Ngữ Pháp Tiếng Hàn 와/과 하고 (이)랑 - Du Học Thanh Giang

Ngữ pháp tiếng Hàn luôn là phần kiến thức gây khó khăn cho người học, đặc biệt là với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, đây lại là phần vô cùng quan trọng, giúp bạn sử dụng Hàn ngữ một cách thuần thục hơn. Vì thế, ngay từ khi mới bắt đầu, bạn cần chú trọng học và ghi nhớ các cấu trúc ngữ pháp. Để giúp việc học tập của bạn hiệu quả hơn, Thanh Giang xin tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản. Hãy cùng tham khảo, đặc biệt với các bạn có mục tiêu du học Hàn Quốc nhé!

Tại sao người học tiếng Hàn cần phải nắm rõ cấu trúc ngữ pháp?

Cùng với việc trau dồi từ vựng thì ngữ pháp tiếng Hàn cũng là yếu tố quan trọng, quyết định việc học tiếng Hàn của bạn có hiệu quả hay không.

Có thể thấy, vai trò của ngữ pháp tiếng Hàn với các kỹ năng nói, đọc và viết quá rõ ràng. Ngữ pháp được ví như phương tiện giúp người học có thể chủ động nói và viết tiếng Hàn thông qua việc áp dụng các quy tắc ngữ pháp và tình huống giao tiếp, thông tin truyền tải.

Ngữ pháp cũng hạn chế hiểu lầm ý của người nói hay người viết khi đọc một bài văn, bài báo hay văn bản thông báo nào đó. Vì thế, đây được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình học tiếng Hàn.

Bên cạnh đó, việc tìm hiểu cấu trúc ngữ pháp cũng giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng tiếng Hàn, góp phần nâng cao hiệu quả trong học tập, đồng thời, có được kết quả tốt hơn trong các kỳ thi.

Tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản cho người mới

Tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn cơ bản cho người mới

Ngữ pháp tiếng Hàn được phân thành nhiều cấp độ khác nhau, từ cơ bản đến nâng cao. Cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn có sự khác biệt và hoàn toàn đối lập với tiếng Việt, vì thế, thường là vấn đề gây nhiều khó khăn cho người học. Dưới đây, Thanh Giang xin tổng hợp và chia sẻ một số cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn cho người mới.

1. N + / -> S

- Trợ từ chủ ngữ đứng sau danh từ, biến danh từ thành chủ ngữ trong câu

- Danh từ có phụ âm cuối + , danh từ không có phụ âm cuối +

- Nhấn mạnh vào phần vị ngữ

Ví dụ:

+ 저는학생입니다 > Tôi là học sinh

밥은맛있어요 > Cơm thì ngon

2. N + / -> S : Tiểu từ chủ ngữ

- Tiểu chủ ngữ đứng sau danh từ, biến danh từ thành chủ ngữ trong câu, tương tự /

- Danh từ có phụ âm cuối + , danh từ không có phụ âm cuối +

- Nhấn mạnh vào phần chủ ngữ

Ví dụ:

+ 제가학생입니다 > Tôi là học sinh

+ 집이크네요 > Căn nhà to quá

3. N + / -> O : Tân ngữ

- Đứng sau danh từ đóng vai trò tân ngữ trong câu, là đối tượng (người, vật, con vật...) bị chủ ngữ tác động lên.

Ví dụ

+ 저는밥을먹어요 > Tôi ăn cơm

+ 엄마가김치를사요 > Mẹ tôi mua Kimchi

4. N + 입니다 : Là

- Đuôi câu định nghĩa, đứng sau danh từ định nghĩa nhằm giải thích cho chủ ngữ

- Đuôi câu này có nghĩa là "Là"

- Là đuôi câu kính ngữ cao nhất trong tiếng Hàn

Ví dụ:

+ 저는학생입니다 -> Tôi là học sinh

+ 형은선생님입니다 > Anh tôi là giáo viên

5. N + 입니까? : Có phải là ....?

- Đuôi câu nghi vấn của 입니다

- Đuôi câu này có nghĩa là "Có phải là..."

- Là đuôi câu kính ngữ cao nhất trong tiếng Hàn

Ví dụ:

+ 당신은학생입니까? -> Bạn có phải là học sinh không?

+ 민수씨는한국사람입니까? > Bạn Minsu có phải là người Hàn Quốc không?

6. N + 예요/이에요: Là

- Đuôi câu định nghĩa, đứng sau danh từ định nghĩa nhằm giải thích cho chủ ngữ

- Đuôi câu này có nghĩa là "Là"

- Là đuôi câu kính ngữ thân thiện trong tiếng Hàn, mức độ kính ngữ thấp hơn 입니다

Ví dụ:

+ 저는학생이에요-> Tôi là học sinh

+ 저는요리사예요-> Tôi là đầu bếp

7. N + /가아닙니다: Không phải là

- Đuôi câu phủ định, đứng sau danh từ nhằm phủ định chủ ngữ

- Đuôi câu này có nghĩa là "Không phải là"

- Là đuôi câu kính ngữ cao nhất trong tiếng Hàn, là dạng phủ định của 입니다

Ví dụ:

+ 저는베트남사람이아닙니다 > Tôi không phải là người Việt Nam

+ 시람은친구가아닙니다 > Người này không phải là bạn của tôi

8. N + /가아니에요 : Không phải là

- Đuôi câu phủ định, đứng sau danh từ nhằm phủ định chủ ngữ

- Đuôi câu này có nghĩa là "Không phải là"

- Là đuôi câu kính ngữ thân thiện trong tiếng Hàn, là dạng phủ định của 예요/이에요

Ví dụ:

+ 이것은책이아니에요 > Cái này không phải quyển sách

+ 분은우리교수가아니에요  > Vị đó không phải giáo sư của chúng tôi

9. N + 하고//+ N : Và, với

- Liên từ nối giữa 2 danh từ, để thể hiện sự bổ sung

- Được dịch là "Và"

- Còn có nghĩa là "với" khi sử dụng trong cấu trúc (Chủ ngữ +/ hoặc / + Đối tượng nào đó + 하고// + Động từ)

Ví dụ:

+ 밥하고고기를먹어요-> Tôi ăn cơm và thịt

+ 저는친구하고학교에가요 -> Tôi đi học với bạn tôi

10. V/A + ㅂ니다/습니다

- Đuôi câu kính ngữ trang trọng lịch sự nhất cho động từ/tính từ

- Động/tính từ có phụ âm cuối + 습니다

- Động/tính từ không có phụ âm cuối + ㅂ니다

Ví dụ:

