Người Khmer Nam Bộ Là Ai - Tín Ngưỡng Người Khơ Me Nam Bộ Là ...
Có thể bạn quan tâm
Người Khmer Nam Bộ hay người Khơ Me là 1 dân tộc trong 54 dân tộc Việt Nam . Với nét văn hóa đặc sắc của Champa cổ , người khmer có cuộc sống và nét văn hóa khác biệt . Hôm nay hãy cùng Cuồng Du Lịch đi tìm hiểu về người khơ me ở Nam Bộ . Xem xem , người khmer ở đâu ? tôn giáo của người khmer là gì nhé.
Người Khmer Nam Bộ là ai
Người Khmer Nam Bộ hay người Khơ me ở Nam Bộ là tên gọi các nhóm thuộc dân tộc Khmer: Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khmer Krôm. Theo đề nghị của người Khmer, chữ Khmer được viết là Khmer, tuy nhiên trong thống kê dân tộc năm 1979, đã Việt là Khơ me.
Người Khmer Nam Bộ sống ở đâu ?
Dân tộc Khmer cư trú chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ, trên châu thổ Sông Cửu Long, thuộc các tỉnh: Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang và một sổ ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Về nguồn gốc của người Khmer Nam Bộ, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng, người Khmer ở Việt Nam và ở Căm-pu-chia, vốn có chung một nguồn gốc lâu đời, nhưng do biến thiên lịch sử mà tách thành hai cộng đồng khác nhau.
Chúng ta có thể nói rằng, người Khmer là một trong các dân tộc khi còn với số dân ít ỏi, đã có công khẩn hoang những vùng rừng rậm, đào kênh thoát nước, vượt qua những thử thách khắc ոghiệt, đẩy lùi thiên nhiên hoang vắng, đối phó với thú dữ, bệnh dịch ở châu thổ Sông Cửu Long.
Ngày nay, vùng đất miền Tây Nam được coi là vùng sông nước, kênh rạch chằng chịt, đất nhiễm mặn nhiễm phèn (trừ vùng Bảy Núi), khí hậu ấm áp, ít bão lụt, đồng ruộng mênh mông, nhiều thuỷ hải sản các loại.
Quan sát diện mạo của người Khmer ở Sông Cửu Long, chúng ta biết rằng dân tộc này từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng sâu nặng của nền văn Độ, thông qua đạo Bà-la-môn, rồi đạo Phật. Văn hoá Ấn Độ thâm nhập vào đây không phải thông qua con đường xâm lược cưỡng bức, mà đường truyền đạo của giáo sĩ và thương nhân, dần dần được Khmer hoá, nhuần nhị như chính sự phát triển tự thân của văn hoá bản địa Khmer.
Trang phục của người Khmer Nam bộ
Do có sự cộng cư lâu đời với người Việt, người Chăm, người Hoa... nên văn hóa của người Khmer nói chung và trang phục của họ nói riêng có nhiều biến đổi. Tuy nhiên, trang phục truyền thống của người Khmer Nam bộ vẫn thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa riêng của mình.
Về trang phục, ăn mặc của người Khmer Nam bộ thể hiện rất rõ bản sắc văn hóa riêng của mình. Chiếc váy xampot của phụ nữ Khmer mặc theo cách quấn ngang hông và giắt về một phía, gấu váy cao trên cổ chân. Váy xampot thường được làm bằng vải tơ tằm, dệt tay, có nhiều họa tiết và nhiều màu sắc.
Áo wên, áo srây
Áo wên, áo srây hoặc áo tằm wong (tầm vong) là loại áo dài của người Khmer, làm bằng vải màu đen. Áo được may bít tà, rộng và dài qua đầu gối, cổ xẻ trước ngực nên khi mặc phải chui đầu. Tay áo thường bó chặt, sườn áo có ghép thêm bốn miếng vải dọc từ nách đến gấu. Các loại áo này thường được mặc chung với quần đen như người Việt hoặc mặc với váy xampot.
Khăn Kama
Còn Kama là loại khăn rằn của người Khmer nhưng nay cũng thường thấy được sử dụng trong cư dân người Chăm và người Việt ở Nam bộ. Do kỷ thuật nhuộm vải bằng quả mạc nưa (maklưa) nên Kama có màu đen tuyền, bóng và lâu phai nhạt. Loại Kama do người Khmer dệt có hoa văn hình karô, màu đỏ hoặc màu xanh nổi lên trên nền hình chữ nhật hoặc hình vuông màu trắng nên thường đẹp và bền. Kama còn dùng làm khăn lau mặt, làm khăn choàng, khăn tắm, quấn đầu, thắt lưng, làm bao đựng vật dụng đi đường và làm võng cho em bé nằm.
