Ngữ Văn 12, Bài 1. Giữ Gìn Sự Trong Sáng Của Tiếng Việt

Bài Kiểm Tra © 2020 Bài Kiểm Tra.com. All Rights Reserved. logo 1
  • Trang nhất
  • Văn học
Thứ sáu, 27/12/2024, 14:17 Ngữ Văn 12, Bài 1. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 2020-05-09T20:34:11+07:00 - Tiếng nói là thứ của cải vô giá của dân tộc nên mỗi người đều phải góp sức mình để giữ gìn, bảo vệ nó, làm cho nó ngày càng trở nên giàu đẹp, trong sáng, tinh tế. https://baikiemtra.com/uploads/news/2020_05/tieng-viet-trong-sang.jpg Bài Kiểm Tra Thứ bảy - 09/05/2020 20:29
  • In ra
Ngữ Văn 12, Bài 1. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt
- Tiếng nói là thứ của cải vô giá của dân tộc nên mỗi người đều phải góp sức mình để giữ gìn, bảo vệ nó, làm cho nó ngày càng trở nên giàu đẹp, trong sáng, tinh tế. 1. Những phương diện biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt - Tính chuẩn mực, có quy tắc về hệ thống ngữ âm- chữ viết; về cách dùng từ, đặt câu; về cách tạo lập văn bản. Đảm bảo sự rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu trong diễn đạt cũng là thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt. - Không chấp nhận sự lai căng, lạm dụng ngôn ngữ khác một cách tuỳ tiện ở phương diện từ ngữ, diễn đạt. - Thể hiện phẩm chất văn hoá, lịch sự của lời nói cũng chính là thể hiện sự trong sáng của tiếng Việt. 2. Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Cần phải yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. - Cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt thông qua kinh nghiệm thực tế hoặc từ sự trau dồi học hỏi qua giao tiếp, trong sách vở, học tập trong nhà trường. - Sử dụng tiếng Việt theo đúng các chuẩn mực và quy tắc của nó, không lạm dụng từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết; cần chú ý giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trong giao tiếp bằng ngôn ngữ. 3. Bài tập Câu 1. Theo em vì sao không nên lạm dụng vốn từ ngữ nước ngoài khi mà tiếng mẹ đẻ của chúng ta đã có từ tương tự để diễn đạt? Lạm dụng từ ngừ nước ngoài trong khi tiếng Việt có sẵn các từ thuần Việt tương tự để diễn đạt sẽ làm cho người đọc, người nghe khó hiểu, khó nắm bắt nội dung mà mình định diễn đạt, làm cho giao tiếp gặp khó khăn, sẽ làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Câu 2. Có ý kiến cho rằng: Tuyệt đối không nên sử dụng bất kì từ vay mượn nước ngoài nào trong giao tiếp ngôn ngữ của người Việt, chỉ nên sử dụng hoàn toàn các từ thuần Việt. Em có ý kiến gì về vấn đề này? Ý kiến trên cũng không hoàn toàn đúng. Bởi vì có những trường hợp sử dụng từ ngữ vay mượn sẽ đem lại sắc thái biểu cảm trang trọng , lịch sự hơn so với dùng từ thuần Việt. Ví dụ: không thể đặt tên báo Nhi đồng thành báo Trẻ con, không thể nói Việt Nam đứng một mà phải nói Việt Nam độc lập; nói Tổng thống và phu nhân sẽ trang trọng hơn nói Tổng thống và vợ, toalet và nhà vệ sinh,... Cũng trong nhiều trường hợp, cần sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, các tên riêng đúng với nguyên gốc tiếng nước ngoài để đảm bảo sự chính xác, khách quan. Ví dụ: Phần mềm Microsoft Word, World Cup, Olympic,... Câu 3. Tìm trong giao tiếp hàng ngày của em và các bạn những trường hợp chêm xen từ ngữ nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) trong lời nói và thử diễn đạt lại bằng các từ thuần Việt. Những trường hợp chêm xen từ ngữ tiếng nước ngoài thường gặp trong giao tiếp của học sinh: Ví dụ: - Đi chat không? - Nick name của cậu là gì? - Phải thể hiện là mình fair play chứ! - Bài hát này đang hot nhất đấy Câu 4. Tìm trong các tác phẩm văn học đã học trong chương trình THPT một ví dụ minh chúng cho sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng Việt. Ví dụ: Bài Thu điếu (Câu cá mùa thu) Nguyễn Khuyến với nét đặc sắc nghệ thuật là cực tả một cảnh tình. Tất cả những từ ngữ gợi tả, gợi cảm trong bài đều góp phần tả cái tĩnh lặng của không gian: lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, làn, hơi gợn tí, vèo, quanh co, vắng teo, lư lửng, xanh ngắt... Một mặt nước lạnh lẽo, trong veo phải là một mặt nước tĩnh lặng, không xao động, mặt nước trong, phẳng lặng tới mức có thể quan sát tận dưới đáy được. Một chiếc thuyền câu xuất hiện cũng không đủ sức phá tan đi cái yên tĩnh của cảnh vật bởi đó chỉ là một chiếc thuyền câu. Vả lại, nó cũng chỉ rất nhỏ bé so với cái không gian rộng lớn của mặt nước ao thu: bé tẻo teo. Và còn đây cái xao động trữ tình của làn nước; nước chỉ xao động nhẹ nhàng mà phải thật chăm chú, thật tinh tế mới có thể nhân ra: hơi gợn tí. Hai từ giảm mức độ đứng trước và sau động từ gợn làm cho cái động được hãm lại, tới mức tối thiểu nhất. Đúng như nhiều người nhận xét: tiếng lá rụng có lẽ là cái động lớn nhất trong bài thơ nhưng lại cũng góp phần để tả cái tĩnh. Bởi không gian phải tĩnh lặng đến mức nào đó người ta mới có thể nghe tiếng lá rụng như một tiếng động lớn như vây: khẽ đưa vèo. Đó là ở dưới mặt nước, còn trên trời thì sao? Trên cao mây cũng không trôi, cùng lặng im lơ lửng ở chân trời nên ta chỉ thấy một bầu trời xanh ngắt mấy tầng cao. Hình ảnh ngõ trúc cũng gợi vẻ vắng lặng bởi đã quanh co lại còn không một bóng người: khách vắng teo. Và cuối cùng cái khát khao mong đợi nhất của người đi câu là một tiếng cá đớp lại cũng không có được: cá cũng đâu có đến đớp động dưới chân bèo! Hai câu thơ cuối tạc vào cảnh vật dáng ngồi bất động của người ngồi câu như nhấn vào bản nhạc không lời của mặt nước ao thu một nốt trầm xao xuyến! Có thể nói cả bài thơ là một bức tranh tĩnh vật mà mỗi từ ngữ là một nét vẽ góp phần thổi hồn cho bức tranh ấy! Câu 5. Tìm những từ thuần Việt có ý nghĩa tương tự có thể thay thế các từ tiếng Anh trong các trường hợp sau: Ngày Valentine, shop thời trang, file văn bản, tour du lịch,... Những từ ngữ thuần Việt tương tự: - Ngày Valentine - ngày tình yêu - Shop thời trang - cửa hàng thời trang - File văn bản - tệp tin văn bản - Tour du lịch - chuyến du lịch

