ta có thể nhận ra "he liked icecream" là một câu đơn nhỏ nằm trong một câu đơn lớn, và bản chất "he liked icecream" chính là tân ngữ động từ "said". Nếu bạn chưa tin, hãy so sánh hai câu sau:
- Terry said that he liked icecream.
- Terry said it.
Như vậy nghĩa là động từ "liked" là một phần của tân ngữ của động từ, còn "said" mới là động từ chính của câu.
Ví dụ 12
- I broke my leg when I played football with my friends.
- Khi tôi đá bóng với bạn, tôi bị gãy chân.
Ta thấy câu này có hai động từ "played" (động từ "to play") và "broke" (động từ "to break"). Cả hai đều là động từ chia thì, vậy đâu là động từ chính?
Một lần nữa, chúng ta hãy lùi lại một bước để nhìn bức tranh toàn cảnh, và ta thấy được "when I played football with my friends yesterday" là một mệnh đề phụ thuộc (một loại câu đơn nhỏ) nằm trong một câu đơn lớn hơn. Bản chất của nó là thông tin nền cho câu đơn lớn, cung cấp thông tin về thời điểm xảy ra hành động. Nếu chưa hiểu rõ, hãy thử thay thế "when I played football with my friends yesterday" bằng một thời điểm cụ thể, chẳng hạn như "yesterday".
- I broke my leg when I played football with my friends.
- I broke my leg yesterday.
Cho nên, chúng ta thấy được là "when I played football with my friends yesterday" chỉ là thông tin nền, còn "broke" mới là động từ chính của câu.
Đến đây thì Tiếng Anh Mỗi Ngày hy vọng đã giúp bạn hiểu được về cấu trúc câu tiếng Anh cơ bản bao gồm những thành phần nào, cũng như xác định được động từ chính trong câu nằm ở đâu.
Ở bài học tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem các thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, các thông tin nền) bao gồm những thành phần nhỏ nào nữa. Cùng Tiếng Anh Mỗi Ngày học tiếp về cấu trúc câu chi tiết nhé!
Cấu trúc câu tiếng Anh chi tiết Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
(hoặc nếu bạn muốn làm bài tập để củng cố kiến thức vừa học thì xem tiếp dưới đây nhé!)
3. Làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh "Xác định các thành phần trong câu"
Trước khi làm bài tập, chúng ta cùng ôn lại kiến thức từ đâu đến giờ một chút nhé:
Cấu trúc đơn giản của một câu:
Nguyên tắc vàng:
Mỗi câu đơn chỉ có một động từ chính. Nếu một câu có nhiều động từ chính thì đó là một câu ghép từ nhiều câu đơn lại với nhau.
Vì vậy, để xác định thành phần của câu, bạn cần xác định động từ chính ở đâu, sau đó tìm chủ ngữ (cái thực hiện hành động) ở khu vực phía trước động từ chính, sau đó tìm tân ngữ (cái bị tác động bởi hành động) ở khu vực phía sau động từ chính, và cuối cùng các thông tin còn lại sẽ là các thông tin nền xung quanh động từ chính.
OK! Như vậy là bạn đã nắm được cách làm rồi đúng không nào. Chúng ta hãy cùng bắt đầu! (trong đáp án, Chủ ngữ sẽ được tô màu xanh, động từ tô màu đỏ, tân ngữ tô màu xanh lá, và thông tin nền tô màu xám)
1
I want to try the desserts that you mentioned earlier.
Đáp án
I want to try the desserts that you mentioned earlier. Tôi muốn thử các món tráng miệng mà bạn đã nhắc đến lúc nãy.
Trong câu này có 2 động từ được chia thì là "want" và "mentioned". Tương tự như ví dụ 10, ta thấy "that you mentioned earlier" là mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ "desserts", nên "want" là động từ chính.
Trước "want" có đại từ "I". "I" thực hiện hành động "want". Đây là chủ ngữ.
