Người Già Có Nên Uống Kẽm Không? Uống Như Thế Nào Tốt? - Nutricare
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Người già có nên uống kẽm không là thắc mắc của không ít người. Theo các chuyên gia người già nên bổ sung kẽm để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý tuổi già. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về những lợi ích mà kẽm mang lại cho sức khỏe, liều lượng và cách bổ sung sao cho đúng.
1. Người già có nên uống kẽm?
Trả lời cho câu hỏi “Người già có nên uống kẽm không?” thì người già CÓ nên uống kẽm để bổ sung dự phòng hoặc bổ sung trong trường hợp thiếu kẽm ở người già. Sở dĩ, người già nên bổ sung kẽm là do những nguyên nhân sau:
Tăng cường hệ miễn dịch cho người già: Kẽm là khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, tham gia vào thành phần cấu trúc và chức năng của số lượng lớn đại phân tử. Ngoài ra, kẽm còn hoạt hóa hơn 300 enzym khác nhau và tác động lên quá trình tổng hợp, phân giải protein và acid nucleic. Qua đó, kẽm giúp người già củng cố hệ miễn dịch đang dần suy yếu do tuổi tác, giúp xương chắc khỏe, cải thiện trí não và phòng các bệnh về mắt…
Người già là đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao do khả năng hấp thụ giảm. Người già thiếu hụt kẽm có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Tổn thương ADN.
- Gia tăng phản ứng viêm trong cơ thể.
- Chậm lành các tổn thương.
- Phát ban da có vảy, đặc biệt là da ở vùng tay, xung quanh miệng, bẹn…
- Suy giảm hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Rụng tóc, tiêu chảy, biếng ăn, hội chứng kém hấp thu…
Mặc dù, kẽm đóng vai trò hết sức quan trọng nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp và dự trữ được. Vì vậy, người già cần bổ sung kẽm thường xuyên qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc viên uống bổ sung.
Tuy nhiên, lượng kẽm bổ sung qua chế độ ăn hàng ngày có thể bị hao hụt do quá trình chế biến; cộng với khả năng hấp thu, tiêu hóa ở người già bị suy giảm nên rất khó để bổ sung đủ lượng kẽm được khuyến nghị qua chế độ ăn uống mỗi ngày. Chính vì vậy, một giải pháp tiện lợi giúp bổ sung đủ lượng kẽm cần thiết đó là sử dụng viên uống bổ sung kẽm.
Có thể bạn quan tâm:
Người già có nên uống omega 3? |
2. Tác dụng của kẽm đối với sức khỏe người già
Khẳng định việc người già có nên uống kẽm không thì kẽm mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe người già, có thể kể đến là:
2.1. Củng cố hệ miễn dịch
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó có tác dụng kích thích đại thực bào, tăng sinh tế bào lympho T… giúp chống lại các yếu tố gây hại xâm nhập vào cơ thể. Điều này dễ dàng lý giải vì sao thiếu kẽm sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và làm chậm lành vết thương.
2.2. Giúp xương chắc khỏe
Xương chứa khoảng 30% tổng lượng kẽm trong toàn bộ cơ thể. Thêm vào đó, kẽm còn tham gia vào quá tình tái tạo collagen ở sụn khớp nên có tác dụng tăng cường sức khỏe xương và hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp ở người già như loãng xương, viêm khớp dạng thấp…
2.3. Hấp thu và chuyển hoá chất
Việc bổ sung kẽm sẽ làm tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa nhiều hoạt chất quan trọng trong cơ thể như đồng, mangan, magie… Đặc biệt là khi khả năng hấp thu và chuyển hóa ở người già bị suy giảm đáng kể.
2.4. Phòng các bệnh về mắt
Nghiên cứu cho thấy việc bổ sung các chất chống oxy hóa như kẽm sẽ góp phần ngăn cản quá trình thoái hóa điểm vàng – căn bệnh thường gặp ở người già. Ngoài ra, kẽm còn tham gia vào quá trình vận chuyển vitamin A đến võng mạc, nhờ đó giúp phòng ngừa các bệnh về mắt.
2.5. Cải thiện trí não, hệ thần kinh
Kẽm chứa một lượng không nhỏ ở vỏ não, vùng Hồ Hải mã, bó sợi rêu… Do đó, bổ sung đủ kẽm giúp phòng ngừa các dấu hiệu tuổi già như đãng trí, lú lẫn, thiếu máu não…
Những tác dụng trên đã khẳng định thêm một lần nữa về việc người già CÓ nên uống kẽm. Vậy liều lượng và cách uống như thế nào thì các bạn hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Người già uống mật ong có tốt không? |
3. Liều lượng kẽm cho người già
Mỗi ngày, bạn cần bổ sung 11mg kẽm đối với nam và 8mg kẽm đối với nữ. Theo hướng dẫn của Bộ y tế, ngưỡng kẽm được bổ sung tối đa mỗi ngày là 40mg.
Nếu bổ sung hơn 40 mg/ngày, trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng quá liều kẽm với những biểu hiện đặc trưng như ớn lạnh, buồn nôn, sốt, ho, nôn, khó thở, thiếu máu nội bào do giảm hấp thu đồng, rối loạn tiêu hóa…
Khi có những biểu hiện kể trên, việc đầu tiên bạn cần làm là ngừng bổ sung kẽm. Nếu các biểu hiện ở mức độ nhẹ, bạn có thể uống 1 cốc sữa tươi. Các khoáng chất như phospho, canxi có trong sữa sẽ tạo phức chelat với kẽm dư thừa trong cơ thể, từ đó ngăn cản quá trình hấp thu kẽm.
