Người Bệnh Máu Khó đông Nên ăn Gì? - Viện Huyết Học

Người bệnh máu khó đông ăn gì là một vấn đề cần được lưu ý trong quá trình chăm sóc và điều trị. Dưới đây là những lưu ý cần thiết để xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người bệnh Hemophillia.

THỰC PHẨM NÊN DÙNG CHO NGƯỜI BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG

Ăn uống lành mạnh và quản lý cân nặng và tập thể dục thường xuyên là điều quan trọng để bảo vệ các khớp và tăng số lượng các yếu tố đông máu bị thiếu. Vì vậy nhận thức về loại và số lượng thực phẩm được tiêu thu mỗi ngày sẽ góp phần vào việc ăn uống lành mạnh. Một số chế độ ăn được khuyến nghị ở người bệnh máu khó đông như sau:

  1. Nhóm thực phẩm chính

Tinh bột – Ngũ cốc:

Nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, bánh làm từ bột lúa mì nguyên cám, gạo lứt hoặc mỳ ống, giúp quản lý mức đường huyết ổn định, giảm cholesterol và kiểm soát cân nặng.

Chất đạm:

Người bệnh nên sử dụng đạm từ động vật vì có hàm lượng sắt dồi dào hơn đạm từ thực vật

  • Nên sử đạm từ động vật do hàm hượng sắt dồi dào hơn đạm từ thực vật. Có thể lựa chọn các loại thịt đỏ, gia cầm, gan, tôm, các… cho chế độ ăn hàng ngày.
  • Ngoài ra nếu bổ sung chất đạm từ sữa cần lưu ý sử dụng sữa ít béo, sữa tách kem, phomat ít béo hoặc các loại sữa hạt.

Chất béo: Để hạn chế thừa cân, kiểm soát chất béo là một lưu ý vô cùng quan trọng đối với người bệnh máu khó đông.

Người bệnh cần phân biệt giữa chất béo có lợi và chất béo có hại

  • Lựa chọn các phần thịt nhiều nạc, cá/thịt gia cầm nên bỏ da.
  • Sử dụng các loại chất béo tốt: Dầu oliu, dầu cải, dầu hướng dương…
  • Cách chế biến nên khuyến khích gồm: hấp, luộc, hầm, nướng không khói, áp chảo
  1. Nhóm Vitamin và khoáng chất

Canxi: Nên sử dụng các thực phẩm như: sữa và các chế phẩm từ sữa (chọn loại tách béo), đậu phụ các loại đậu, sữa chua, tôm, cua, cá…vv.

Canxi và sắt là những chất tốt cho người bệnh Hemophillia

Sắt: Nhu cầu sắt của người trưởng thành là ~18mg/người/ngày. Sắt không chỉ dồi dào trong các loại thịt động vật mà còn có nhiều các loại thực vật như: cải bó xôi, súp lơ xanh, đậu nành, đậu lăng, hạt bí hoặc Socola đen…

Vitamin C: Để lượng sắt trong thực phẩm được hấp thu tối đa, không thể thiếu sự có mặt của các nguồn giàu vitamin C từ trái cây như: ổi, kiwi, đu đủ, dâu tây, dứa, kiwi, trái cây họ cam, quýt hoặc từ rau xanh như: ớt chuông, súp lơ xanh/trắng, cải xoăn (cải Kale)…

Các loại trái cây, rau quả khác: Là nguồn cung cấp đa dạng vitamin và chất xơ tốt giúp cung cấp chất chống oxy hoá để duy trì sức khoẻ của máu và xương. Cần ăn đa dạng rau củ, trái cây giúp tăng cường miễn dịch. Từ đó, bệnh nhân sẽ ít bị các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng hoặc các tác nhân truyền nhiễm khác. Đặc biệt nên tăng cường vitamin E (các loại hạt, quả bơ, cà chua..), hành tây và tỏi đều có tác dụng giống thuốc chống đông Warfarin. Do đó, khi dùng một lượng lớn các thực phẩm này có thể làm tăng tác dụng của Warfarin.

Rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào, phong phú.