Sau "want" là cụm "to try the desserts that you mentioned earlier". Tương tự như ví dụ 9, "want" là động từ chính trong câu, còn "to try" là động từ dạng To + Verb đi kèm, đóng vai trò làm tân ngữ của động từ "want", để diễn tả ý "muốn làm gì".
2
Jenny hates driving in heavy traffic on the way to work.
Đáp án
Jenny hates driving in heavy traffic on the way to work. Jenny ghét lái xe trong tình trạng kẹt xe trên đường đi làm.
Trong câu này chỉ có một động từ được chia thì là "hates". Đây là động từ chính.
Trước "hates" có danh từ riêng "Jenny. "Jenny" thực hiện hành động "hates". Đây là chủ ngữ.
Sau "hates" là cụm "driving in heavy traffic on the way to work". Tương tự như ví dụ 8, "hates" là động từ chính trong câu, còn "driving" là động từ dạng V-ing đi kèm, đóng vai trò làm tân ngữ của động từ "hates", để diễn tả ý "ghét làm gì".
3
He failed the final exam because he didn’t make any preparation for it.
Đáp án
He failed the final exam because he didn’t make any preparation for it. Anh ấy trượt kỳ thi cuối kỳ vì anh ấy không chuẩn bị gì cho nó cả.
Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là "failed" và "didn't make". Tương tự ví dụ 12, ta thấy "because he didn't make any preparation for it" là một loại thông tin nền chỉ lý do của động từ chính. Vậy nên "failed" mới chính là động từ chính.
Trước "failed" có đại từ "he". "He" thực hiện hành động "failed". Đây là chủ ngữ.
Sau "failed" là cụm "the final exam". Đây là cụm danh từ, với danh từ chính là "exam" và từ bổ nghĩa cho danh từ chính là "final". Cụm danh từ này bị tác động bởi động từ "failed" nên cụm danh từ này đóng vai trò làm tân ngữ.
4
Business owners should think about what they can do for the public.
Đáp án
Business owners should consider what they can do for the public. Chủ doanh nghiệp nên suy nghĩ về những gì họ có thể làm cho cộng đồng.
Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là "should (consider)" và "can (do)". Nếu thay toàn bộ "what they can do for the public" là "it" thì ta có câu "Business owners should consider it", với "it" bổ nghĩa cho "consider", nên "can (do)" không thể là động từ chính được. Suy ra, "should (consider)" mới là động từ chính.
Trước "should (consider)" có cụm danh từ "business owners", với danh từ chính, là "owners" và từ bổ nghĩa cho danh từ chính là "business". Cụm danh từ này đóng vai trò chủ ngữ.
Sau "should (consider)" là cụm "what they can do for the public". Tương tự ví dụ 11, nếu thay toàn bộ "what they can do for the public" thành "it" chúng ta có "Business owners should consider it", với "it" là tân ngữ của động từ "consider". Vậy ta có thể thấy cụm này có chức năng tương tự với "it", nên đây là tân ngữ.
5
The express train always arrives on time, unlike the local, which is always late.
Đáp án
The express train always arrives on time, unlike the local train, which is always late. Tàu cao tốc luôn luôn đến đúng giờ, không giống như tàu địa phương, lúc nào cũng trễ.
Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là "arrives" và "is". Tương tự như ví dụ 10, ta thấy cụm "which is always late" là mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho "the local train". Vậy nên "arrives" mới là động từ chính.
Trước "arrives" có "the express train always". "Always" là một trạng từ chỉ mức độ thường xuyên, nên đây là một dạng thông tin nền. "The express train" là cụm danh từ, với danh từ chính là "train" và từ bổ nghĩa cho danh từ chính là "express". Cụm danh từ này đóng vai trò chủ ngữ.
Sau "arrives" là "on time, unlike the local, which is always late". "On time" là một cụm trạng ngữ chỉ cách thức, nên đây là một dạng thông tin nền. "Unlike the local, which is always late" là một cụm giới từ chỉ sự so sánh, với giới từ là "unlike", tân ngữ của giới từ là cụm danh từ "the local, which is always late". Đây là một dạng thông tin nền.
