Người Làm Báo Không đăng, Gỡ Bài Trên Mạng Xã Hội để Tống Tiền
Có thể bạn quan tâm
Ngày 25/12, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo, công bố quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo Việt Nam.
Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, sau khi Hội ban hành 10 điều quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, nhiều ý kiến đặc biệt quan tâm đến điều 5, quy định: “Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội và Facebook, đây là vấn đề đang được sự quan tâm sâu sắc của toàn xã hội.
Sau một năm thực hiện Luật Báo chí 2016 và 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng còn nhiều tồn tại hạn chế; có những vấn đề mới phát sinh cần phải cập nhật, bổ sung để giúp hội viên - nhà báo xác định rõ hơn trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ của hội viên – nhà báo khi tham gia mạng xã hội.
Quy tắc sử dụng mạng xã hội quy định cụ thể 10 việc người làm báo cần làm và 8 việc không được làm khi tham gia mạng xã hội.
Theo quy tắc này, 4 việc người làm báo cần làm gồm: Sử dụng tài khoản mạng xã hội của cá nhân để tương tác, chia sẻ, đăng tải, cung cấp, định hướng thông tin có ích cho xã hội và đất nước; đăng tải, bình luận, ý kiến nhận xét đúng mực, có văn hóa, có trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm; thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền những thông tin sai sự thật bị phát tán trên mạng xã hội…
Ngược lại, 8 việc/ điều người làm báo Việt Nam không được làm, gồm:
Vi phạm các quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; các quy định về bảo mật dữ liệu; quy định về bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của công dân và các quy định khác của luật.
Đăng tải, gỡ bài viết, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội vì mục đích tống tiền hoặc các mục đích không trong sáng khác.
Đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, đưa ra các bình luận, chia sẻ quan điểm cá nhân hoặc trích đăng lại các bài phát biểu, ý kiến trái với đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, và Nhà nước; trái với nội dung, quan điểm của tác phẩm báo chí mà bản thân người làm báo đó đã viết và đăng tải, trái với quan điểm của cơ quan báo chí nơi mình công tác.
Bình luận, nhận xét, chia sẻ các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại…có yếu tố phức tạp, nhạy cảm đang cần tạo cách nhìn, thái độ tích cực mang tính xây dựng của cộng đồng và sự đồng thuận xã hội
Sao chép, chia sẻ, phát tán tin, bài, tác phẩm, âm thanh, hình ảnh có được bằng những cách thức không hợp pháp, vi phạm bản quyền.
Thông tin vụ việc chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội; tuyên truyền kích động bạo lực, cổ súy lối sống đồi trụy, hủ tục mê tín dị đoan…
Miêu tả thô thiển, phản cảm những hành động dâm ô, tôi ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục…
Luân DũngTừ khóa » Gỡ Bài Trên Báo
-
Tìm Hiểu Về Công Nghệ Phát Hiện Gỡ Bài, Sửa Bài Trên Báo điện Tử
-
Sẽ Kiểm Soát Việc Gỡ Bài, Sửa Bài Trên Báo điện Tử - Báo Lao Động
-
Đừng đẩy Báo điện Tử Lâm Vào Cảnh “sáng đăng - Trưa Gặp - Chiều Gỡ”
-
Hỏi Về Việc Xóa Bài Trên Báo điện Tử / Google - SEOmxh
-
Sẽ Kiểm Soát Việc Gỡ Bài, Sửa Bài Trên Báo điện Tử
-
Hỏi Về Việc Xóa Bài Trên Báo điện Tử - IDichvuSEO
-
Ứng Dụng Công Nghệ Trong Phát Hiện Và Xử Lý Vi Phạm đạo đức Nghề ...
-
Nhân Ngày Nhà Báo, Gửi Lời Trân Trọng đến Những Bài Báo Bị Gỡ Bỏ
-
Chỉnh Sửa Và Gỡ Bài đã đăng Trên Báo điện Tử Việt Nam Dưới ... - VNU
-
Cựu Nhà Báo Nhận Tiền để Gỡ Bài đã đăng Bị Tuyên Phạt 4 Năm Tù Giam
-
Đưa Vào Sử Dụng Thiết Bị Theo Dõi Các Báo điện Tử Gỡ Bài, Sửa Bài
-
Truy Tố Tổng Giám đốc Công Ty Từng "chạy Gỡ Bài" Trên Báo Phụ Nữ ...
-
Tổng Giám đốc Từng Chạy "gỡ Bài" Trên Báo Phụ Nữ TPHCM Nhận ...
-
Ngăn Chặn Tình Trạng Tiêu Cực Trong Báo Chí: Sáng đăng, Trưa Gặp ...