+ 저는밥을먹습니다 > Tôi ăn cơm

+ 지금잡니다 > Bây giờ tôi ngữ

+ 날씨가덥습니다> Thời tiết nóng

+ 이거는너무비쌉니다 > Cái này mắc quá

11. V/A + //여요

- Chia đuôi kính ngữ thân thiện cho Động từ/tính từ

- Mức độ kính ngữ thấp hơn 습니다/ㅂ니다

- Đuôi câu này chia làm 3 trường hợp

Trường hợp 1: V/A + 아요

- Động tính từ chứa nguyên âm trước và không có phụ âm cuối (pathcim) +

+ 가다 + > 가요

+ 자다 + > 자요

+ 비싸다 + > 비싸요

- Động tính từ chứa nguyên âm / trước chia với 아요

+ 받다 + 아요 > 받아요

+ 찾다 + 아요 > 찾아요

+ 오다 + 아요 > 오아요 > 와요

+ 보다 + 아요 > 보아요 + 봐요

+ 속다 + 아요 > 속아요

Trường hợp 2: V/A + 어요

- Tất cả động tính từ không chứa nguyên âm / trước chia với 어요

+ 먹다 + 어요 > 먹어요

+ 읽다 + 어요 > 읽어요

+ 주다 + 어요 > 주어요 > 줘요

Trường hợp 3: V/A + 여요

- Tất cả động tính từ kết thúc bằng 하다 chia với 어요 và biến đổi thành 해요

+ 사랑하다 + 여요 > 사랑해요

+ 공부하다 + 여요 > 공부해요

>>> Chú ý

- Các động tính từ chứa nguyên âm , trước chỉ chia với

+ 서다 > 서요

+ 지내다 > 지내요

+ 빼다 > 빼요

12. N + 에서: Ở, tại, từ

- Trợ từ 에서 đứng sau động từ chỉ nơi chốn

- N + 에서 được dùng trong 2 ngữ cảnh

- Được dịch là "Ở" khi câu kết thúc bằng động từ hành động (không phải động từ di chuyển) như ăn, uống, tập thể dục... để diễn tả nơi mà hành động diễn ra

+ 저는집에서밥을먹어요> Tôi ăn cơm ở nhà

+ 우리언니는도서관에서책을읽어요 > Chị tôi đọc sách ở thư viện

- Được dịch là "Từ" khi câu kết thúc bằng hành động di chuyển như xuất phát, đến từ, lấy ra..., để diễn tả nơi mà hành động xuất phát

+ 저는베트남에서왔어요 > Tôi đến từ Việt Nam

+ 버스가벤탄시장장류장에서출발했어요 > Xe bus này xuất phát từ trạm xe bus chợ Bến Thành

13. N + : Đến, Ở, Vào

- Trợ từ đứng sau danh từ chỉ nơi chốn

- N + được dùng trong 2 ngữ cảnh

- Được dịch là "Đến" khi câu kết thúc bằng động từ chỉ sự di chuyển như đi, đến, đặt... để diễn tả nơi mà hành động hướng đến

- Được dịch là "ở" khi câu kết thúc bằng động từ chỉ sự tồn tại 있다/없다 (ở, không ở/ có, không có)

+ 학교에가요-> Tôi đi đến trường

+ 집에있어요-> Tôi ở nhà

- Trợ từ đứng sau danh từ chỉ thời gian

- Được dịch và "Vào" (thời gian nào đó)

+ 월요일에 > Vào thứ 2

+ 시에 > Vào lúc 1 giờ

14. + V/A: Không

- Ngữ pháp phủ định động từ/tính từ trong tiếng Hàn

- Được dịch là không

- Được sử dụng đa số trong văn nói

Ví dụ:

+ 오늘학교에가요 > Hôm nay tôi không đi đến trường

+ 날씨가추워요> Thời tiết không lạnh

Chú ý: Động từ kết thúc bằng gốc 하다 , đứng trước 하다

+ 엄마가요리해요> Mẹ tôi không nấu ăn

15. V/A + 지않다: Không

- Ngữ pháp phủ định động từ/tính từ trong tiếng Hàn

- Được dịch là không

- Tương tự ngữ pháp 14, tuy nhiên ngữ pháp này thường được sử dụng đa số trong văn viết

Ví dụ:

+ 이걸사지않아요 > Tôi không mua cái này

+ 음식이맵지않아요 > Món ăn này không cay

16. N + /가있다/없다: Có, không có

- Ngữ pháp sở hữu

- 있다/없다 đứng sau danh từ chỉ người, vật... mà chủ ngữ sở hữu

- Được dịch là "Có (있다)" hoặc "không có (없다)" gì đó

Ví dụ:

+ 저는돈이있어요 > tôi có tiền

+ 저는차가없어요 > tôi không có xe

17. N + 에있다/없다: Ở, không ở

- Ngữ pháp chỉ sự tồn tại

- Được dịch là "ở"

- Được dịch là "Có (있다)" hoặc "không có (없다)" gì đó

Ví dụ:

+ 집이호치민시에있어요 -> Nhà tôi ở TPHCM

+ 친구가집에없어요 -> Bạn tôi không có (ở) nhà

18. Nơi chốn + vị trí + 에있다/없다

- Ngữ pháp chỉ sự tồn tại

- Được dịch là "ở"

- Được dịch là "Có (있다)" hoặc "không có (없다)" gì đó

- Các danh từ vị trí : : Trước, : Sau, : Trên, 아래/: Dưới, 오른쪽: Bên phải, 왼쪽 : bên trái, : trong, : ngoài, 가운데: giữa, : bên cạnh, 근처  : gần

Ví dụ:

+ 책이책상위에있어요> Quyển sách ở trên bàn

+ 우리집이병원뒤에있어요 > Nhà tôi ở sau công viên

+ 씨가오랜쪽에있어요 > Linh ở bên phải Hoa

19. V/A + : Và

- Ngữ pháp nối giữa 2 động từ hoặc tính từ với nhau diễn tả vế sau bổ sung cho vế trước

- Được dịch là "Và"

Ví dụ:

+ 책을읽고자요 > Tôi đọc sách và ngủ

+ 음식이맛있고조금매워요 > Món ăn ngày ngon và hơi cay

20. V/A + //였다: Đã

- Ngữ pháp thì quá khứ

- Được dịch là "đã"

- Chia với động từ/tính từ

Ví du:

+ 학교에갔어요> Tôi đã đi đến trường

+ 책을읽었어요> Tôi đã đọc sách

21. V + 으세요/세요: Hãy

- Đuôi câu cầu khiến, yêu cầu người nghe làm việc gì một cách lịch sự

- Được dịch là "Hãy"

Ví dụ:

+ 열심히공부하세요 > Hãy học hành chăm chỉ

+ 책을많이읽으세요 > Hãy đọc nhiều sách vào

22. V + /ㅂ시다: Nha

- Đuôi câu rủ rê một cách lịch sự, mong muốn người đối diện cùng làm việc gì đó

- Được dịch là "...thôi", "...nha"

Ví dụ:

+ 학교에같이갑시다 > Chúng ta cùng đi đến trường nha

+ 한국음식을먹읍시다 > Cùng ăn món Hàn nhé !

