Người Ainu- Dân Tộc Thiểu Số ở Nhật Bản

Người Anu là một dân tộc thiểu số của đất nước Nhật Bản
Người Ainu là một dân tộc thiểu số của đất nước Nhật Bản

Trong khi đất nước Việt Nam có tới 54 dân tộc anh em thì ở đất nước “mặt trời mọc” Nhật Bản chỉ có 3 dân tộc, gồm người Yamato (hay còn gọi là người Nhật) là dân tộc chính và 2 dân tộc thuộc nhóm thiểu số là người là Ryukyu và người Ainu. Tộc người Ainu với dân số ít ỏi khoảng 25.000 người, sống ở dọc theo bờ biển có khí hậu ấm áp phía Nam Hokkaido. Họ dựng nhà dọc bờ sông hoặc bờ biển, nơi gần nguồn nước và giữ an toàn khỏi nguy hiểm ngoài tự nhiên.

Nhà ở truyền thống của người Ainu
Nhà ở truyền thống của người Ainu

Trước đây, nguồn thức ăn chính của người Ainu là từ việc săn bắt, câu cá do đàn ông phụ trách hoặc hái lượm rau dại, nấm, các loại quả mọng trong rừng mà chủ yếu là do phụ nữ kiếm được. Việc chế biến, nấu chín thức ăn cũng đơn giản với mỡ động vật, tảo và muối. Quần áo người Ainu mặc làm từ da động vật, da cá hoặc dệt từ vỏ cây.

Trang phục truyền thống của người Ainu
Trang phục truyền thống của người Ainu

Những người phụ nữ Ainu thời xưa có hình xăm trên môi, trông như nụ cười của những chú hề. Mục đích của hình xăm này mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Có tài liệu cho rằng hình xăm này sẽ giúp những người phụ nữ chưa có gia đình trở nên thu hút hơn, đồng thời đây cũng là một biểu hiện của đức hạnh. Bên cạnh đó, một số tài liệu khác lại cho rằng, hình xăm này mang ý nghĩa là “nụ cười trên môi” với hàm ý ở những nơi lạnh lẽo như Hokkaido, việc nở một nụ cười là rất khó khăn nên hình xăm sẽ giúp người phụ nữ trông như luôn nở nụ cười.

Người Ainu- dân tộc thiểu số ở Nhật Bản 2

Để tạo ra những hình xăm này, người Ainu rạch từng phần nhỏ trên môi theo hình bán nguyệt bằng một con dao hành lễ, sau đó sẽ dùng than từ cây bạch dương để nhuộm màu cho vết xăm và cuối cùng là rửa lại bằng nước tro. Vết rạch đầu tiên sẽ được thực hiện khi những bé gái khoảng 6 - 7 tuổi. Các vết cắt này sẽ được rạch thêm mỗi năm cho đến khi đứa trẻ lớn lên và kết hôn. Chú rể chính là người thực hiện những vết rạch cuối cùng để biến hình xăm thành nụ cười. Mặc dù tập tục này đã bị chính phủ Nhật Bản cấm vào khoảng đầu thế kỉ 19 nhưng nó vẫn tồn tại cho đến thế kỉ 20.

Người Ainu mặc trang phục truyền thống trong Lễ hội tảo cầu Marimo
Người Ainu mặc trang phục truyền thống trong Lễ hội tảo cầu Marimo

Trang phục truyền thống của người Ainu là loại áo choàng gọi là Attsushi (hay Attush), có chất liệu chủ yếu được dệt từ sợi cây và trang trí với nhiều họa tiết hình học. Những họa tiết hình học này không chỉ dùng để phân biệt giới tính, tình trạng hôn nhân, bộ tộc,... mà còn giúp người mặc xua đuổi tà ma. Attsushi có dáng áo tương tự với bộ Kimono của Nhật Bản, với những hoa văn truyền thống của người Ainu được thêu trên những đường viền xanh thẫm.

Người Ainu mặc một loại quần bó bên trong chiếc áo choàng này. Các công đoạn tạo ra bộ y phục Attushi, từ xe chỉ, dệt cho đến thêu được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công bởi bàn tay tài hoa của người phụ nữ Ainu. Một chiếc áo tốt có thể mất đến 1 năm để thực hiện.

Người Ainu- dân tộc thiểu số ở Nhật Bản 4

Ngoài áo choàng Attushi, nam giới người Ainu còn đội một loại phụ kiện trông giống chiếc vương miện gọi là Sapanse trong những dịp trọng đại. Trong khi đó, phụ nữ Ainu sẽ đeo một chiếc băng đô bằng vải có thêu họa tiết gọi là Matanpushi và thỉnh thoảng, họ cũng sẽ diện thêm cả hoa tai và vòng cổ.

Nghề thủ công dường như là hoạt động sản xuất chính của người Ainu. Người đàn ông làm mộc, như chạm khắc gỗ. Còn người phụ nữ sẽ tạo ra các sản phẩm dệt, may thủ công. Ngày nay, khi đi đến các ngôi làng của người Ainu, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công mang đầy tính nghệ thuật truyền thống này.