Ngày nay, do quá trình cộng cư với người Việt, người Chăm, người Hoa… lâu dài nên văn hóa của người Khmer nói chung, trang phục của họ nói riêng có nhiều biến đổi. Đặc biệt, vào thời Ngô Đình Diệm cai trị, với chủ trương đồng hóa các tộc người, người Khmer vì sợ bị phân biệt đối xử nên nhiều người ngại ăn mặc trang phục truyền thống của mình mà phải mặc theo người Việt. Sau đó quen dần và tới nay đã trở thành chuyện bình thường nên thấy ít khác biệt so với người Việt.
Trang phục truyền thống người Khmer Nam Bộ
Y phục truyền thống của người Khmer Nam Bộ nay chỉ thấy "khiêm tốn" trong các ngày có lễ hội truyền thống hoặc khi trình diễn văn nghệ hay giới thiệu về văn hóa của mình. Thanh niên Khmer hiện nay thích ăn mặc như nhiều thanh niên người Việt, người Hoa, người Chăm trong vùng nên khi ra đường khó phân biệt đâu là thanh niên Khmer, đâu là thanh niên Việt, Chăm, Hoa.
Chỉ trong ngày cưới, ngày hội, ngày lễ truyền thống của người Khmer như lễ hội Chol Chhnăm Thmây, Đôn ta, Ok om bok… thì mới là dịp người Khmer lại tiếp tục ăn mặc trang phục truyền thống của mình để đi đến chùa và cả đi thăm viếng nhau.
Hiện nay khi ra đường, thiếu nữ Khmer thường mặc quần tây, phụ nữ thường mặc quần đen với áo sơmi, áo kiểu hoặc áo bà ba. Chân thì mang guốc, dép hoặc giày. Đàn ông Khmer thường mặc bộ trang phục pirama hoặc bộ đồ bà ba với quần dài hoặc quần đùi.
Khi đi làm, người Khmer thường chọn các loại quần áo, dày dép bền và tốt như các loại quần áo được may bằng vải kaki.
Khi đi đám cưới, đi viếng chùa, tham dự sinh hoạt lễ hội…, người Khmer thường chọn các trang phục đẹp không thua kém các tộc người khác. Đàn bà con gái vẫn còn chuộng mặc váy truyền thống, riêng đàn ông con trai thường thích mặc bộ đồ tây, mang giày mang dép, đi lại cho thuận tiện. Phụ nữ thích đeo nhẫn bằng vàng hoặc bằng kim loại khác, tóc thích cài bằng các loại kẹp có bông hoa nhiều màu sắc sặc sỡ để tăng thêm duyên dáng. Cả nam và nữ thanh niên người Khmer Nam bộ đều thích đeo đồng hồ.
Nét thay đổi trong trang phục người Khmer Nam Bộ hiện nay
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhất là những năm gần đây do đời sống được cải thiện, nhiều người Khmer có điều kiện, họ lại muốn tìm về với vốn truyền thống văn hóa nên trang phục truyền thống của họ cũng dần dần được "sống lại". Các cô gái Khmer có điều kiện thì tự may lấy hoặc mua sắm nên các trang phục truyền thống đắt tiền cũng thấy ngày một nhiều trong các ngày hội văn hóa cộng đồng, tại các Chùa Khmer hay trong các sự kiện "biểu diễn thời trang" trong các ngày sinh hoạt văn hóa văn nghệ cùng với nhiều tộc người khác.
Tuy vậy, trong sinh hoạt hàng ngày, theo điều tra của chúng tôi thì hiện nay có 19,66% người Khmer mặc trang phục truyền thống thường xuyên, 38,06% thỉnh thoảng mới mặc và 42,28% là rất ít mặc. Trong số đó, đối với nam giới mặc trang phục truyền thống ở độ tuổi thiếu niên là 11,49%, thanh niên là 21,26% và người lớn tuổi là 67,24%. Đối với nữ giới mặc trang phục truyền thống ở tuổi thiếu niên là 10,38%, thanh niên là 26,42% và người lớn tuổi là 63,21%.
Tín ngưỡng của người Khmer Nam Bộ.
1. Tôtem giáo:
Do khai thác và sống trên một vùng sống nước, đàm lầy, người Khơme Nam Bộ đã lấy một loại động vật bò sát – Neak làm Tôtem chủ yếu của mình( có thể là con cá sấu, con rắn nước ). Vật tổ này hiện còn để lại dấu tích ở một vài hình thức sinh hoạt tinh thần như truyện kể, lễ nghi tín ngưỡng và các mô típ trang trái trong chùa hay ở những công cụ lao động.
