Người Gàn Dở Có Phải Là Bệnh Lý? - Báo Tuổi Trẻ
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Thực chất, họ là những người có rối nhiễu ám ảnh và có hành vi xung năng (không thể kiềm chế): chứng bệnh này là một phần trong bệnh lý về lo hãi.
Trong số những rối nhiễu ám ảnh và hành vi có tính xung năng thường gặp nhất - thường bị cho là gàn dở - phải kể đến:
- Luôn sợ bị nhiễm vi khuẩn hay sợ bẩn, dẫn đến việc phải thường xuyên rửa tay hàng chục lần mỗi ngày; không dám bắt tay ai, luôn lau chùi bàn làm việc hay nơi ở ở của mình.
- Luôn nghi ngờ việc mình vừa làm xong, ví dụ vừa khóa cửa để ra ngoài, chưa được mấy bước đã quay lại để kiểm tra. Có khi phải kiểm tra đến chục lần một công việc rất đơn giản.
- Luôn có những ý nghĩ bạo lực hay liên quan đến hành vi tình dục với người thân và sợ những hành vi đó xảy ra nên phải có những động tác để gạt bỏ những ý nghĩ đó đi. Ví dụ có người hay nghĩ đến một chuyện gì đó đáng hổ thẹn trong quá khứ thì hay bật ra một câu chửi thề (không kiềm chế được).
- Ám ảnh về sự ngăn nắp, sự cân đối nên suốt ngày dọn dẹp, xếp đặt lại mọi thứ trong nhà.
Những động tác mà người bệnh thực hành không đem lại cho họ sự thích thú nào nhưng họ bắt buộc phải làm và đó là cách duy nhất để có được khoảnh khắc thư giãn, không bị ám ảnh. Nói chung người bệnh cũng hiểu rằng những ý nghĩ ám ảnh và những hành vi của họ để chống lại là vô nghĩa nhưng không thể kiềm chế được.
Khi nào coi là bệnh lý? Có biểu hiện ám ảnh hay có hành vi xung năng chưa đủ để kết luận là bị rối nhiễu ám ảnh và có hành vi xung năng bởi vì ai cũng có thể có những ý nghĩ ám ảnh và những thói quen hay tật xấu. Để xác nhận rối nhiễu, hành vi của đương sự phải gây ra sự đau khổ, sự thất vọng và thường kéo dài quá 1 giờ mỗi ngày, có ảnh hưởng đến công việc của đương sự và thường đến cả những người xung quanh.
Hơn nữa, những rối nhiễu ám ảnh đôi khi kèm với trạng thái trầm cảm, rối loạn về ăn uống (chán ăn hay ăn quá nhiều) và những biểu hiện lo hãi khác đã khiến cho người có rối nhiễu phải đi tìm sự giải khuây trong rượu và ma túy.
Một vài hỏi đáp về rối nhiễu ám ảnh và hành vi xung năng
Tần suất trong dân số là bao nhiêu? Ở nước ta hình như chưa có dữ liệu nào, có lẽ vì chưa được quan tâm đúng mức nhưng ở Pháp ước tính có đến 2-3% dân số (trong đó 3,6% là tuổi vị thành niên) tức hơn 1 triệu người, ấy là mới chỉ nói đến con số đã được chẩn đoán.
Thường xảy ra ở tuổi nào? Khoảng 65% bắt đầu từ tuổi 25 và 15% sau tuổi 35. Cũng có thể xảy ra ngay từ khi ở tuổi vị thành niên (50% trước tuổi 18).
Nguyên nhân của rối nhiễu? Còn chưa rõ; nam nữ đều có thể bị với tỷ lệ gần như ngang nhau. Người ta cho rằng cứ 50 người thì có 1 người đã hay sẽ có lúc bị rối nhiễu ám ảnh ở một thời điểm nào đó trong đời; rối nhiễu đó thường khởi đầu ở tuổi vị thành niên hay bắt đầu tuổi trưởng thành và có xu hướng xảy ra trong gia đình.