Hoạt cảnh tái hiện cảnh săn bắt của người Ainui tại Bảo tàng Akanko Ainu Kotan
Hoạt cảnh tái hiện cảnh săn bắt của người Ainu tại Bảo tàng Akanko Ainu Kotan

Người Ainu tin vào thuyết vạn vật hữu linh, nghĩa là mọi vật trên thế gian này đều có linh hồn. Vì vậy, người Ainu tôn trọng tất cả mọi vật, từ các loài động vật, thực vật cho đến các vật thể vô tri như sông, núi,... Đối với người Ainu, gấu là linh vật của dân tộc. Bởi lẽ, họ cho rằng, gấu chính là hiện thân của Thần Núi. Họ nuôi gấu như một thành viên trong gia đình, cho gấu ăn món người ăn và gấu sẽ sống ở trong một cũi gỗ lớn.

Người Ainu- dân tộc thiểu số ở Nhật Bản 7

Khi gấu được 2 hoặc 3 tuổi, gấu sẽ được hiến tế trong nghi lễ "Iyomante". Nghi lễ Iyomante thường diễn ra vào mùa xuân vì đây là thời điểm mà lông gấu dày nhất và thịt gấu béo nhất. Gấu được hiến tế bắt buộc phải là gấu đực. Trong quan niệm của người Ainu, việc hiến tế gấu chính là giúp gấu thoát xác để sớm trở về với thế giới của các vị thần. Trong buổi lễ, người Ainu sẽ mặc những bộ trang phục đẹp nhất để tham gia vào một bữa tiệc linh đình với rất nhiều đồ uống, sau đó sẽ cùng nhau nhảy múa.

Người Ainu ngày nay kết hôn với người Nhật Bản nên số lượng người Ainu thuần chủng đã giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, vì những tổn thương trong quá khứ mà những người Ainu dường như không dám thừa nhận gốc gác của mình để tránh sự phân biệt đối xử.

Các bạn nhỏ người Nhật tham quan, trải nghiệm văn hóa của người Ainu tại Bảo tàng Akanko Ainu Kotan
Các bạn nhỏ người Nhật tham quan, trải nghiệm văn hóa của người Ainu tại Bảo tàng Akanko Ainu Kotan

Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản ngày nay vẫn đang có những nỗ lực thiết thực nhằm mang đến sự bình đẳng cho cộng đồng dân tộc thiểu số Ainu. Điển hình là việc xây dựng khu bảo tàng về người Ainu ở Shiraoi, tỉnh Hokkaido (mở cửa đón du khách tham quan vào năm 2003) và một số công trình giới thiệu văn hóa Ainu đến với du khách quốc tế trước thềm Olympic Tokyo 2020.

Đến “Trung tâm quảng bá văn hóa Ainu”), du khách có thể ghé các bảo tàng, là nơi bảo quản đồ tạo tác, quần áo và vật dụng truyền thống… Trung tâm cũng là nơi tổ chức hội thảo về nghề thêu, chế tác nhạc cụ, biểu diễn múa và âm nhạc truyền thống Ainu.

Người Ainu (bên trái) giới thiệu về nghề thêu thủ công truyền thống tại Bảo tàng Akanko Ainu Kotan
Người Ainu (bên trái) giới thiệu về nghề thêu thủ công truyền thống tại Bảo tàng Akanko Ainu Kotan

Ngoài ra, người Ainu cũng có nhiều sự kiện quan trọng khác gắn với tự nhiên như lễ hội tảo cầu Marimo tại hồ Akan, hay lễ hội tưởng nhớ tổ tiên Shakushain ở thị trấn Shizunai…

Lễ hội Marimo bắt đầu được người Ainu tổ chức vào năm 1950 nhằm bày tỏ sự biết ơn vị thần của hồ Akan đã ban các phước lành. Họ chọn “marimo” (một loại tảo màu xanh hình cầu) từ hồ Akan, mang nó đến một túp lều rơm và để ở đây qua đêm cùng các vật tế như cá hồi, bánh gạo. Ngày hôm sau, các bô lão sẽ đặt marimo trên điện thờ để thực hiện nhiều nghi lễ. Sau cùng, họ mang marimo diễu hành qua thị trấn và đi thuyền thả nó xuống hồ Akan.

Một nghi lễ văn hóa truyền thống của người Ainu
Một nghi lễ văn hóa truyền thống của người Ainu

Mới đây, khu phức hợp mới mang tên “Không gian tượng trưng cho sự hòa hợp dân tộc” đã được xây dựng ở thị trấn Shiraoi. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, sự công nhận gần đây của cộng đồng đối với người Ainu thông qua công trình này là chưa đủ. Điều cần hơn cho người Ainu là được chính phủ xác định đầy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ theo pháp luật.

Người Maasai trên thảo nguyên Maasai Mara

Từ khóa » Dân Tộc Yamato