Người đọc Sẽ Cầm Trên Tay Tờ Báo Có Mình Trong ấy - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
- Podcast
- YouTube
- Cần biết
- Rao vặt
- Cài đặt tài khoản
- Tin đã lưu
- Bình luận của bạn
- Lịch sử giao dịch
- Dành cho bạn
- Vào Tuổi Trẻ Sao
- Thoát Tuổi Trẻ Sao
- Đăng xuất
- Video
- Thời sự
- Thế giới
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Công nghệ
- Xe
- Du lịch
- Nhịp sống trẻ
- Văn hóa
- Giải trí
- Thể thao
- Giáo dục
- Nhà đất
- Sức khỏe
- Giả thật
- Bạn đọc
TTO - Năm nay là dịp 21-6 đặc biệt mà Hội Nhà báo TP.HCM không thể tổ chức lễ trao giải báo chí, tôn vinh nghề nghiệp, hội tụ đồng nghiệp.
Bạn đọc đón nhận báo Tuổi Trẻ mỗi ngày - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Thay vào đó, suốt mấy ngày liền, chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM Trần Trọng Dũng "chạy sô" lần lượt từ trụ sở báo này sang đài kia để trao giải báo chí.
Ông Dũng cười: "Chắc sẽ không có ngày 21-6 như thế này nữa đâu. Năm ngoái, 21-6 may mắn đến vào lúc dịch đã lắng, chúng tôi vẫn tổ chức được lễ trao giải trang trọng tại Nhà hát TP...".
Tôi tin rằng những tờ báo bám sát được đời sống người dân, nói lên được tiếng nói, bảo vệ được quyền lợi người dân sẽ còn tồn tại.
Ông Trần Trọng Dũng (chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM)
* Giải báo chí lần này, toàn bộ các tác phẩm dự thi đều được thực hiện trong những đợt dịch. Ông có nhận xét gì về báo chí nói chung trong dịp 21-6 rất đặc biệt này?
- Mấy năm gần đây, báo chí - nhất là báo in truyền thống - đã gặp rất nhiều khó khăn từ sự phát triển công nghệ, mạng xã hội, tâm lý thói quen người đọc trẻ.
Và hai năm nay thì đại dịch COVID như chồng thêm một quả núi vào núi khó khăn ấy: tác nghiệp khó, phát hành khó, quảng cáo - truyền thông khó, tài chính lại càng khó.
Thế nhưng số lượng tác phẩm báo chí gửi đến dự thi năm nay lại đạt kỷ lục, nhiều hơn cả năm ngoái. Chất lượng các bài đa số tốt, đồng đều, chấm điểm chỉ chênh nhau chút ít.
Xin nói thêm là ban giám khảo năm nay cũng là một đột phá: tất cả các ủy viên ban chấp hành, tức các tổng biên tập các báo, đều tham gia sơ khảo, chung khảo, ngoài ra còn có cả ba trưởng ban tuyên giáo các thời kỳ. Vì vậy, sự đánh giá là rất đáng tin tưởng.
Tỉ lệ đề tài liên quan đến dịch COVID chiếm nhiều nhất, tới 30%.
Ông Trần Trọng Dũng - chủ tịch Hội Nhà báo TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG
* Và COVID-19 tuy đã ảnh hưởng đến tất cả mọi lĩnh vực, vẫn không phải là đã hết những khó khăn mà báo chí gặp phải...
- Năm vừa rồi, báo chí cũng còn phải đương đầu với một bước ngoặt lớn là quy hoạch báo chí. Nhiều báo chuyển cơ quan chủ quản, nhiều báo phải tái cơ cấu bộ máy, thay đổi hình thức thành tạp chí.
May mắn, cho đến bây giờ chúng tôi đạt được sự đồng thuận lớn giữa chủ trương và các báo, giữa lãnh đạo và các tổng biên tập. Chúng tôi đã thống nhất: dù quy hoạch thế nào, báo chí vẫn sẽ tồn tại và phát triển.
* Tuy nhiên, khó khăn đến từ khách quan thì khó đối phó hơn...
- Đúng thế. Xu hướng suy giảm báo in chạy nhanh hơn sự phát triển của báo điện tử, bình thường đã thế, trong sự ngăn trở của đại dịch lại càng bộc lộ rõ khiến báo chí càng khó khăn hơn.
Doanh nghiệp gặp khó, khoản cắt giảm đầu tiên có khi là chi phí truyền thông khiến nguồn thu của báo càng bế tắc. Giải quyết vấn đề này không dễ.
Năm ngoái, hội chúng tôi và nhiều cơ quan báo chí đã họp bàn để có thể thành lập một liên minh bản quyền, tìm giải pháp công nghệ để tiến tới thu tiền đọc báo điện tử. Có thể TP.HCM sẽ thực hiện thí điểm mô hình này.
Và để thu tiền được của người đọc, yêu cầu về độ độc quyền, trung thực, nhanh nhạy của tin tức, độ sâu sắc, bao quát, kiến giải của bài viết với người làm báo lại càng cao hơn rất nhiều. Những đòi hỏi với nhà báo quả là không bao giờ ngừng nghỉ.