23. N + : Cũng

- đứng sau danh từ

- Ngữ pháp này được dịch là "Cũng"

- có thể thay thế cho các trợ từ /, /, /

Ví dụ:

+ 저도한국어를공부해요-> Tôi cũng học tiếng Hàn

+ 케이크도먹고, 커피도마셔요 > Tôi cũng ăn bánh và cũng uống cà phê nữa

+ 월요에도태권도를배워요 > Vào thứ 2 tôi cũng học Taekwondo nữa

24. N + : Chỉ

- đứng sau danh từ

- Ngữ pháp này được dịch là "Chỉ"

- có thể thay thế cho các trợ từ /, /, /

Ví dụ:

+ 씨만베트남사람입니다 > Chỉ có Hoa là người VN

+ 오늘빵만먹어요 > Hôm nay tôi chỉ ăn bánh mì thôi

25. V/A + 지만: Nhưng, nhưng mà

- 지만 đứng sau động từ/tính từ diễn tả sự đối lập giữa 2 vế

- Ngữ pháp này được là "nhưng"

Ví dụ:

+ 한국어가어렵지만재미있어요-> Tiếng Hàn khó nhưng thú vị

+ 오늘수업이있지만내일수업이없어요 > Hôm nay tôi có lớp học nhưng mày mai tôi không có

26. V/A + /ㄹ까요? Nha? Nhé?

- Đuôi câu hỏi /ㄹ까요? diễn tả việc hỏi ý kiến người đối diện về việc gì đó hoặc rủ rê ai làm việc gì đó.

- Ngữ pháp này được dịch là "Nha?", "nhé?", "không?"

+ 내일영화를볼까요? -> Ngày mai đi xem phim nha?

+ 옷은예쁠까요? -> (Bạn thấy) cái áo này đẹp không?

27. V/A + 네요: Cảm thán

ngữ pháp tiếng hàn câu cảm thán

- Đuôi câu 네요 diễn tả sự cảm thán của người nói về sự việc, sự vật nào đó

Ví dụ:

+ 오늘날씨가덥네요-> Hôm nay thời tiết nóng ghê

눈이오네요-> Ồ tuyết rơi rồi kìa

28. V/A + ()시다: Động từ kính ngữ

- Kính ngữ hoá động từ, biến động từ thường thành động từ kính ngữ, thể hiện sự tôn trọng của người nói với ngôi thứ 2, ngôi thứ 3 (không dùng cho ngôi thứ 1)

- Tương tự việc chuyển đổi từ động từ Ăn > Dùng bữa, Chết > Qua đời...

- Động tính từ có phụ âm cuối chia với 으시다, động tính từ không có phụ âm chia với 시다

Ví dụ:

+ 가다-> 가시다: Đi

+ 읽다-> 읽으시다: Đọc

29. N 부터 ~ N 까지: Từ ~ đến

- Ngữ pháp diễn tả khoảng cách thời gian, từ mốc thời gian này đến mốc thời gian khác

- 부터 là "từ", 까지 là "đến"

Ví dụ:

+ 월요일부터금요일까지한국어를공부해요 > Tôi học tiếng Hàn từ thứ 2 đến thứ 6

+ 어제부터오늘까지시험공부를열심히해요 > Từ hôm qua đến hôm nay tôi học thi chăm chỉ

30. N 에서~ N까지: Từ ~ đến

- Ngữ pháp diễn tả khoảng cách địa lý, từ nơi này đến nơi khác

- 에서 là "từ", 까지 là "đến"

Ví dụ:

+ 집에서학교까지버스를타면15걸려요 > Nếu đi xe bus từ nhà tôi đến trường thì mất 15p

+ 학교에서도서관까지걸어요 > Tôi đi bộ từ trường đến thư viện

31. V/A + //여서: Rồi, vì...nên

- Ngữ pháp này được dùng trong 2 ngữ cảnh

- Được dịch là "Rồi" khi diễn tả 2 hành động xảy ra theo thứ tự thời gian trước và sau

Ví dụ:

+ 밥을먹어서뉴스를들어요 > Tôi ăn cơm rồi tôi nghe tin tức

+ 일어나서세수해요-> Tôi thức dậy rồi rửa mặt

- Được dịch là "Vì...nên..." để diễn tả nguyên nhân và kết quả, vế trước là nguyên nhân của vế sau

Ví dụ:

+ 비가와서학교에가요> Vì trời mưa nên tôi không đi học được

Chú ý: Trước //여서 không chia quá khứ, và sau //여서 không chia cầu khiến, mệnh lệnh

32. V/A + /ㄹ거예요: Sẽ

- Ngữ pháp diễn hành động trong tương lai có sự tính toán, dự tính

- Động tính từ có phụ âm cuối chia với 거예요, động tính từ không có phụ âm cuối chia với 거예요

- Được dịch là "Sẽ"

Ví dụ:

+ 내년에결혼할거예요-> Năm sau tôi sẽ kết hôn

+ 이번주말에졸업장을받을거예요 > Cuối tuần này tôi sẽ nhận bằng tốt nghiệp

33. V/A + 겠다: Sẽ

- Ngữ pháp diễn tả thể hiện hành động trong tương lai chưa có sự tính toán lâu dài nhưng có sự quyết tâm của người nói

- Được dịch là "Sẽ"

 Ví dụ:

+ 열심히공부하겠습니다! -> Tôi sẽ học chăm chỉ

+ 내일학교에혼자가겠다 >  Ngày mai tôi sẽ đi đến trường 1 mình

34. V + 지말다: Đừng

- Đuôi câu thể hiện sự ngăn cản của người nói với người đối diện

- Được dịch là "Đừng"

 Ví dụ:

+ 지금12시예요. 텔레비전을보지말아요 > Bây giờlà 12h rồi. Đừng xem TV nữa

+ 이런거를먹지마세요 > Bạn đừng ăn thứ này nữa

35. V + //야되다: Phải

- Ngữ pháp diễn tả việc mà chủ ngữ phải làm

- Được dịch là "phải"

Ví dụ:

+ 한국어를열심히공부해야돼요 > Tôi phải học tiếng Hàn chăm chỉ

+ 운동을많이해야돼여 > Bạn phải tập TD nhiều vào

36. V/A + 지요? Nhỉ? Chứ?

- Đuôi câu nghi vấn thể hiện sự mong muốn, đồng tình, xác nhận của người nói từ người đối diện

- Được dịch là "Nhỉ?" , "Đúng không?", "Chứ?"

Ví dụ:

+ 여기가좋지요? -> Ở đây tốt thật nhỉ?

