Người đẹp Nào đã Khiến Cơ đồ Nhà Trịnh Sụp đổ? - Dân Việt

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Đông Tây - Kim Cổ
  • Võ thuật
  • Danh nhân lịch sử
  • Hồ sơ mật
  • Bí ẩn khoa học
  • Bí mật quân sự
  • Thâm Cung Bí Sử
Thâm cung bí sử Người đẹp nào đã khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ?

Người đẹp nào đã khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ?

Thứ năm, ngày 25/05/2017 11:30 AM (GMT+7) Phe kiêu binh diệt Cán, phù Tông lên ngôi Chúa đã cậy công làm náo loạn kinh thành. Cơ đồ vững chắc nhà Trịnh vì thế mà tiêu tan. Bình luận 0 Dân Việt trên
  • "Thần tiễn" Hoàng Trung và bi kịch chết vì mũi tên của địch

  • Hoàng đế Chu Nguyên Chương "tắm máu" hàng trăm công thần

  • 5 bí ẩn kinh ngạc về vụ khủng bố ngày 11.9

  • Điêu Thuyền - “Nữ tướng” mạnh nhất thời Tam Quốc (phần 2)

Đặng Thị Huệ- một phi tần của chúa Trịnh Sâm, bà là một giai nhân bậc nhất của phủ chúa và cũng rất được chúa Trịnh Sâm sủng ái.

Bà sinh ra trong một gia đình thường dân nghèo khổ ở làng Trà Hương, huyện Phù Đổng, trấn Kinh Bắc, nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Bà được biết đến là một người đã gây ra nhiều tai ách trong phủ chúa Trịnh và triều đình Hậu Lê, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình chính trị - xã hội ở Đàng Ngoài.

Khi vào phủ chúa, Đặng Thị Huệ chỉ là một nữ tỳ. Một hôm, Tiệp dư Trần Thị Vịnh sai bà bưng một khay hoa đến trước nơi chúaTrịnh Sâm ngồi. Trịnh Sâm nhìn thấy bà rất bằng lòng, bèn ân ái với bà. Từ đó bà ngày càng được Trịnh Sâm yêu quý, phong làm chính cung của mình, gọi là Tuyên Phi.

Năm Đinh Dậu (1777), Đặng Thị Huệ lại sinh hạ một người con trai, tên là Trịnh Cán (1777-1782), nên càng được chúa sủng ái, lập làm Tuyên Phi.

img

Lê Vân trong vai Đặng Thị Huệ.

Biết chúa rất sủng ái mình, Đặng Thị Huệ ngày đêm mưu tính việc giành lấy ngôi vị Thế tử cho con trai.

Đặng Thị Huệ có người em là Đặng Lân nhờ cậy thế chị làm nhiều điều bại hoại trong kinh thành. Trong cuốn Tang thương ngẫu lục thì Nguyễn Án có chép: “Quận mã Đặng Lân là em bà Đặng Tuyên phi của chúa Tĩnh Vương (Trịnh Sâm), thường hay ngông càn phạm phép. Y cưỡng gian một người đàn bà không được bèn cắt vú người ta. Người chồng kiện đến quan, y bị bắt giam ở ngục Ngự sử đài rồi vì có Phi xin cho mà được tha. Tĩnh vương đem nàng Quận chúa thứ hai gả cho Lân, các đồ trang liêm và của hồi môn, so với các triều trước nhiều gấp mười lần.

Phủ đệ dựng ở phía Tây nam kinh thành Thăng Long, đồ ăn thức dùng đàng hoàng như một vị vương giả. Lân càng làm nhiều sự càn rỡ, nuôi trong nhà hơn trăm gia đồng, thường cho đội mũ đeo gươm, ra ngoài chợ phố đi nhung nhăng, uống rượu say đánh người bị thương, quan Kinh doãn không kiềm chế nổi. Mỗi khi Lân đi ra, đem theo đến hàng mấy chục con chó săn, con nào cũng đeo nhạc vàng, khoác áo thêu, hét trước hò sau, lấp cả đường lối. Một lần nhân cơn tức giận, Lân giết chết nội giám là Sử thọ hầu, rồi cắm thanh gươm ở trước cửa để không ai dám vào bắt”.

Lân giết chết nội giám là Sử thọ hầu là do bị Sử thọ hầu không cho vào động phòng với con gái của Tĩnh vương do chưa đủ tuổi. Lân phạm tội tày đình với con gái yêu của Trịnh Sâm, ấy vậy mà Chúa vẫn tha không bắt tội là bởi vì Trịnh Sâm quá si mê Tuyên Phi. Cũng vì bị Tuyên Phi ngày đêm than khóc mà Trịnh Sâm vốn là một người con chí hiếu đã cãi mẹ để làm chuyện phế trưởng lập thứ.

Trịnh Sâm sau đó đã phế bỏ ngôi thế tử của Trịnh Tông đã trưởng thành để lập con của Tuyên Phi là Trịnh Cán mới 4 tuổi lên làm thế tử. Chính vì thế mới tạo ra mầm mống bất ổn giữa phe Trịnh Tông và Trịnh Cán. Sau này, phe kiêu binh đất thang mộc diệt Cán, phù Tông lên ngôi Chúa nhưng lại cậy công làm náo loạn kinh thành. Cơ đồ vững chắc nhà Trịnh vì thế mà tiêu tan.

Số phận của Đặng Thị Huệ sau đó cũng đúng với chữ hồng nhan bạc phận. Sau chính biến năm Nhâm Dân (1782), tức chỉ 1 tháng sau khi Trịnh Sâm mất, kiêu binh nổi loạn đưa Trịnh Tông lên ngôi. Trịnh Cán bị giáng xuống làm Cung quốc công, rồi hơn tháng sau thì bị bệnh qua đời.

Quãng đời cuối của Đặng Thị Huệ không còn gì sau cuộc tranh giành quyền lực. Khi chúa nhỏ bị phế bỏ, Tuyên phi đã bị bắt để hài tội. Sau một thời gian giam giữ ngặt, Thị Huệ được cho làm cung tần nội thị, vào Thanh Hóa hầu hạ lăng tẩm chúa Trịnh Sâm. Ở đây, bà ngày đêm gào khóc xin được chết theo chồng. Đến ngày giỗ của chúa Trịnh Sâm, Tuyên phi uống thuộc độc mà chết, được táng cách Vọng lăng (lăng Trịnh Sâm) một dặm.

Tin cùng chủ đề: Thâm cung bí sử
  • Công chúa được Khang Hy sủng ái tận trời, cuối cùng bị gả cho kẻ thù truyền kiếp
  • Thái hậu xinh đẹp như tiên, quyền lực che trời, cuối cùng chết thảm vì đam mê thác loạn
  • Mỹ nhân Hàm Hương có cơ thể ngát thơm, tại sao Càn Long sủng ái một đêm rồi không động đến nữa?
  • Được mệnh danh "Thành Cát Tư Hãn phiên bản nữ" mỹ nhân này gây điên đảo cả vương triều
Xem toàn bộ ›› Hải Hồng (Khoevadep) Từ khóa:
  • Đặng Thị Huệ
  • Người đẹp khiến cơ đồ nhà Trịnh sụp đổ
  • người đẹp
  • Trịnh Sâm
  • Trịnh Cán
  • nhà Trịnh
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Thủy chiến đầm Thị Nại giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn: Vượt qua trận Xích Bích

    Thủy chiến đầm Thị Nại giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn: Vượt qua trận Xích Bích

  • Chợ nào có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam?

    Chợ nào có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam?

  • Loạt họ hiếm ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc: Mỏi mắt mới thấy 1 người!

    Loạt họ hiếm ở Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc: Mỏi mắt mới thấy 1 người!

  • Tỉnh nào ở Việt Nam có nghĩa kho chứa vàng bạc của vua?

    Tỉnh nào ở Việt Nam có nghĩa kho chứa vàng bạc của vua?

  • Những ngôi trường cổ xưa nhất Hà Nội, thuở sơ khai trông thế nào?

    Những ngôi trường cổ xưa nhất Hà Nội, thuở sơ khai trông thế nào?

  • Người thầy đáng kính nào đã định hình nên vị vua Tự Đức tài năng và đức độ?

    Người thầy đáng kính nào đã định hình nên vị vua Tự Đức tài năng và đức độ?

Tin nổi bật
  • Con phố có nhiều tên nhất Hà Nội: Người dân Thủ đô gốc 3 đời chưa chắc biết

    Con phố có nhiều tên nhất Hà Nội: Người dân Thủ đô gốc 3 đời chưa chắc biết

  • Vụ ngoại tình chấn động sử Việt: Thân thế cả "nam chính" và "nữ chính" đều gây choáng

  • Vũ Huy Trác - Vị đại khoa tài năng được truyền tụng là con vua Thủy Tề

  • 3 trận thủy chiến “kinh điển" trên sông Bạch Đằng: Ghi dấu tài trí của người Việt

Xem thêm

Từ khóa » Trịnh Cán Là Ai