Tìm Hiểu Cua Ăn Gì Để Sống? - Cảng Hải Sản
Có thể bạn quan tâm
Thức ăn của cua biển
Cua ăn gì để sống? Cua ăn thức ăn động vật phù du là chính. Cho đến hiện nay, phần lớn các hộ nuôi cua đều sử dụng các thức ăn động vật tươi sống là chính.
Những thức ăn chủ yếu của cua là: cá vụn, còng, ba khía, đầu cá, don, dắt, trai, ốc, cá, tôm, còng, cáy v.v….
Các loại thực vật gồm: rau, củ, bèo, khoai, sắn, bã đậu cám gạo v.v..
Thức ăn tươi sống: Gồm động vật vẫn còn nguyên con, còn sống hoặc đã chết nhưng thịt còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn hôi và thịt động vật đã ướp mặn không có khả năng rửa sạch mặn. Các động vật, thịt động vật được sử dụng làm thức ăn cho cua gồm:
- Cá tươi: thường sử dụng các loài cá biển như vụn cá Sơn, cá Linh, cá Chốt chuột, cá biển vụn…Các động vật nhuyễn thể: gồm các động vật nhuyễn thể như don, dắt…
- Động vật giáp xác: chủ yếu là các loại tôm và cua rẻ tiền.
- Động vật khác: thường là tận dụng thịt của các động vật rẻ tiền không thuộc diện dùng làm thực phẩm cho người, và thịt phế liệu của các xí nghiệp chế biến thực phẩm như cá, tôm, mực…
Cách cho cua biển ăn đúng chuẩn
Vệ sinh sạch sẽ khu vực cho cua ăn
Chế độ ăn hợp lý, đúng kỹ thuật giúp cua nhanh lớn, khỏe mạnh, không gây ô nhiễm môi trường, sức đề kháng cao và ngược lại cho ăn không hợp lý sẽ làm cua chậm lớn, khả năng cảm nhiễm với mầm bệnh tăng. Chính vì vậy sàng ăn và khu vực cho ăn phải được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ, tránh bị dơ bẩn, có địch hại và mầm bệnh. Hàng ngày cần vệ sinh sàng ăn cẩn thận và khu vực cho ăn bằng cách sử dụng vôi để khử trùng.
Thời gian và số lần cho ăn
Thời gian cho ăn: ở giai đoạn cua khi còn nhỏ chúng ta cho ăn 1 lần/ngày và khi cua lớn cho ăn 2 lần/ngày và tốt nhất là cho cua ăn vào lúc mát mát của buổi sáng và chiều tối.
Số lần cho cua ăn hàng ngày có ảnh hưởng khá lớn đến hệ số chuyển hoá thức ăn, đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi, vì vậy có một việc làm rất quan trọng trong chế độ cho ăn là xác định được số lần cho ăn trong một ngày. Ít nhất phải cho cua ăn 2 lần/ngày.
Xem thêm: https://canghaisan.com/tim-hieu-cau-tao-chi-tiet-tom-hum/
Vị trí cho cua ăn
Nơi cho cua ăn phải đặc biệt thoáng mát, xa đường đi lại và người làm việc đông đúc.
Nên có sàn ăn. Để sàn ăn chìm bên dưới mặt nước. Thông qua sàn ăn có thể theo dõi được cua có ăn hết thức ăn hay không để điều chỉnh mức ăn tăng hay giảm.
Đảm bảo chất lượng và số lượng cho ăn
Chất lượng thức ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng thức ăn, tốc độ lớn và sức khỏe của cua. Vì vậy khi nuôi phải sử dụng thức ăn phải đảm bảo chất lượng, thích hợp với cua, cụ thể:
Thức ăn tươi sống: còn sống hoặc đã chết nhưng thịt phải còn tươi. Không dùng thịt động vật đã bị ươn hôi và thịt động vật đã ướp mặn và không có khả năng rửa sạch mặn.
Thao tác cho ăn
Thức ăn phải được rải đều quanh ao để cua khỏi tranh nhau. Có thể dùng sàng ăn để kiểm tra sức ăn của cua. Sau 2-3 giờ cho ăn kiểm tra sàng ăn, nếu cua đã ăn hết thức ăn trong sàng có thể tăng lượng thức ăn, nếu thức ăn vẫn còn thì giảm lượng thức ăn.
Rải thức ăn vào trong sàn ăn, chỗ đã xác định trước.
Thao tác cho ăn phải thật nhẹ nhàng tránh để cua hoảng sợ sẽ kém ăn hoặc bỏ ăn.
Nên cho ăn từ từ, đảm bảo sử dụng hết được thức ăn.
Quan sát được mức độ sử dụng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Đối với thức ăn tươi sống:
- Rửa sạch thức ăn trước khi cho cua ăn.
- Nên cho ăn nhiều loại thức ăn động vật để bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau. Không nên chỉ cho ăn một thức ăn duy nhất vì chất dinh dưỡng sẽ không đầy đủ.
Kiểm tra sức ăn của cua
Quản lý thức ăn là một khâu quan trọng để nuôi cua thành công. Mục tiêu của nghề nuôi cua là phải bền vững và khả năng lợi nhuận cao nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nghĩ đến việc cho ăn để đạt được sản lượng tối đa. Chẳng hạn, nếu không trao đổi được nước cho ao nuôi thì có thể giảm khẩu phần ăn trong một khoảng thời gian nào đó. Có khi chúng ta cũng nên giảm lượng thức ăn để lưu giữ cua chờ tới khi giá cả cao hơn. Ở những mô hình nuôi năng suất thấp, người nuôi thường hạn chế cho ăn để giảm giá thành và tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên trong ao.
Chi phí thức ăn trong nuôi cua thương phẩm chiếm 50 – 60% tổng chi phí. Vì vậy nếu không sử dụng đúng cách thì phần lớn thức ăn cho vào ao nuôi chỉ sử dụng một phần, phần còn lại sẽ tích tụ dưới phần đáy ao, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nền đáy ao và một loạt các tác nhân gây bất ổn cho cua sẽ xuất phát từ đây.
Lời kết
Cua ăn gì để sống? Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã có được câu trả lời cho mình rồi đúng không nào. Hy vọng những thông tin của bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong cuộc sống.
Xem thêm: https://canghaisan.com/kham-pha-an-cua-bien-co-tot-cho-suc-khoe-khong/
Từ khóa » Dông ăn Gì
-
Con Dông, Kỳ Nhông Cát Và Sự Thật Ghê Rợn ít Ai Biết
-
Con Dông Cát ăn Gì? Bí Quyết Nuôi Dông Cát đơn Giản Tại Nhà
-
Thức Ăn Của Dông - 2lua
-
Cách Làm Chuồng Nuôi Dông? Loại Thức ăn? - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Kỹ Thuật Nuôi Dông - - - Trang Chủ
-
Ninh Thuận: Mô Hình Nuôi Dông Cát Thu Nhập Gấp 3 Lần Nuôi Bò
-
Kỹ Thuật Nuôi Cua đồng Trong Ao Và Trong Ruộng | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Hướng Dẫn Nuôi Cua đồng Không Khó
-
Con Dông Cát, đặc Sản Trứ Danh Vùng đất Bình Thuận
-
Kỳ Nhông ăn Gì? Có Giá Bao Nhiêu, Cách Nuôi - IAS Links
-
Dế ăn Gì Trong Tự Nhiên?
-
Chuẩn Bị Thức ăn Và Cho Cua Biển ăn Hợp Lý
-
Người Bệnh Máu Khó đông Nên ăn Gì? - Viện Huyết Học