6
Although she was very tired, Julie still went to the store to buy a birthday cake for her friend.
Đáp án
Although she was very tired, Julie still went to the store to buy a birthday cake for her friend. Mặc dù cô ấy rất mệt, Julie vẫn đi đến cửa hàng để mua một cái bánh sinh nhật cho bạn cô ấy.
Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là "was" và "went". Tương tự ví dụ 12, ta thấy "although she was very tired" là một loại thông tin nền chỉ ra rằng hành động của động từ chính trái ngược với một sự việc khác. Vậy nên "went" mới chính là động từ chính.
Trước "went" có "Julie still" "Still" là một trạng từ chỉ cách thức, là một loại thông tin nền. "Julie" là danh từ riêng thực hiện hành động "went", nên đây là chủ ngữ.
Sau "went" có "to the store to buy a birthday cake for her friend". "To the store" là hướng của hành động, nên đây là một dạng thông tin nền. "To buy a birthday cake for her friend" là mục đích của hành động, nên đây là một dạng thông tin nền.
7
When I came home, my mother was cooking dinner.
Đáp án
When I came home, my mother was cooking dinner. Khi tôi về đến nhà, mẹ tôi đang nấu bữa tối.
Trong câu này ta thấy có hai động từ được chia thì là "came" và "was (cooking)". Tương tự ví dụ 12, ta thấy "when I came home" là một loại thông tin nền chỉ thời điểm xảy ra hành động. Vậy nên "was (cooking)" mới là động từ chính.
Trước "was (cooking)" có "my mother", là một cụm danh từ với danh từ chính "mother" và tính từ sở hữu "my". "My mother" thực hiện hành động "was cooking" nên đây chính là chủ ngữ.
Sau "was (cooking)" có "dinner". Đây là danh từ bị tác động bởi động từ "was (cooking)" nên đây là tân ngữ.
8
Due to a rainy weather forecast, today's Free Musical Concert, scheduled for 11:30 AM, has been cancelled.
Đáp án
Due to a rainy weather forecast, today's Free Musical Concert, scheduled for 11:30 AM, has been cancelled. Vì dự báo thời tiết có mưa, buổi hòa nhạc Free Musical, được lên lịch diễn ra lúc 11:30 sáng, đã bị hủy.
Trong câu này chỉ có một động từ được chia thì là "has (been canceled)". Đây là động từ chính.
"Today's Free Musical Concert, scheduled for 11:30 AM" là một cụm danh từ có danh từ chính là "concert", có các cụm từ bổ nghĩa cho nó là "Free Musical", "today's" và "scheduled for 11:30 AM". Đây là cụm danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ.
"Due to a rainy weather forecast" là một loại thông tin nền chỉ lý do của hành động.
9
As I mentioned in our phone call, the convention center has a lot of exciting new events next week.
Đáp án
As I mentioned in our phone call, the convention center has a lot of exciting new events next week. Như tôi đã đề cập trong cuộc nói chuyện điện thoại, trung tâm hội nghị có rất nhiều sự kiện thú vị vào tuần tới.
Trong câu này có 2 động từ được chia thì là "mentioned" và "has". Cụm "as I mentioned in our phone call" chỉ nói rõ hơn về ngữ cảnh của câu nói này, nên đây là một dạng thông tin nền. Vì vậy "has" mới là động từ chính.
Trước "has" là cụm danh từ "the convention center" với danh từ chính là "center", được bổ nghĩa bởi mạo từ "the" và danh từ "convention". Đây là chủ ngữ.
Sau "has" là "a lot of exciting new events next week". "A lot of exciting new events" là một cụm danh từ đóng vai trò làm tân ngữ, với danh từ chính của cụm là "events". "Next week" chỉ thời gian xảy ra hành động, đây là thông tin nền.
10
Chris sat down to read the book.
Đáp án
Chris sat down to read the book. Chrisngồi xuống để đọc sách.
Trong câu này chỉ có một động từ được chia thì là "sat". Đây là động từ chính.
Trước "sat" có danh từ riêng Chris thực hiện hành động "sat". Đây là chủ ngữ.
Sau "sat" có "down to read the book". "Down" là trạng từ chỉ hướng di chuyển của hành động, là một loại thông tin nền. "To read the book" là cụm từ chỉ mục đích của hành động, là một loại thông tin nền.
11
The house that we lived in when we were young was purchased last month.
Đáp án
The house that we lived in when we were young was purchased last month. Ngôi nhà mà chúng tôi từng sống khi còn nhỏ đã được mua vào tháng trước.
Trong câu này có hai động từ được chia thì là "lived" và "was (purchased)". Tương tự ví dụ 10, ta thấy "that we lived in when we were young" là một mệnh đề quan hệ bổ nghĩa cho danh từ "house", cùng tạo nên chủ ngữ. Vậy nên "was (purchased)" mới chính là động từ chính.
"Last month" là cụm danh từ chỉ thời gian mà "was (purchased)" diễn ra, là một loại thông tin nền.
12
What he told her surprised her a lot.
Đáp án
What he told her surprised her a lot. Điều mà anh ấy kể với cô ấy gây nhạc nhiên cho cô ấy rất nhiều.
Trong có này có hai động từ được chia thì là "told" và "surprised". Ta thấy "what he told her" là một mệnh đề đóng vai trò làm chủ ngữ. "Surprised" là động từ chính.
"Her" là đại từ chịu tác động của động từ "surprised", nên nó là tân ngữ.
"A lot" là cụm trạng từ chỉ mức độ nhiều ít cho động từ "surprised", nên nó là một dạng thông tin nền.
13
Having worked on it for weeks, Stephan could finally finish the project.
Đáp án
Having worked on it for weeks, Stephan could finally finish the project. Đã làm nó trong nhiều tuần, Stephan cuối cùng cũng có thể hoàn thành dự án.
Câu này chỉ có một động từ được chia thì là "could" nên đây là động từ chính.
Trước "could" có cụm "Having working on it for weeks, Stephan". "Stephan" là danh từ riêng thực hiện hành động "could" nên đây là chủ ngữ. "Having working on it for weeks" là một dạng rút gọn mệnh đề "Stephan has worked on it for weeks", đây là một dạng thông tin nền.
Sau "could" có cụm "finally finish the project". Động từ "could" không thể đứng một mình được mà phải có một động từ nguyên mẫu để tạo thành một cụm động từ, và "finish" chính là động từ nguyên mẫu này. "The project" là đối tượng của động từ "could finish" nên nó là tân ngữ. "Finally" là một trạng từ chỉ cách thức của hành động "could finish", là một dạng của thông tin nền.
14
The last time we spoke, you mentioned that the CEO would go on a business trip in July.
Đáp án
The last time we spoke, you mentioned that the CEO would go on a business trip in July. Lần cuối chúng ta nói chuyện, bạn có nhắc đến rằng giám đốc sẽ đi công tác vào tháng bảy.
Câu này có ba động từ được chia thì "spoke", "mentioned", "would (go)".
"The last time we spoke" là một cụm chỉ thời gian xảy ra hành động. Đây là một dạng thông tin nền.
"Mentioned" là động từ chính. Trước "mentioned" có đại từ "you". Đây là chủ ngữ của câu.
Sau "mentioned" có cụm "that the CEO would go on a business trip in July". Tương tự như ví dụ 11, nếu ta thay cụm này bằng "it", ta có câu "The last time we spoke, you mentioned it", với "it" là tân ngữ của động từ "mentioned". Vậy chứng tó rằng cụm này có chức năng tương tự với "it", nên đây là tân ngữ.
15
We tried to call Allen but nobody picked up the phone.
Đáp án
We tried to call Allen but nobody picked up the phone. Chúng tôi cố gọi Allen nhưng không ai bắt máy.
Trong câu này có hai động từ được chia thì "tried" và "picked up". Ta thấy có liên từ "but" nên đây là một câu bao gồm 2 câu đơn ở 2 bên của liên từ "but". Vậy nên, "tried" là động từ chính của câu đơn 1, và "picked up" là động từ chính của câu đơn 2.
Ở câu đơn 1, trước "tried" là đại từ "we", là chủ ngữ. Bên cạnh đó, tương tự như ví dụ 9, "tried" là động từ chính trong câu, còn "to call" là động từ dạng To + Verb đi kèm, đóng vai trò làm tân ngữ của động từ "tried", để diễn tả ý "cố gắng làm gì".
Ở câu đơn 2, trước "picked up" là đại từ "nobody", là chủ ngữ. "The phone" là danh từ bị động từ "picked up" tác động lên, nên nó là tân ngữ.
Với những bài tập trên thì Tiếng Anh Mỗi Ngày hy vọng bạn đã thực sự hiểu rõ về cấu trúc câu tiếng Anh cơ bản bao gồm những thành phần nào, cũng như xác định được động từ chính trong câu nằm ở đâu.
Ở bài học tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem các thành phần của câu (chủ ngữ, vị ngữ, các thông tin nền) bao gồm những thành phần nhỏ nào nữa. Cùng Tiếng Anh Mỗi Ngày học tiếp về cấu trúc câu chi tiết nhé!
Cấu trúc câu tiếng Anh chi tiết Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh
Tạo ngay một tài khoản học thử miễn phí để luyện thi TOEIC cùng Tiếng Anh Mỗi Ngày:
Tạo tài khoản học thử miễn phí ⯈Fan Page giúp bạn tự học tiếng Anh hiệu quả
-
Phát triển khả năng tiếng Anh của bạn sẽ giúp ích rất lớn cho công việc, học tập và cuộc sống của bạn.
Like & Follow Page để được thông báo về các bài chia sẻ, quizzes & tips mới hữu ích cho việc học và phát triển trình độ tiếng Anh của bạn.
Viết câu hỏi, thắc mắc của bạn về bài viết
Tham khảo thêm những bài viết về những chủ đề tương tự
-
Cách học động từ bất quy tắc hiệu quả (hay Những "quy tắc" về động từ bất quy tắc!)
-
Sở Hữu Cách & Các Từ Sở Hữu Trong Tiếng Anh
-
Tất cả Động Từ Bất Quy Tắc Tiếng Anh (Và những lưu ý bạn cần biết)
-
Dạng V-ed Của Động Từ
-
Cách nhận biết mệnh đề trạng ngữ rút gọn trong câu
-
Cách nhận biết mệnh đề quan hệ rút gọn trong câu
Từ khóa » Trông Có Vẻ Tiếng Anh Là Gì
-
Trông Có Vẻ In English - Vietnamese-English Dictionary | Glosbe
-
TRÔNG CÓ VẺ - Nghĩa Trong Tiếng Tiếng Anh - Từ điển
-
TRÔNG CÓ VẺ RẤT Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Các Mẫu Câu Có Từ 'trông Có Vẻ' Trong Tiếng Việt được Dịch Sang ...
-
Look, Seem Và Appear 3 đông Từ... - Học Tiếng Anh Mỗi Ngày
-
Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Của Một Câu
-
23 Từ Lóng Thông Dụng Trong Tiếng Anh Giao Tiếp Hàng Ngày
-
'có Vẻ' Là Gì?, Tiếng Việt - Tiếng Anh - Chickgolden
-
Có Vẻ Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky
-
Từ A đến Z Về Tính Từ Trong Tiếng Anh - Eng Breaking
-
VỊ NGỮ TRONG TIẾNG ANH : TOÀN BỘ CẤU TRÚC VÀ VÍ DỤ CHI ...
-
Mạo Từ 'the' Trong Tiếng Anh: Mờ Nhạt Nhưng Lợi Hại - BBC
-
Cùng Nhau Học Tiếng Nhật – Bài 17 | NHK WORLD RADIO JAPAN
-
Phân Biệt Cấu Trúc Cách Dùng Seem, Look, Appear Trong Tiếng Anh