* Nói như vậy, ông nghĩ thế nào về tương lai của báo in?
- Tôi là người đọc báo in mỗi ngày, và tôi cho rằng báo in vẫn có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, nhất là bạn đọc Việt Nam, bạn đọc miền Nam, Sài Gòn với truyền thống đọc báo, làm báo, phát triển báo chí. Đứng về mặt tiếp nhận thông tin, đọc trên báo in hẳn dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn lướt trên mạng.
Là người làm báo gần 20 năm, tôi tin rằng những tờ báo bám sát được đời sống người dân, nói lên được tiếng nói của người dân, kêu lên được tiếng lòng của người dân, bảo vệ được quyền lợi người dân, báo ấy sẽ còn tồn tại.
Và quan sát trên mặt báo thì dư địa trong những mảng đề tài này còn rất lớn để khai thác, còn rất nhiều vấn đề đang chờ sự dấn thân của phóng viên. Khi người dân thấy mình ở trong tờ báo, nhất định báo ấy sẽ được nằm trên tay bạn đọc.
Bạn đọc không còn đọc báo một chiềuTTO - Mỗi năm, ngày 21-6 luôn là ngày người dân bày tỏ tình cảm, sự quý trọng đối với nghề báo. Cùng với đó còn là sự trăn trở với những mong chờ báo chí đổi thay trong một tương lai gần. Dưới đây là ba điều mà một bạn đọc như tôi trăn trở.
PHẠM VŨ thực hiệnBÌNH LUẬN HAY
Tin liên quan
Tôi muốn trả lời các nhà báo
'Tự kiểm' của một nhà báo nhân ngày 21-6: Viết, từ ghế người đọc
Bạn đọc không còn đọc báo một chiều
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0 Bài viết hay? Tặng sao cho Tuổi Trẻ Chia sẻTặng sao
Chuyển sao tặng cho thành viên
- x1
- x5
- x10
Hoặc nhập số sao
Bạn đang có: 0 sao
Tặng sao Tặng sao Tặng saoTặng sao thành công
Bạn đã tặng 0 Cho tác giả
Hoàn thànhTặng sao không thành công
Đã có lỗi xảy ra, mời bạn quay lại bài viết và thực hiện lại thao tác
Quay lại bài viết Bình luận (0)Tối đa: 1500 ký tự
Gửi bình luận Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên Xem thêm Xem tất cả bình luận (0) Chủ đề: ngày báo chí ngày nhà báo nhà báo người đọc Ông Trần Trọng DũngTin cùng chuyên mục
Ngày đầu tăng mức phạt giao thông, tài xế vượt đèn đỏ nói 'không dám tái phạm'
Bạn đọc dự đoán thế nào về trận chung kết Việt Nam - Thái Lan và tiền đạo Xuân Son?
Tặng 4.400 công nhân mỗi người một tivi, cách thưởng Tết đầy sáng tạo của doanh nghiệp
Mời bạn đọc đón chờ Tuổi Trẻ Xuân Ất Tỵ 2025
Nút giao An Phú đông nghịt chiều cuối năm, đường dẫn cao tốc ùn 4km
Từ khóa » Tờ Báo Của Ai
-
Thanh Niên (báo) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Danh Sách Báo Chí Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bác Hồ - Người Sáng Lập Những Tờ Báo Cách Mạng Việt Nam
-
Bác Hồ Làm Báo Trên đất Pháp
-
Những Tờ Báo Và Nhà Báo đầu Tiên Của Việt Nam
-
Thấy Gì Qua Bảng Xếp Hạng 50 Tờ Báo, Trang điện Tử Nhiều Người ...
-
Gia Định Báo, Tờ Báo Tiếng Việt đầu Tiên ở Nước Ta Do Ai Khởi Xướng?
-
Nguyễn Ái Quốc Với Tờ Báo Cách Mạng đầu Tiên Le Paria
-
Làm Báo Thông Minh Thời AI
-
Những Tờ Báo "độc", Lạ Trên Thế Giới - Công An Nhân Dân
-
Báo Le Paria: Lan Tỏa Tinh Thần Làm Báo Cách Mạng Của Nguyễn Ái ...
-
Dân Chúng - Tờ Báo Của Người Lao động - PLO
-
Người Lưu Giữ Gần 500 Tờ Báo Có Tuổi đời Gần Cả Thế Kỷ - PLO
-
Nhà Báo Và Tờ Báo Tiếng Việt đầu Tiên ở Việt Nam - Tạp Chí Kiểm Sát
-
Điều Kiện để Trở Thành Tổng Biên Tập Của Một Tờ Báo Là Gì?
-
Cội Nguồn Báo Chí Cách Mạng Việt Nam
-
Người Thầy Vĩ đại Của Những Người Làm Báo Cách Mạng Việt Nam
-
Báo In Thay đổi Trong Kỷ Nguyên 4.0