Trước thế kỷ XVII, người Khmer chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Ấn Độ giáo. Sự ảnh hưởng đó ngày càng nhiều và ngày càng chiếm ưu thế của Phật giáo Tiểu thừa của người Khmer Nam bộ. Đối với người Khmer, Arak và Neakta là thần hộ mệnh. Arak được người Khmer xem là thần bảo vệ gia đình, dòng họ (Arak Phan), nhà cửa (Arak Phateh), bảo vệ đất đai (Arak Phum), bảo vệ khu rừng (Arak Prei). Người Khmer quan niệm rằng, Arak đều có nguồn gốc giống như người trong gia đình là từ một bà tổ sinh ra. Người phụ nữ chết bất đắc kì tử và trở thành Arak. Vì vậy, mỗi dòng họ Khmer khi cúng bái phải chọn một bà làm người đại diện cho dòng họ để Arak nhập vào "con đồng", về sau người này được thay bằng đàn ông.
Thần Neakta
Người Việt ở Nam bộ thường gọi Neakta là ông Tà hoặc Thần tài. Neakta của người Khmer có nhiều loại nhưng quan trọng nhất là Neakta phum sóc tương tự như Thành Hoàng của người Việt. Người Khmer thường dựng miếu Neakta ở đầu làng, ở ngã ba đường, ở góc ruộng… để hàng năm, ít nhất một lần, dân làng Khmer làm lễ cầu an trước miếu này. Neakta có thể ở chùa, Neakta có thể mang tên một vật gì đó trong tự nhiên, cũng có thể mang tên một người hay tên sự tích liên quan đến người hoặc tên các vị thần trong đạo Bàlamôn như Visnu, Shiva, Brahma…. Tín ngưỡng Neakta là một hỗn dung giữa tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tục thờ cúng tổ tiên, thờ người đã khuất, tín ngưỡng Bàlamôn và Phật giáo Tiểu Thừa.
tín ngưỡng thờ Neak
Văn hóa dân gian của người Khmer mang nhiều nét độc đáo, trong đó có tín ngưỡng thờ Neak Tà. Tín ngưỡng này được xem là một giá trị văn hóa tinh thần của cộng đồng người Khmer Người Khmer có tục thờ Neak Tà (còn gọi là Nạk Tà) trong các phum sóc của họ và xem đó là thần bản thổ. Họ còn có câu chuyện dân gian giải thích về nguồn gốc của Neak Tà. Trên đường vào các phum sóc của người Khmer , chúng ta có thể dễ dàng thấy nhiều Sala và miếu thờ Neak Tà. Neak Tà còn được gọi là ông Tà, là vị thần bảo hộ phum sóc - giống như thần Thành Hoàng ở các làng của người Việt. Trong các miếu thờ, Neak Tà thường được tượng trưng bằng vài hòn đá dạng bầu dục nhẵn bóng tự nhiên. Theo ý kiến của một số vị sư Khmer thì Neak Tà được tượng trưng bằng những hòn đá thể hiện cho sự thanh khiết, giản dị tự nhiên, trong sạch, cứng rắn và khỏe mạnh để che chở, bảo vệ con dân trong phum sóc. Về tên gọi, Neak hay Nak là chỉ con người nói chung và Tà là người đàn ông đứng tuổi.
Ở Trà Vinh, có nhiều dạng Neak tà như: Neak Tà Dom Chey (Cây Đa), Neak Tà Xam rôn (Cây Trôm), Neak Tà Kompong Luông, Neak Tà bến đò. Ngoài ra, còn có một số miếu Neak Tà ở ngã ba, ngã tư đường hay Neak Tà Wọt thì được thờ trong khuôn viên của các chùa. Bên cạnh đó, ở một số nơi như: ấp Qui Nông A, Qui Nông B (xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành); xã Hàm Giang (Trà Cú), xã Long Hữu (Duyên Hải) thì Neak Tà được đắp tượng và thể hiện là một ông già tay cầm gậy hoặc cầm chày, cối giã thuốc. Điều này phản ánh sự thay đổi quan niệm tư duy của con người, cụ thể là từ trừu tượng chuyển sang cụ thể của người Khmer ở những nơi này. Lúc này, Neak Tà ở đây không còn là một vị thần chung chung, mà đã mang một dáng vấp cụ thể và thể hiện được sự giao lưu tiếp biến văn hóa một cách có chọn lọc.
Neak Tà đối với người Khmer không chỉ là thần bảo hộ mà còn là vị thần chữa bệnh, xét xử, giải quyết tranh chấp. Trước kia, khi có mâu thuẫn xảy ra họ thường đến miếu Neak Tà để giải quyết bằng cách thề thốt trước sự chứng giám của ông Tà. Mỗi phum sóc có thể có nhiều miếu Neak Tà, trong đó Neak Tà Méchas Srok (ông Tà chủ xóm) là thần bảo hộ có địa vị cao nhất.
Ở Trà Vinh thì huyện Trà Cú có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất và cũng tại đây có số lượng miếu thờ Neak Tà nhiều nhất so với các huyện khác trong tỉnh. Tính đến cuối năm 2011, toàn huyện Trà Cú có khoảng 60 miếu Neak Tà chia đều khắp 17 xã và 02 thị trấn của huyện. Cấu tạo miếu Neak Tà ở Trà Vinh có nhiều loại. Ngày nay, do điều kiện kinh tế phát triển nên người dân xây dựng miếu Neak Tà bằng cột bê tông, tường gạch, mái lợp tol rất khang trang. Riêng miếu Neak Tà tại ấp Mồ Côi, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú vẫn được xem là cổ nhất vì được tạo lập, xây dựng từ lâu đời, miếu được lợp bằng lá, cột trụ bằng gỗ, có sàn làm bằng tre.
Tín ngưỡng nông nghiệp.
Tín ngưỡng nông nghiệp của người Khơme , cũng giống như những dân tộc khác, là sự phản ánh quan hệ kinh tế của cộng đồng có nền nông nghiệp tự nhiện và sơ khai. Đồng bằng sông Cửu Long, mùa mưa bắt đầu với gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch ( tháng Chát đến tháng ASoc), là thời điểm vụ mùa chính nên hầu hết các nghi lễ nông nghiệp Khơ me diễn ra vào mùa này, nhất là giao điểm mùa khô và mùa mưa.
Người Khơme có quan niệm về thần Lúa ( biểu tượng là người phụ nữ cưỡi trên lưng cá, tay cầm nhánh lúa) có 19 hồn. Hồn lúa phải được gọi về đầy đủ trước khi gặt, gặt xong phải đặt một vật nặng đè lên đẻ hồn lúa khỏi bay đi. Lễ vật cúng thần Lúa thường là một mâm cơm, một khay trầu, một ly nước và vài ba nhúm lúa. Trong lễ cúng, một người phụ nữ trong gia đình đầu đội thúng lúa, cúng xong, đổ lúa vào bồ trước. Sau lễ Chol Chnăm Thmây ( vào năm mới) khi đã dâng một ít lúa cho chùa thì lúa trong bồ mới được xuất ra. Người Khơme kiêng kỵ không dám ăn hết lúa trong bồ vì sợ hồn lúa mất đi.
Trong lễ nghi nông nghiệp còn có các lễ cầu, tiễn mùa mưa, đón mặt trời. Ở đây, có các hình thức đọc kinh Sophuntò, giết lợn, chèo thuyền trên cạn, quẳng tượng Neak tà xuống nước, lễ chào mặt trăng, hội đua thuyền( ghe ngo), hội đùa bò ( bảy núi An Giang ).
Các lễ hội chính của người Khmer - Cambodian là:Đôn ta (lễ báo hiếu ông bà);Đua bò;Chôl-chnam-thmay (lễ hội Năm mới);Óc-om-bok (lễ cúng trăng);Đua ghe ngo.
Trên đây là những thông tin về người khơ me ở Nam bộ . Chúng tôi sẽ tiếp tục chia sẻ thêm về các nét văn hóa của người Khmer Nam Bộ ở những bài sau
Tags: người khmer tôn giáo tín ngưỡngTừ khóa » Dân Tộc Khmer Là Gì
-
Người Khmer – Wikipedia Tiếng Việt
-
Người Khmer (Việt Nam) - Wikipedia
-
NGƯỜI KHMER - Ủy Ban Dân Tộc
-
Dân Tộc Khmer ở Việt Nam
-
Dân Tộc Khmer | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
YẾU TỐ VĂN HÓA TINH THẦN TRONG CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN ...
-
Tiếng Việt Gốc Khmer TRONG ĐỜI SỐNG DÂN GIAN CÀ MAU
-
Văn Hóa Khmer Trên đất Chín Rồng | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Liêng Là Gì
-
Phong Tục, Nghi Lễ Và Tranh Ký Tự Dân Tộc Khmer Nam Bộ
-
Vài Nét Về Lễ, Tết Của Người Khmer Nam Bộ
-
Người Khmer (Việt Nam): Nhóm Dân Tộc Thiểu Số Tại Miền Nam Của ...
-
Người Khmer (Việt Nam) - Wiki Là Gì
-
Vị Trí, Vai Trò Của Phật Giáo Nam Tông Khmer ở Tây Nam Bộ