Ngược lại, khi biểu hiện quá liều ở mức độ nghiêm trọng, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý và điều trị kịp thời, ngăn ngừa xảy ra các biến chứng không mong muốn.
Có thể bạn quan tâm:
Người già uống nước dừa có tốt không? |
4. Cách uống kẽm đúng cho người già
Trong quá trình bổ sung kẽm, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh kết hợp cùng các thuốc: Kháng sinh đặc biệt là kháng sinh tetracyclin và ciprofloxacin, các khoáng chất như sắt, đồng, canxi sẽ ức chế cạnh tranh và làm giảm khả năng hấp thu kẽm. Do đó, bạn cần tránh sử dụng đồng thời kẽm với kháng sinh và các khoáng chất trên. Thay vào đó, bạn nên sử dụng cách nhau tối thiểu 2 – 3 tiếng.
- Nên kết hợp: Bạn nên sử dụng kết hợp kẽm với vitamin C, B6, A và phospho để tăng cường khả năng hấp thu kẽm cho cơ thể.
- Thời điểm bổ sung: Thời điểm tốt nhất để sung kẽm là sau bữa ăn khoảng 30 phút. Mặt khác, nếu bạn mắc các bệnh lý về dạ dày nên bổ sung kẽm trong bữa ăn.
5. Bổ sung kẽm cho người già trong bao lâu
Thông thường, thời gian bổ sung kẽm cho người già là từ 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, thời gian trên có thể thay đổi tùy theo thể trạng và bệnh mắc kèm. Ví dụ như khả năng hấp thu kẽm ở những người bị nghiện rượu, viêm khớp dạng thấp, hội chứng kém hấp thu, chạy thận nhân tạo… bị suy giảm nên thời gian bổ sung có thể kéo dài hơn.
Ngược lại, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc bổ sung lượng lớn kẽm có thể làm giảm lượng đường trong máu nên thời gian trên có thể rút ngắn hơn. Vì vậy, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo bổ sung kẽm đúng cách, đúng liều lượng và phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
6. Giải đáp thắc mắc
Dưới đây là một số thắc mắc về việc bổ sung kẽm cho người già mà Nutricare nhận được:
- Biểu hiện thiếu kẽm ở người già: Người già thiếu kẽm thường có biểu hiện rụng tóc, suy giảm hệ thống miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn, các vấn đề về da, suy giảm trí nhớ…
- Người già uống kẽm và vitamin D3 cùng lúc được không: Tính đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận tương tác nào xảy ra khi bổ sung đồng thời kẽm và vitamin D3. Vì vậy, bạn có thể uống kẽm và vitamin D3 cùng lúc.
- Bổ sung kẽm cho người già qua thực phẩm được không: Người già có thể bổ sung kẽm qua thực phẩm do có rất nhiều thực phẩm chứa hàm lượng lớn kẽm, có thể đến là đậu hà lan, sò, củ cải, trứng, gan, hàu, thịt bò, thịt gà, thịt lợn…
Ngoài việc bổ sung kẽm, người cao tuổi có thể lựa chọn sử dụng thêm sữa Nutricare Gold với nhiều lợi ích. Sản phẩm giúp người già tăng cường sức khỏe với công thức 56 dưỡng chất gồm Đạm Thực Vật và Đạm Whey từ Mỹ; giúp cơ xương khớp chắc khỏe, phòng tránh loãng xương nhờ Canxi, Glucosamin, HMB; hỗ trợ tim mạch, phòng ngừa đột quỵ với Omega 3,6,9 và hệ antioxidant; cải thiện giấc ngủ ngon, sâu với Lactium đã được chứng minh lâm sàng.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi người già có nên uống kẽm. Mong rằng qua bài viết, bạn và người thân sẽ hiểu thêm về tầm quan trọng của kẽm đối với cơ thể, từ đó có kế hoạch bổ sung sao cho phù hợp.
Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề bổ sung kẽm cho người già có thể liên hệ đến số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare – Già mà sướng để được dược sĩ Nutricare giải đáp nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Từ khóa » Khi Nào Nên Bổ Sung Kẽm Cho Người Lớn
-
Bổ Sung Kẽm Cho Người Lớn Thiếu Kẽm Thế Nào?
-
Vì Sao Cần Bổ Sung Kẽm Cho Người Lớn Tuổi ... - Dược Phẩm Nhất Nhất
-
Những Lưu ý để Uống Kẽm đúng Cách - Hello Bacsi
-
Vai Trò Của Kẽm - Hướng Dẫn Bổ Sung Kẽm Hợp Lý | Vinmec
-
Vì Sao Người Lớn Tuổi Cần Quan Tâm đến Việc Bổ Sung Kẽm? - Vitacap
-
Uống Kẽm đúng Cách Tăng Hiệu Quả Bổ Sung Kẽm Bạn đã Biết?
-
Bổ Sung Kẽm Khi Nào?
-
Nên Bổ Sung Kẽm Vào Thời Gian Nào Trong Ngày Là Tốt Nhất?
-
Nên Bổ Sung Kẽm Trong Bao Lâu? - H&H Nutrition
-
Vì Sao Cần Bổ Sung Kẽm Cho Người Lớn Tuổi Mỗi ...
-
Kẽm Uống Lúc Nào Là Phát Huy Tác Dụng Tốt Nhất? | Avisure Hical
-
Bổ Sung Kẽm Cho Trẻ Trong Bao Lâu, Liều Lượng Thế Nào? - Nutrihome
-
Những Lưu ý Khi Dùng Thực Phẩm Bổ Sung Kẽm Tốt Cho Sức Khỏe Hiệu ...
-
Nên Uống Kẽm Buổi Sáng Hay Buổi Tối để Tốt Cho Sức Khỏe?