37. V + 고있다: Đang

- Ngữ pháp diễn tả một hành động đang diễn ra ở hiện tại, là thì hiện tại tiếp diễn

- Được dịch là "Đang"

Ví dụ:

+ 숙제를하고있어요-> Tôi đang làm bài tập

+ 씨는음악을듣고있어요 > Lan đang nghe nhạc

38. V + 고싶다: Muốn

- Ngữ pháp thể hiện sự mong muốn của người nói

- Được dịch là "Muốn"

Ví dụ:

+ 옷을사고싶어요-> Tôi muốn mua cái áo đó

+ 이영화를보고싶어요 > Tôi muốn xem bộ phim này

39. + V : không được

- Ngữ pháp diễn tả khả năng không thể xảy ra của việc gì đó, dù người muốn có muốn làm

- Được dịch là "Không được"

- đứng trước động từ, tuy nhiên, với động từ kết thúc bằng 하다, đứng trước 하다

Ví dụ:

+ 비가와서학교에가요-> Trời mưa nên tôi không đi học được

+ 밖에너무시끄러워서집중해요 > Vì bên ngoài ồn ào quá nên tôi không tập trung được

40. V + 지못하다: Không được

- Ngữ pháp này hoàn toàn tương tự + V

- Ngữ pháp này thường dùng trong văn viết, còn + V thường dùng trong văn nói

Ví dụ:

+ 비가와서학교에가지못해요-> Trời mưa nên tôi không đi học được

+ 오늘손이아파서피아노를치지못해요 > Hôm nay tôi bị đau tay nên tôi không chơi Piano được

41. V/A + 으면/: Nếu ... thì

- Ngữ pháp diễn tả điều kiện và kết quả của một sự việc nào đó

- Được dịch là nếu...thì...

Ví dụ:

+ 돈이많으면집을거예요-> Nếu có nhiều tiền tôi sẽ mua nhà

+ 이번학기에일등을하면장학금을받을있어요 > Nếu học kỳ này tôi đạt hạng 1 thì sẽ có thể nhận học bổng đó

42. V + ()려고하다: Định

- Ngữ pháp diễn tả dự định của người nói

- Được dịch là "định"

Ví dụ:

+ 내일병원에가려고해요 -> Ngày mai tôi định đi bệnh viện

+ 이따가밥을먹으러거요 > Lát nữa tôi định đi ăn cơm

43. V + //여주다: Làm việc gì đó CHO ai đó

- Đuôi câu thể hiện việc chủ ngữ làm việc gì cho ai đó

- Được dịch là "...cho"

Ví dụ:

+ 수업이끝나고전화해줘요-> Kết thúc giờ học thì gọi cho tôi nha

+ 돈을빌려주세요 > Hãy cho tôi mượn tiền nhé

44. N + (): Bằng, đến

- Ngữ pháp này sử dụng trong 2 ngữ cảnh

- Danh từ có phụ âm cuối chia với 으로, danh từ không có phụ âm cuối chia với

- Được dịch là "bằng", "bởi" để diễn tả phương thức, phương cách làm việc gì đó

- Được dịch là "đến" khi đứng sau danh từ nơi chốn để diễn tả hướng của hành động đến nơi nào đó

Ví dụ:

+ 인터넷으로검색해요 > Tìm kiếm bằng Internet

+ 민수씨는밥을젓가락으로먹어요 > Minsu ăn cơm bằng đũa

+ 이버스가서울대학교로가지요? Xe bus này đi đến trường ĐH Seoul đúng không?

45. N + 에게/한테/: Đến...

- 에게/한테/ đứng sau danh từ chỉ người, diễn tả đối tượng mà hành động hướng đến

- Dịch là "đến", "cho"

- 에게 thường dùng trong văn viết, 한테 thường dùng trong văn nói, dùng cho người có vai vế lớn (ông, bà, cha, mẹ, thầy cô...Ví dụ:

+ 저는친구에게문자를보내요-> Tôi gửi thư cho bạn

+ 언니가부모님께전화해요-> Chị tôi gọi dt cho ba mẹ

46. V + //여보다: Đã từng/Hãy thử

V + //봤다

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả trải nghiệm, kinh nghiệm của người nói về 1 việc gì đó, hoặc hỏi người khác về kinh nghiệm của họ.

- Được dịch là "Đã từng", "Từng"

Ví dụ:

+ 저는한국에봤어요 -> Tôi đã từng đi HQ

+ 한국음식을먹어봤어요? -> Bạn đã từng ăn món Hàn chưa?

+ 수영장에서수영해봤어요 -> Tôi đã từng bơi ở hồ này rồi

  V + //보세요

- Đuôi câu mệnh lệnh

- Diễn tả sự khuyên nhủ của người nói đối với người nghe

- Được dịch là "Hãy thử", "Thử...đi"

Ví dụ:

+ 머리가너무아프면병원에보세요: Nếu đau đầu quá bạn thử đi bệnh viện đi

+ 옷을한번입어보세요: Bạn hãy thử mặc chiếc áo này 1 lần xem.

47. V + + N : Định ngữ -> Động từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ

- Ngữ pháp định ngữ

- Động từ đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ

Ví dụ:

+ 가는여자가친구예요 -> Cô gái đang đi đó là bạn tôi

+ 책을읽는사람이진짜생겼어요 -> Người mà đang đọc sách đó rất đẹp trai

48. A + / + N : Định ngữ -> Tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ

- Ngữ pháp định ngữ

- Tính từ đứng trước danh từ và bổ sung ý nghĩa cho danh từ

- Tính từ có phụ âm cuối + N, tính từ không có phụ âm cuối + N

Ví dụ:

+ 예쁜여자가많아요 -> Có nhiều cô gái xinh đẹp

+ 사람은이상한남자예요 -> Người đó là 1 chàng trai kì lạ

49. V + /ㄹ수있다: Có thể

- Đuôi câu khẳng định đứng sau động từ

- Diễn tả khả năng của người nào đó

- Được dịch là "Có thể"

- Động từ có phụ âm cuối + 있다, động từ không có phụ âm cuối + 있다

Ví dụ:

+ 저는요리를있어요 -> Tôi có thể nấu ăn

+ 민수씨는프랑스말를있어요 -> Bạn Minsu có thể nói tiếng Pháp

50. V+ /ㄹ수없다 : Không thể

- Đuôi câu khẳng định đứng sau động từ

- Diễn tả khả năng của người nào đó

- Được dịch là "Không thể"

- Động từ có phụ âm cuối + 없다, động từ không có phụ âm cuối + 없다

Ví dụ:

+ 저는수영할없어요 -> Tôi không thể bơi

51. V + ()려고 + V : Để

- Ngữ pháp nối ()려고 đứng giữa 2 mệnh đề

- Diễn tả mục đích của hành động, mục đích đứng trước ()려고, hành động đứng sau ()려고