  1. Nước

Người bệnh máu khó đông cần uống đủ nước mỗi ngày.

  • Người bệnh máu khó đông cần uống đủ nước mỗi ngày. Bởi 90% thành phần của huyết tương là nước. Cơ thể liên tục sử dụng nước để sản xuất huyết tương giúp ổn định quá trình tuần hoàn. Huyết tương cũng đảm nhận vai trò làm đông máu khi cơ thể có vết thương.
  • Công thức tính lượng nước cần nạp vào/ngày (ml) = cân nặng thực tế (kg) / 0,03

Ví dụ: 56 (kg) / 0,03 = 1866ml nước

  • Lượng nước này bao gồm tổng các loại nước uống bao gồm: nước lọc, canh, sữa, nước trái cây…vv
  • Lượng nước có thể nhiều hơn khi bạn hoạt động nhiều, ra nhiều mồ hôi. Hoặc giảm đi nếu đang truyền dịch.

THỰC PHẨM CẦN HẠN CHẾ CHO NGƯỜI BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG

Thừa cân là một vấn đề đặc biệt đối với những người bệnh máu khó đông. Họ có thể bị chảy máu thường xuyên hơn vì trọng lượng dư thừa gây căng thẳng lên các khớp của họ. Do vậy cần hạn chế các nhóm thực phẩm sau:

Tránh ăn các chất béo không lành mạnh: Lượng đường dư thừa trong thực phẩm sẽ được chuyển hóa thành chất béo lưu trữ trong gan. Theo thời gian, lượng đường và chất béo tích tụ tăng cao khiến tăng cân không mong muốn. Do vậy cần lưu ý như sau:

Đồ ăn nhanh là những thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh.

  • Hạn chế sử các loại đồ ngọt, kẹo, sôcôla, bánh quy, bánh pizza, bánh ngọt.
  • Tránh sử dụng mỡ động vật, không nên ăn các sản phẩm chiên nhiều chất béo như: gà rán, thịt chiên, khoai tây chiên…vv.
  • Không nên dùng nước giải khát có chứa đường, nước trái cây có chất làm ngọt nhân tạo.

Thực phẩm giàu vitamin K :

Vitamin K có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị của người bệnh máu khó đông

  • Cần lưu ý trong thời gian sử dụng thuốc chống đông Warfarin, lượng vitamin K phải duy trì ở mức vừa phải. Người bệnh máu khó đông nên hạn chế dùng những thực phẩm như súp lơ xanh,/trắng, cải bó xôi.
  • Vitamin K rất quan trọng cho sự sản xuất các yếu tố đông máu giúp ngăn ngừa chảy máu, nhưng những thuốc chống đông máu như Warfarin phát huy tác dụng bằng cách ức chế vitamin K. Việc tăng lượng chất vitamin K vào cơ thể có thể làm đối kháng tác dụng chống đông máu của Warfarin và ngăn cản tác dụng của thuốc.

Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê là đồ uống có cồn sẽ làm tăng lượng calo nhưng có ít hoặc không có chất dinh dưỡng và nó cũng gây tổn thương phổi.

NHỮNG LƯU LÝ KHÁC CHO NGƯỜI BỆNH MÁU KHÓ ĐÔNG

  1. Tập thể dục nhẹ nhàng

Vận động nhẹ sẽ giúp giảm thiểu chảy máu trong khớp cho người bệnh.

Tập thể dục rất quan trọng đối với bệnh nhân bị hemophilia. Các vận động sẽ giúp các cơ chắc chắn hơn, khoẻ mạnh hơn để bảo vệ các khớp, giảm thiểu chảy máu trong khớp. Người bệnh không nên tập những môn có cường độ cao như bóng đá, đấm bốc. Khi tập nên có những miếng đệm lót ở những vị trí dễ xảy ra trầy xước như khuỷu tay, đầu gối.

  1. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Để tránh chảy máu chân răng người bệnh nên tránh ăn các thức ăn cứng, nên tách xương, vỏ, càng, vảy trước khi cho bệnh nhân ăn cua, tôm, cá.

Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Viện Huyết học – Truyền máu TW

Từ khóa » Dông ăn Gì