Ý kiến bạn đọc

Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích

Theo dòng sự kiện

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh năm 2024 (Đề 16)

    /uploads/bai-kiem-tra.jpg Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Tiếng Anh năm 2024 (Đề 15)

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

    /assets/news/2020_05/ong-gia-va-bien-ca.jpg Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, Văn học nước ngoài, Bài 4. Ông già và biển cả - Hê-minh-uê

    /assets/news/2020_05/so-phan-mot-con-nguoi.jpg Lí thuyết và bài tập Ngữ Văn 12, Văn học nước ngoài, Bài 3. Số phận con người - M. Sôlôkhốp

GIẢI BÀI TẬP
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Bài học Bài soạn Bài giảng
Bài giới thiệu Bài hướng dẫn
Bài làm văn Bài trắc nghiệm
Kiểm tra 15P Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra HK1 Kiểm tra HK2
Thi vào lớp 10 Tốt nghiệp THPT
BÀI LUYỆN THI
Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiểm tra 15 phút Kiểm tra 1 tiết
Kiểm tra học kì 1 Kiểm tra học kì 2
Luyện thi theo Bài học
Luyện thi THPT Quốc Gia
THÀNH VIÊN Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site Nhập mã do ứng dụng xác thực cung cấp Thử cách khác Nhập một trong các mã dự phòng bạn đã nhận được. Thử cách khác Đăng nhập Đăng ký © 2020 Bàikiểmtra.com. All Rights Reserved. Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Ví Dụ Về Sử Dụng Tiếng Việt