- Được dịch là "Để"

- Động từ có phụ âm cuối + 으려고, động từ không có phụ âm cuối + 려고

Ví dụ:

+ 친구에게선물하려고케이크를만들어요 -> Tôi làm bánh để tặng bạn tôi

* ()가다/오다 : Để (tuy nhiên chỉ đi với động từ di chuyển)

- 고기를사러시장에가요 -> Tôi đi chợ để mua thịt

52. V + /ㄹ게요 : Sẽ, liền

- Đuôi câu khẳng định kính ngữ

- Diễn tả một hành động trong tương lai gần, hoặc lời hứa hẹn của người nói

- Chỉ đi với ngôi thứ nhất (내가, 제가)

- Được dịch là "Sẽ", "Liền"

Ví dụ:

+ 지금잘게요 -> Bây giờ tôi ngủ đây

+ 맛있는사줄게요 -> Để tôi mua đồ ăn ngon cho

53. V + ()면서 : Vừa ... Vừa

- Ngữ pháp đứng giữa 2 mệnh đề

- Diễn tả 2 hành động diễn ra song song cùng thời điểm

- Dịch là "Vừa...vừa..."

Ví dụ:

+ 숙제를하면서음악을들어요 -> Vừa làm bài tập vừa nghe nhạc

54. N + ()라고하다 : Được gọi là, được cho là, nói là

- Đuôi câu khẳng định

- Ngữ pháp gián tiếp tường thuật lại lời nói của người khác

- Được dịch là "Được cho là", "Được gọi là", "Nói là"...

Ví dụ:

+ 저는김태연이라고합니다 -> Tôi (được gọi) là Kim Tae Yeon

55. V/A + 거나 : Hoặc, hay

- Liên từ nối giữa 2 động từ

- Diễn tả sự lựa chọn giữa 2 hành động

- Được dịch là "Hoặc", "hay"

Ví dụ:

- 내일놀이공원에가거나영화를볼까요? -> Mai mình đi công viên giải trí hay đi xem phim ha?

- 수영하거나농구하자 > Đi bơi hay chơi bóng rổ đi

56. N + () Hoặc, hay

- Liên từ nối giữa 2 danh từ

- Diễn tả sự lựa chọn giữa 2 chủ thể

- Được dịch là "Hoặc", "hay"

- 밥이나빵을먹어요? -> Ăn cơm hay ăn bánh mì?

57. V + /ㄹ줄알다 : Biết làm việc gì đó

- Đuôi câu kết thúc

- Diễn tả việc chủ thể biết làm 1 việc gì đó

- Được dịch là "Biết"

Ví dụ:

- 수영할알았어요 -> Tôi đã biết bơi rồi

58. V + 는것: Biến động từ thành danh từ

- Ngữ pháp đứng sau động từ, biến động từ thành danh từ

- Được dịch là "Sự...", "Việc..."

- Tương tự thêm "tion", "ing", "ance" trong tiếng Anh

Ví dụ:

+ 저는축구를보는것을좋아해요 -> Tôi thích xem đá banh

+ 케이크를만드는것이쉬어요 -> Làm bánh kem không dễ

59. N + 동안 : Trong vòng

- 동안 đứng sau danh từ

- Diễn tả khoảng thời gian nào đó

- Được dịch là "trong vòng", "trong"

Ví dụ:

+ 3개월동안한국어를공부해요 -> Tôi học tiếng Hàn trong vòng 3 tháng

+ 삼년동안계속기숙사에살았어요 -> Tôi đã sống liên tục ở KTX trong 3 năm trời

* V + 동안 : Trong lúc

- 공부하는동안어려운것이많아요 -> Trong lúc học có nhiều cái khó

60. V + 는데 : Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau

ngữ pháp tiếng hàn

- Từ nối 는데 đứng sau động từ để nối 2 mệnh đề với nhau

- Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả...

- Dịch là "Nhưng", "mà", "vì"... tùy ngữ cảnh

- Tương tự "That" trong tiếng Anh

Ví dụ:

+ 한국어를공부하는데어려워요 - > Tôi học tiếng Hàn mà nó khó

+ 비가오는데나가요? -> Trời mưa mà sao bạn đi ra ngoài?

61. A + /ㄴ데: Tương tự V + 는데

- Từ nối /ㄴ데 đứng sau tính từ để nối 2 mệnh đề với nhau

- Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả...

- Dịch là "Nhưng", "mà", "vì"... tùy ngữ cảnh

- Tương tự "That" trong tiếng Anh

- Tính từ có phụ âm cuối + 은데, tính từ không có phụ âm cuối + ㄴ데

Ví dụ:

+ 날씨가추운데코트를입으세요-> Trời lạnh đó mặc áo khoác vào

+ 김치는매운데김밥은매워요 -> Kimchi thì cay nhưng Kimbap thì không cay

62. N + 인데: Tương tự V + 는데

- Từ nối 인데 đứng sau danh từ từ để nối 2 mệnh đề với nhau

- Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả...

- Dịch là "Nhưng", "mà", "vì"... tuỳ ngữ cảnh

- Tương tự "That" trong tiếng Anh

Ví dụ:

+ 저는베트남사람인데한국어를공부해요-> Tôi là người VN và tôi học tiếng Hàn

63. A + /ㄴ것같다: Chắc là, có lẽ

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả sự dự đoán của người nói về 1 sự vật sự việc nào đó

- Được dịch là "Chắc là", "Có lẽ"

Ví dụ:

+ 옷이비싼같아요-> Chắc là cái áo ấy mắc tiền

64. N + 보다: So với

- 보다 đứng sau danh từ bị so sánh

- Diễn tả việc chủ thể bị so sánh với

- Được dịch là "So với", "hơn"

Ví dụ:

+ 언니는동생보다예뻐요-> Chị thì xinh hơn em

+ 한국어가영어보다어려워요 -> Tiếng anh khó hơn tiếng hàn

65. A/V + //였으면좋겠다: Nếu ... thì tốt quá

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả mong muốn, nguyện vọng giả định của người nói.

- Tương tự If loại 2 trong tiếng Anh

- Dịch là "Nếu...thì tốt quá", "Ước gì"

Ví dụ:

+ 돈이많았으면좋겠어요-> Nếu tôi nhiều tiền thì tốt quá (Ước gì có nhiều tiền)

+ 이번회사에취직할있었으면좋겠어요 -> Ước gì lần này tôi có thể xin được vào công ty đó.