Rất đáng ngờ là có những yếu tố gia đình và gien học vì có một số lớn hình thái gần giống như rối nhiễu ám ảnh và hành vi xung năng và những rối nhiễu lo hãi ở cha mẹ người bệnh. Cũng có sự di truyền gien học phức tạp vì nhiều gien có thể là nguyên nhân sinh bệnh; đã phân lập được một gien có tên là COMT (cathechol-O-methyl transferase).
Những yếu tố không thuộc gien học (môi trường, hormon, nhiễm khuẩn, chấn thương) cũng cần thiết để làm cho tổn thương về gien học bộc lộ (hay biến đổi). Về phương diện thần kinh học: từ hơn một thập niên gần đây đã phát hiện ra nhiều khía cạnh thần kinh như có rối loạn chức năng của hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, dopamin, vasopressin...). Rối loạn não khu vực: hệ thống liên lạc với vỏ não trước trán, hệ limbic và các hạch ở nền não. Nhiễm khuẩn: đang có nhiều nghiên cứu về những rối loạn tâm thần ở trẻ em có biểu hiện rối nhiễu ám ảnh và hành vi xung năng sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Những yếu tố tâm lý và stress cũng có thể làm cho các triệu chứng nặng thêm.
Rối nhiễu kéo dài bao lâu? Diễn biến của rối nhiễu cũng rất khác nhau, trong một vài trường hợp, các triệu chứng không quan trọng hay giảm dần theo thời gian và có thể chung sống suốt đời; một số trường hợp khác lại có những đợt tiến triển xen kẽ với thời gian bình thường. Cuối cùng là những trường hợp tiến triển nặng lên và cần điều trị. Ngay cả với những thể mạn tính cũng thường có những đợt thăng giảm; nặng lên trong giai đoạn stress và ở phụ nữ trong giai đoạn có kinh, đôi khi thuyên giảm kéo dài nếu thay đổi lối sống.
Rối nhiễu có gây trở ngại cho đời sống? Những trở ngại có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, đôi khi làm cho người bệnh phải nhập viện điều trị và không thể có công việc ổn định nhưng nhiều người khác vẫn làm việc việc và sống bình thường. Tuy nhiên những tổn thất về kinh tế và cảm xúc của người bệnh, của gia đình và xã hội không phải không đáng kể.
Hiện có những phương pháp điều trị nào? Gần đây có những tiến bộ về điều trị góp phần giảm nhẹ các triệu chứng. Phối hợp dùng thuốc với các liệu pháp về hành vi và nhận thức là cách tiếp cận thường được chỉ định nhất. Về thuốc, clomipradine dần dần thay thế các thuốc tăng cường serotonin. Trong số những thuốc này, fluoxetine, paroxetine và sertraline có tín nhiệm nhất. Ngoài ra cũng còn đang nghiên dùng citalopram và fluoxamin.
Cần biết rằng các thuốc này không có hiệu quả với tất cả mọi bệnh nhân và trong những trường hợp kháng thuốc thì phải phối hợp với các liệu pháp khác. Hơn nữa thuốc cũng còn có những tác dụng phụ và phải dùng dài hạn mới có hiệu quả, do đó cần có thầy thuốc thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi.
Từ khóa » Dở Chứng Có Nghĩa Là Gì
-
Giở Chứng - Wiktionary Tiếng Việt
-
Từ điển Tiếng Việt "dở Chứng" - Là Gì? - Vtudien
-
'giở Chứng' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
'dở Chứng' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Từ Dở Chứng - Từ điển Việt - Tra Từ
-
Dở Chứng Là Gì, Nghĩa Của Từ Dở Chứng | Từ điển Việt - Việt
-
Dở Chứng Nghĩa Là Gì? Hãy Thêm ý Nghĩa Riêng Của Bạn Trong Tiếng Anh
-
Khi Đàn Bà “ Dở Chứng Hay Giở Chứng ”, Từ Điển Tiếng Việt Giở ...
-
Cho Mình Hỏi Là, Giở Chứng Hay Dở Chứng Nhỉ? - ASKfm
-
Dở Chứng,Trở Chứng Nghĩa Là Gì?
-
Từ Điển - Từ Giở Chứng Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Khi đàn Bà “Dở Chứng”. Tôi định... - Take The 1st Red Pill. | Facebook
-
"Từ điển Chính Tả" Sai Chính Tả ! - Báo Người Lao động
-
Dở Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt