Ngữ Văn 6 – Bộ Chân Trời Sáng Tạo… Sáng Tạo Bọ Rùa Thành Bọ Dừa

Cô H.N.V., giáo viên dạy Ngữ văn một trường trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Ngãi gửi câu hỏi thắc mắc: “Trong sách Ngữ văn 6 – bộ Chân trời sáng tạo (Nguyễn Thị Hồng Nam - Chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) có văn bản ‘Giọt sương đêm’ - truyện đồng thoại viết về con bọ dừa mà hình ảnh minh họa là con bọ rùa.

“Nghe đồng nghiệp bảo tác giả sách giáo khoa thích đặt tên cho nhân vật mang hình bọ rùa là bọ dừa vậy có ổn không? Còn giáo viên ở một số tỉnh thành khác thì bảo tùy vào cách gọi vùng miền.

Nếu đã biết rõ về các con vật này thì nên gọi đúng tên của nó phải không? Để khi học sinh học xong rồi sẽ biết được con nào là bọ dừa, con nào là bọ rùa chứ? Nếu học sinh phát hiện ra sự nhầm lẫn này thì phải giải thích cho các em thế nào?”, cô giáo băn khoăn.

Ảnh minh họa sách Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

Ảnh minh họa sách Ngữ văn 6 - Chân trời sáng tạo

Nhận được câu hỏi này, tôi đã kiểm tra lại nội dung văn bản "Giọt sương đêm" và hình ảnh minh họa trong bài học thì nhận thấy, cô giáo phản ánh là hoàn toàn có cơ sở.

Theo đó, văn bản "Giọt sương đêm" (Trần Đức Tiến), trang 93-97 kể chuyện nhân vật Bọ Dừa đến một xóm trọ đêm ở Bờ Giậu. Thằn Lằn đã mời Bọ Dừa vào ở trong chiếc bình - nhà của mình.

Nghĩ đến những lần bị bọn trẻ bắt cóc, Bọ Dừa bị ám ảnh bởi những cái nhà giam tăm tối, nên đã từ chối lời đề nghị. Ông quyết định ngủ tạm dưới vòm trúc. Thằn Lằn cáo từ, rồi đến nhà cụ giáo Cóc báo cáo.

Xóm Bờ Giậu nhiều âm thanh khiến vị khách khó ngủ. Bất ngờ, một giọt sương nhằm trúng cổ ông khách khiến Bọ Dừa nhớ đến quê hương. Sáng hôm sau, Thằn Lằn hỏi thăm. Bọ Dừa kể lại chuyện đêm qua rồi từ biệt Thằn Lằn để trở về quê.

Có thể nhận thấy, nhân vật chính trong câu chuyện này là Bọ Dừa nhưng sách giáo khoa lại minh họa bằng một con vật khác – bọ rùa.

Ảnh bọ rùa (trên) và bọ dừa (dưới).

Ảnh bọ rùa (trên) và bọ dừa (dưới).

Để kiểm chứng con vật trong văn bản "Giọt sương đêm" có phải là bọ rùa hay không, tôi gửi hình ảnh này cho 2 giáo viên là tổ trưởng chuyên môn tổ Sinh học ở Thành phố Hồ Chí Minh nhờ giải đáp. Cả hai giáo viên đều khẳng định, hình ảnh con vật trong sách Ngữ văn 6 – bộ Chân trời sáng tạo, là con bọ rùa chứ không phải bọ dừa.

Cô giáo môn Sinh giải thích, bọ rùa còn gọi là bọ cánh cam, có chấm đen; còn bọ dừa là loài có thân dài, thường bám trên cây dừa. Thầy giáo dạy Sinh học bổ sung thêm, bọ rùa là thiên địch có lợi còn bọ dừa là loài phá hoại.

Ngoài ra, theo ghi nhận của tôi, văn bản "Giọt sương đêm" còn viết không đúng từ tiếng Anh – Ok, trong câu văn: "- Ok! – Thằn Lằn giơ ngón chân trước lên". Viết đúng phải là OK (viết hoa cả chữ cái O và K).

Bài "Mít làm thơ" trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 Cánh diều, ý nghĩa ở đâu?

Bài "Mít làm thơ" trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 Cánh diều, ý nghĩa ở đâu?

Bắt nguồn từ tiếng Anh, từ OK giờ đây có mặt ở nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Dù có các chữ cái hợp thành đều được viết hoa và phát âm riêng biệt, OK ngày nay không còn được xem là một từ viết tắt. Trong quá khứ, OK từng là chữ viết tắt của Oll Korrect, một cách đọc trật đi của All correct.

Tôi nhận thấy, cả đội ngũ tác giả biên soạn sách, hội đồng thẩm định và hội đồng lựa chọn sách giáo khoa đều không phát hiện ra lỗi sai sót sơ đẳng này là điều rất đáng tiếc. Học sinh lớp 6 được học kiến thức về sinh học, xem các chương trình về thế giới động vật… chắc chắn nhiều em sẽ phát hiện ra lỗi sai. Vậy, học sinh tin theo sách Ngữ văn 6 hay các thông tin khác?

Tài liệu tham khảo:

https://drive.google.com/file/d/1nbOhsk1fYcK6o4MkuO4LIK0bddAsQDX-/view

https://vnexpress.net/nguon-goc-cua-tu-ok-3357313.html

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/khi-sach-canh-dieu-co-san-thi-am-i-nay-sach-cua-nxbgdvn-co-loi-sao-lai-im-lim-post221372.gd

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn của tác giả.

Cao Nguyên

Từ khóa » Bọ Dừa Tiếng Anh Là Gì