66. A/V + ()니까: Vì...nên...

- Ngữ pháp liên kết nguyên nhân và kết quả, mệnh đề trước là nguyên nhân, mệnh đề sau là kết quả

- Mệnh đề sau không dùng dưới dạng rủ rê, mệnh lệnh, nhờ vả, rủ rê

Ví dụ:

+ 지금일이없으니까심심해요-> Bây giờ tôi không có gì làm nên thấy chán quá

+ 식당은닫았으니까우리는다른식당에갔어요 -> Nhà hàng đó đóng cửa nên chúng tôi đã đi nhà hàng khác

67. V + 고나서: Rồi

- Ngữ pháp liên kết giữa 2 hành động liên tiếp

- Phía trước 고나서 là hành động diễn ra trước, sau 고나서 là hành động diễn ra sau

- Được dịch là "Rồi"

Ví dụ:

+ 생각해보고나서연락해줄게요-> Tôi sẽ suy nghĩ kĩ rồi liên lạc lại cho

68. N + ()라서: Vì là....nên

- Ngữ pháp nguyên nhân tường thuật

- Đứng sau danh từ

- Là cách viết tắt của ()라고해서

- Được dịch là "Vì là...nên...", "Bởi vì là..."

Ví dụ:

+ 퇴근시간이라서길이복잡해요-> Vì là giờ tan tầm nên đường phố phức tạp

69. V + ()면되다: Nếu ... là được

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả điều kiện xảy ra

- Được dịch là "Nếu...là được", "Cứ...là được"

Ví dụ:

+ 여기에서오른쪽으로가면돼요-> Từ đây cứ quẹo phải là được

70. V + ()면안되다: Nếu ... thì không được (khuyên nhủ)

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả điều kiện xảy ra

- Được dịch là "Nếu...là không được", "...là không được được"

Ví dụ:

매일늦게자면돼요-> Nếu ngày nào cũng ngủ trễ là không được

71. V + 는지알다/모르다: Biết là.../Không biết là .... (mệnh đề)

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả việc người nói biết hay không biết 1 sự việc nào đó

- Mệnh đề trước 는지알다/모르다 thường có từ để hỏi: 누구 (Ai), 어디 (Ở đâu), (어떻게)...

Ví dụ:

- 지금어떻게하는지알아요-> Bây giờ tôi biết phải làm sao rồi

- 민수씨는지금사는지모르겠어요 -> Tôi ko biết là Minsu có sống tốt không nữa.

72. V + ()려면: Nếu muốn ... thì

- Ngữ pháp liên kết giữa 2 mệnh đề

- Mệnh đề phía trước là mong muốn, mệnh đề sau là hành động

- Được dịch là "Nếu muốn...thì..."

Ví dụ

- 한국에유학가려면열심히공부해야돼요-> Nếu muốn đi du học HQ thì phải học hành chăm chỉ

73. V+ 다가: Đang...thì...

- Ngữ pháp liên kết giữa 2 mệnh đề

- Diễn tả mệnh đề phía trước đang diễn ra thì có mệnh đề phía sau chen ngang

- Được dịch là "Đang...thì..."

Ví dụ:

- 어제티피를보다가엄마가왔어요-> Hôm qua tôi đang xem TV thì mẹ về nhà

74. N + 때문에: Bởi vì

V/A +기때문에: Bởi vì

- Ngữ pháp liên kết giữa 2 mệnh đề

- Mệnh đề phía trước là nguyên nhân, mệnh đều sau là kết quả và mệnh đề sau không được dùng rủ rê, mệnh lệnh

Ví dụ:

+ 비때문에학교에갔어요 -> vì mưa nên tôi không đi học được

+ 비가오기때문에학교에갔어요 -> vì mưa nên tôi không đi học được

75. V + //여버리다: ... mất rồi

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả việc gì đã hoàn toàn kết thúc

- Có cảm giác người nói cảm thấy trút bỏ được gánh nặng trong lòng. Hoặc cảm giác buồn vì đà làm điều đó

- Được dịch là "Mất rồi"

Ví dụ:

+ 제가잊어버렸어요-> Tôi lỡ quên mất rồi

+ 보내버렸어 -> Anh phải để em đi rồi

76. V + /ㄹ때: Khi...

- /ㄹ때 đứng sau động từ

- Diễn tả về 1 khoảng thời gian khi việc gì đó xảy ra

- Được dịch là "Khi"

Ví dụ:

+ 공부할때질문이있으면물어보세요-> Khi học có câu hỏi gì thì cứ hỏi nhé

77. N + 는데요 & A+ /ㄴ데요 & N + 인데요: kết thúc câu, nhấn mạnh

- 데요 là đuôi câu kết thúc nhấn mạnh.

- Diễn tả sự mong chờ của người nói, mong người nghe sẽ hồi đáp

Vi dụ:

+ 여보세요. 저는민수인데요-> Alo. Tôi là Minsu nè.

+ 그집이너무예쁜데요 -> Cái nhà đó đẹp quá đi

78. V+ 는중이다: Đang...

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả việc gì đó đang diễn ra ở ngay thời điểm hiện tại

- Được dịch là "Đang"

Ví dụ:

+ 지금운전하는중입니다-> Tôi đang (trong lúc) lái xe

79. A + /ㄴ가요? Đuôi kết thúc nhẹ nhàng, tự nhiên

- Đuôi câu nghi vấn

- Kết thúc câu 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng với người nghe

Ví dụ:

+ 옷이예쁜가요? -> Cái áo này đẹp đúng không?

80. V + 나요? Đuôi kết thúc nhẹ nhàng tự nhiên

- Đuôi câu nghi vấn

- Kết thúc câu 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng với người nghe

Ví dụ:

+ 밥을먹나요? -> Thế bạn đã ăn cơm chưa?

81. N + 인가요? Tương tự A + /ㄴ가요?

- Đuôi câu nghi vấn

- Kết thúc câu 1 cách tự nhiên, nhẹ nhàng và thân thiện nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng với người nghe

Ví dụ:

+ 학생인가요? -> Bạn là học sinh đúng không ha?

82. N + 밖에: Ngoài ra + phủ định (chỉ)

- 밖에 đứng sau danh từ, sau 밖에 là phủ định (: Không, 없다: Không có...)

- Diễn tả việc ngoài N ra thì ko có phương án tốt hơn

- Có thể dịch là "Ngoài...ra thì không" hoặc "Chí..."

Ví dụ:

+ 당신밖에없어요-> Anh không có gì ngoài em = anh chỉ có mình em

+ 맥주한병밖에먹어요-> Tôi không thể uống nhiều hơn 1 chai bia = tôi chỉ uống được 1 chai bia

83. V+ 게되다: Được

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả việc người nào đó "được" làm 1 việc gì theo nghĩa tích cực

Ví dụ:

+ 아이돌을만나게됐어요-> Tôi được gặp thần tượng của mình

84. V + ()면큰일이다: Nếu ... thì lớn chuyện đó

- Đuôi câu kết thúc

- Diễn tả sự giả định về 1 việc sẽ có kết quả tiêu cực

- Được dịch là "Nếu...thì lớn chuyện đó"

Ví dụ:

+ 그렇게하면일이다-> Nếu bạn làm như vậy là sẽ xảy ra chuyện lớn đó

+ 니가계속거짓말하면일이다-> Nếu bạn cứ tiếp tục nói dối sẽ lớn chuyện đó

85. V + 기로하다: Quyết định là ...

- Đuôi câu kết thúc

- Diễn tả quyết định của người nói về 1 việc nào đó

- Được dịch là "Quyết định là"

Ví dụ:

+ 한국에유학가기로했어요-> Tôi đã quyết định là sẽ đi du học HQ

86. V + /ㄴ적이있다/없다 : Đã từng/ chưa từng

- Đuôi câu khẳng định

- Diễn tả kinh nghiệm trải nghiệm về 1 việc đã làm trong quá khứ

- Được dịch là "Đã từng"

- 적이있다 là đã từng, 적이없다 là chưa từng

Ví dụ:

+ 한국에적이있어요: Tôi đã từng đi HQ

+ 한국에적이없어요: Tôi chưa từng đi HQ

+ 쌀국수를먹은적이있어요? Bạn đã từng ăn phở chưa?

87. V + //여있다: Đang

- Đuôi câu kết thúc khẳng định

- Diễn tả 1 sự việc đang diễn ra ở thời điểm hiện tại

- Được dịch là "Đang"

Ví dụ:

+ 동생은앉아있어요: Em tôi đang ngồi

88. N(에게/한테) + S /가어울리다: Hợp với

- Ngữ pháp diễn tả 1 điều gì đó hợp với ai đó

- Được dịch là "Hợp với"

Ví dụ:

+ 손님에옷이어울려요 -> Cái áo này hợp với quý khách lắm

+ 당신한테짧은머리가어울린다 -> Tóc ngắn hợp với bạn đó

89. V + /는다: Đuôi câu kết thúc trong văn bản

- Đuôi câu khẳng định, đứng sau động từ

- Sử dụng trong báo chí, sách vở. Không phải là ngữ pháp kính ngữ, nhưng cũng không thể hiện sự hạ thấp người đọc

- Cách dùng khác: Cách nói trống không, sử dụng với người nhỏ hơn, ngang tuổi, không kính ngữ

Ví dụ:

+ 오늘친구를만난다-> Hôm nay tôi gặp bạn

+ 혼자밥을먹는다-> Tôi ăn cơm 1 mình

90. A + : Đuôi câu kết thúc trong văn bản

- Đuôi câu khẳng định, đứng sau tính từ

- Sử dụng trong báo chí, sách vở. Không phải là ngữ pháp kính ngữ, nhưng cũng không thể hiện sự hạ thấp người đọc

- Cách dùng khác: Cách nói trống không, sử dụng với người nhỏ hơn, ngang tuổi, không kính ngữ

Ví dụ:

+ 우와! 어거너무맛있다-> Woa, cái này ngon quá

91. N + 이다: Đuôi câu kết thúc trong văn bản

- Đuôi câu khẳng định, đứng sau danh từ

- Sử dụng trong báo chí, sách vở. Không phải là ngữ pháp kính ngữ, nhưng cũng không thể hiện sự hạ thấp người đọc

- Cách dùng khác: Cách nói trống không, sử dụng với người nhỏ hơn, ngang tuổi, không kính ngữ

Ví dụ:

+ 그는남친이다-> Anh ấy là bạn trai tôi

Một số “mẹo hay” giúp bạn ghi nhớ cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn hiệu quả

Trên thực tế, các cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn gây khá nhiều khó khăn cho người học bởi nó có nhiều khác biệt, thậm chí là đối lập với cấu trúc ngữ pháp của Việt Nam. Vậy làm thế nào để “chinh phục” cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn? hãy tham khảo một số mẹo ghi nhớ dưới đây:

Làm quen với sự khác biệt

Hầu hết người học tiếng Hàn đều có nhận xét rằng ngữ pháp tiếng Hàn rất khó với người Việt bởi nó ngược lại với cấu trúc của tiếng Việt. Điều này gây trở ngại lớn trong quá trình học, viết hay giao tiếp. Tuy vậy, bạn cần cố gắng rèn luyện thói quen suy nghĩ theo kiểu của người Hàn và làm quen dần với kiểu cấu trúc này.

Học ngữ pháp tiếng Hàn qua ví dụ cụ thể

Có nhiều cách để học ngữ pháp tiếng Hàn, và hầu hết các bạn chọn học theo kiểu cấu trúc. Tuy nhiên, cách học này không thật sự đem đến hiệu quả vì nó chả khác gì bạn đang “học vẹt” và không biết cách vận dụng. Vì thế, bạn cần kết hợp việc học thuộc với những ví dụ minh họa để nắm được cả cách sử dụng của nó.

Thường xuyên tổng hợp ngữ pháp

 Để học ngữ pháp hiệu quả, bạn cũng cần dành thời gian để tổng hợp ngữ pháp. Sau khoảng 1, 2 tuần học, bạn hãy tổng hợp lại tất cả những ngữ pháp mà mình đã học trong thời gian qua. Phương pháp này giúp bạn ôn tập lại ngữ pháp, tránh trường hợp học xong quên mất, vừa là một cách để kiểm tra khả năng ghi nhớ của bạn.

Học các ngữ pháp có liên quan

Cũng như tiếng Việt, trong tiếng Hàn có nhiều cách để diễn đạt với hệ thống đuôi câu hay kính ngữ đa dạng. Để có thể vận dụng ngữ pháp tiếng Hàn nhuần nhuyễn, bạn nên cố gắng sử dụng nhiều ngữ pháp khác nhau để diễn tả ý của mình.

Bạn hãy thử ghi nhớ các cặp ngữ pháp tương đồng, đối lập nhau hay có cấu trúc gần giống nhau. Nếu không tìm được nguồn tổng hợp những ngữ pháp này, bạn có thể sử dụng một quyển sổ tay để tự tổng hợp cho tiện ghi nhớ.

Trau dồi qua việc luyện bài tập

“Học” đi đôi với “hành” là cách học hiệu quả, nhất là với một ngoại ngữ mới. Sau khi học một vài cấu trúc ngữ pháp, bạn hãy làm thật nhiều bài tập liên quan đến nó. Bạn có thể tìm các bài tập trong sách giáo trình tiếng Hàn, đề thi TOPIK… Với cách làm này, bạn sẽ dần ghi nhớ ngữ pháp và sử dụng nó một cách thành thạo.

