Người Anh Hùng Nào Sinh Năm Tân Sửu được Suy Tôn Là Bố Cái Đại ...

  • icon

    Nhà Đường

  • icon

    Nhà Tống

Câu trả lời đúng là đáp án A: Theo cuốn Lịch sử Việt Nam, nửa sau thế kỷ 8, triều đình nhà Đường ngày càng suy yếu, các thế lực phong kiến địa phương, bao gồm cả những viên đô hộ Giao Châu tìm mọi cách tăng cường quyền lực. Cao Chính Bình - tên quan đô hộ ở An Nam (tên gọi của Giao Châu dưới thời thuộc Đường) lúc đó đã ra sức bòn rút của cải của nhân dân, tự ý trưng thu thuế má rất nặng. Sự tham lam tàn bạo của bọn quan lại đô hộ khiến các hào trưởng địa phương người Việt bất bình, trăm họ không chịu nổi sự nhũng nhiễu ấy. Trước bối cảnh đó, năm 766 Phùng Hưng cùng hai người em sinh ba đã hiệu triệu nhân dân nổi lên chống lại nhà Đường. Khởi nghĩa ban đầu ở vùng Đường Lâm quê ông, sau phát triển rộng ra các miền xung quanh, nhưng chủ yếu là nhân dân ở Giao Châu tham gia, tạo dựng được thanh thế lớn mạnh. Phùng Hưng và anh em đã lấy được phủ thành Tống Bình (Hà Nội). "Nghĩa quân trấn giữ ở những nơi hiểm yếu, tích lương, nuôi quân, tự thủ chống lại nhà đường. Tên quan đô hộ Cao Chính Bình nhiều lần đem quân đi đàn áp nhưng không được. Lần lữa tháng ngày gần 20 năm, hai bên cầm cự nhau, được thua chưa quyết", sách Lịch sử Việt Nam viết. Đến năm 791, Phùng Hưng tiến quân xuống vây đánh phủ Tống Bình (lúc này gọi là La Thành). Đại Việt sử ký toàn thư có nhắc đến sự kiện này: "Mùa hạ, tháng 4, người ở Đường Lâm thuộc Giao Châu là Phùng Hưng dấy binh vây phủ. Chính Bình lo sợ mà chết... Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị". Chiếm được phủ thành Giao Châu, Phùng Hưng lên ngôi ngự trị không được bao lâu thì bị bệnh rồi mất. Theo Việt điện u linh, ông "vào phủ đô hộ coi việc được 7 năm thì mất". Sách Đại Nam nhất thống chí thì nói, ông "trị nước 11 năm, trong nước yên ổn". Sau khi Phùng Hưng mất, người dân nhiều nơi đã lập đến thờ như ở quê hương ông Đường Lâm (Hà Nội), đình Quảng Bá (Tây Hồ, Hà Nội), đình Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội), xã Gia Thanh (huyện Gia Viễn, Ninh Bình)...

Từ khóa » Suy Tôn Là Gì