Trên đây là phần tổng hợp các cấu trúc ngữ pháp tiếng Hàn phổ biến và cách học ngữ pháp tiếng Hàn hiệu quả. Hi vọng phần tổng hợp này đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc, giúp bạn bắt đầu với một ngôn ngữ mới nhanh và hiệu quả hơn.

Nếu bạn có ước mơ đi du học Hàn Quốc thì việc trau dồi tiếng Hàn cho bản thân là điều rất quan trọng, một khi bạn nắm vững tiếng Hàn thì việc sinh sống, học tập cũng như tìm hiểu về văn hóa xứ sở kim chi cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang 

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

>>> Link Zalo: https://zalo.me/0964502233

>>> Link fanpage

  • DU HỌC THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/duhoc.thanhgiang.com.vn
  • XKLĐ THANH GIANG CONINCON.,Jsc: https://www.facebook.com/xkldthanhgiangconincon
Bài viết cùng chủ đề học tiếng Hàn - du học Hàn Quốc
  • Bảng chữ cái tiếng Hàn và những nguyên tắc cần ghi nhớ
  • Học tiếng Hàn - HƯỚNG DẪN lộ trình chi tiết cho người học
  • Tên tiếng Hàn của bạn là gì? – Cách đổi tên tiếng Việt sang tiếng Hàn
  • Xin chào tiếng Hàn – TỔNG HỢP các cách chào của người Hàn
  • Học tiếng Hàn Quốc – TOP “mẹo hay” giúp bạn học tiếng Hàn nhanh và hiệu quả
  • Tiếng Hàn tổng hợp - TOP giáo trình CHUẨN NHẤT, được sử dụng phổ biến
  • Học tiếng Hàn online – TOP kênh, webite học tiếng Hàn trực tuyến HIỆU QUẢ
  • Sách học tiếng Hàn - “Chinh phục” tiếng Hàn với 16 cuốn cơ bản cho người mới
  • Giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn – TOP mẫu giới thiệu ẤN TƯỢNG
  • Số đếm tiếng Hàn - Số thuần hàn và số hán hàn
  • Cố lên tiếng Hàn Quốc – TOP cách nói thể hiện sự khích lệ bằng tiếng Hàn
  • Phiên dịch tiếng Hàn - TOP website phiên dịch tiếng Hàn CHUẨN NHẤT
  • Cách học tiếng Hàn – Phương pháp hay giúp bạn “chinh phục” Hàn ngữ HIỆU QUẢ
  • Bảng chữ cái tiếng Hàn dịch tiếng Việt CHUẨN NHẤT
  • Từ vựng tiếng Hàn theo chủ đề thông dụng – TOP từ được dùng phổ biến nhất
  • Giáo trình tiếng Hàn tổng hợp - Review 7 giáo trình được sử dụng phổ biến nhất
  • Định ngữ trong tiếng Hàn và những LƯU Ý QUAN TRỌNG khi sử dụng
  • Từ vựng tiếng Hàn sơ cấp 1 – TỔNG HỢP trọn bộ 6 phần chi tiết
  • Kính ngữ tiếng Hàn và CÁCH SỬ DỤNG kính ngữ trong giao tiếp tiếng Hàn
  • Học tiếng Hàn sơ cấp – TOP phương pháp giúp bạn học tiếng Hàn sơ cấp HIỆU QUẢ
  • Nguyên âm tiếng Hàn – Cách viết nguyên âm tiếng Hàn Quốc như thế nào?
  • Học tiếng Hàn có khó không? Cùng nhau trả lời câu hỏi trên nhé!
  • Ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp - TỔNG HỢP cấu trúc và cách dùng
  • Tài liệu tự học tiếng Hàn tại nhà CHUẨN – giúp bạn chinh phục tiếng Hàn dễ dàng
  • Tiếng Hàn sơ cấp - TOP 5 bài học CƠ BẢN cho người mới
  • Học tiếng Hàn online miễn phí – TỔNG HỢP kênh website và youtube
  • Topik 1 là gì? Giải đáp những thắc mắc thường gặp về chứng chỉ Topik 1
  • Lộ trình học tiếng hàn cho người mới bắt đầu - Bỏ túi” ngay thôi!
  • Phụ âm tiếng Hàn là gì? HƯỚNG DẪN học bảng phụ âm tiếng Hàn Quốc
  • Ngữ pháp tiếng hàn trung cấp -150+ cấu trúc trong đề thi TOPIK
  • Học tiếng Hàn qua bài hát sao cho hiệu quả? HƯỚNG DẪN chọn bài hát học tiếng Hàn
  • Giới thiệu gia đình bằng tiếng Hàn – HƯỚNG DẪN chi tiết
  • Động từ tiếng Hàn - TOP 300+ động từ  phổ biến và cách chia 
  • Luyện nghe tiếng Hàn – TOP các cách, nguồn nghe tiếng Hàn phổ biến nhất
  • Cấu trúc “ĐỂ LÀM GÌ” trong tiếng Hàn - Tìm hiểu ngay!
  • Sách ngữ pháp tiếng Hàn – Review TOP sách học ngữ pháp tiếng Hàn
  • Cách học từ vựng tiếng Hàn – TOP phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Hàn
  • Học tiếng Hàn mất bao lâu? Bao lâu có thể giao tiếp được?
  • Thành ngữ tiếng Hàn - TOP 150 + được sử dụng PHỔ BIẾN NHẤT trong đời sống
  • Tự học tiếng Hàn tại nhà - CẨM NANG cho người mới bắt đầu
  • Ngữ pháp tiếng Hàn cao cấp - TOP cấu trúc được dùng PHỔ BIẾN
  • Từ vựng tiếng hàn về nghề nghiệp – TỔNG HỢP, cách hỏi nghề nghiệp tiếng Hàn
  • Luyện nói tiếng Hàn - TIP HAY giúp bạn nói CHUẨN nhất
  • Visa D2 Hàn Quốc – Điều kiện, phân loại, thủ tục CHI TIẾT
  • Từ vựng tiếng Hàn về thời tiết – Bảng TỔNG HỢP chi tiết
  • Sách luyện thi Topik - Tài liệu ôn thi TOPIK “chuẩn” - học ít biết nhiều
  • Luyện nghe tiếng Hàn trung cấp – CÁC BƯỚC Nghe tiếng Hàn HIỆU QUẢ
  • Học tiếng Hàn qua bài hát có phiên âm – HƯỚNG DẪN học tiếng Hàn HIỆU QUẢ
  • Học tiếng Hàn online sơ cấp - TOP khóa học dành cho người mới bắt đầu
  • Giáo trình tiếng Hàn nhập môn - TOP tài liệu tiếng Hàn cho người mới
  • Học tiếng Hàn MIỄN PHÍ tại Hà Nội - Review các địa chỉ uy tín!

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

Từ khóa » Bài Tập Về Tiểu Từ Trong Tiếng Hàn