Người Nhật Dạy Con Thông Minh Như Thế Nào? (1 - 2 Tuổi)
Có thể bạn quan tâm
Dạy con kiểu Nhật sao ? có khả thi không ?
Trí thức không phải là tất cả bé có
Cha mẹ ai mà chẳng muốn con mình thông minh, lanh lợi. Nhưng không ít bà mẹ nghĩ rằng con học giỏi, đạt điểm cao có nghĩa là thông minh, là thiên tài rồi. Trong quá trình trưởng thành của trẻ điều quan trọng nhất không chỉ có trí thức mà nó là trí tuệ các mẹ ạ. Không chỉ độc lập về suy nghĩ, trẻ còn phải biết cảm thông, biết chia sẻ đồ chơi với các bạn khác, tính nhân văn, xã hội cao. Đã có trí tuệ thì ắt sẽ có kiến thức, còn có kiến thức nhiều chưa hẳn đã có trí tuệ phi thường. Nhiều mẹ đọc xong bài chia sẻ của Megamart đã nghĩ rằng “ Khó lắm, chắc không thể đâu” và âm thầm bỏ cuộc, nhưng nếu mẹ thử tưởng tượng nếu chúng ta kiên trì thì khả năng phát triển của trẻ cao hơn nhiều so với chúng ta nghĩ đấy. Vậy thì ngay hôm nay bạn hãy lập kế hoạch và tham khảo xem cách dạy con của người Nhật như thế nào mà con họ trở thành thiên tài, khiến đất nước Nhật trở nên hùng mạnh như vậy nhé.
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? ( 0– 3 tháng tuổi)
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? ( 4 – 6 tháng tuổi)
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? ( 7 – 10 tháng tuổi)
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? ( 2 – 3 tuổi)
- Người Nhật dạy con thông minh như thế nào ? (4 – 5 tuổi)
Giai đoạn trẻ từ 1 – 2 tuổi là giai đoạn quan trọng để mẹ giúp con có thể làm nên những điều mới. Để làm được điều này, chúng ta cần giúp trẻ sử dụng tất cả các mạch thần kinh đã hình thành làm tăng số lượng khớp thần kinh nhiều hơn nữa để bé có thể sử dụng tay, chân, miệng một cách thành thạo.
“Bố chơi với con nhé”
Bố là người dạy con những kỹ năng xã hội tốt nhất
Bé bắt đầu hoàn thiện các kỹ năng đi đứng, nhận thức về thế giới xung quanh mạnh mẽ nhất ở độ tuổi này. So với các bà mẹ thì các ông bố sẽ làm điều này tốt hơn. Tuy nhiên, mấu chốt của mọi vấn đề là do các ông bố quá bận rộn với công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền mà không dành được nhiều thời gian chăm sóc cũng như dạy dỗ con cái, vô hình đã tự mình ký cái giấy “ ủy thác” công việc này cho các bà vợ cũng không kém phần bận rộn. Chính vì điều đó khiến cho sự phát triển các kỹ năng xã hội giảm sút rất nhiều.
Bố dạy con những kỹ năng sống cơ bản để làm hành trang cho bé phát triển sau này
Bé ở độ tuổi 1 – 2 tuổi rất bướng bỉnh, nên đây lại là giai đoạn quan trọng và hết sức khó khăn của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, hãy kiên nhẫn để giáo dục trẻ từ từ vì chỉ có giáo dục tốt thì tố chất của trẻ mới được phát huy một cách tối đa. Thay vì bố mang việc về nhà thì hãy vì con cố gắng hoàn thiện 8 tiếng làm việc ở công ty, bớt một buổi đi nhậu với hội bạn, bớt vài phút xem ti vi, lướt web là bố đã trở thành một người đàn ông tuyệt vời của con rồi. Hãy dành nhiều hơn thời gian để dạy cho con những kỹ năng sống cần thiết như chào hỏi, chơi cùng với bé những trò chơi thông minh để kích thích các giác quan của trẻ.
Cho bé khám phá mọi thứ mà bé thích
Thích khám phá là đặc điểm của trẻ giai đoạn này
Theo nghiên cứu mới nhất của viện nghiên cứu giáo dục trẻ nhi thuộc đại học Havard – Mỹ thì trẻ em trong giai đoạn từ 1 – 2 tuổi trẻ đã bắt đầu lớn lên trong môi trường có nhiều va chạm, thích vận động và lớn lên trong môi trường ngôn ngữ, trẻ thích làm thử mọi thứ. Vì thế, bố mẹ hãy cho trẻ trải nghiệm tối đa niềm thích thú này, nếu trẻ có đánh vỡ cốc do kéo khăn trải bàn thì cũng không nên mắng trẻ vì khi đó trẻ đang thử những điều mới lạ mà trẻ chưa bao giờ làm. Khi chiếc cốc vỡ chính là lúc bé hiểu ra được rằng vật ở xa có thể kéo lại gần được, trải nghiệm được đồ vật rơi tự do từ trên cao xuống, và sự đổ vỡ đồ vật,… Nhưng tuyệt nhiên không được mắng trẻ dù trẻ có đánh vỡ món đồ quý giá đến mức nào vì bé làm vỡ không phải vì bé hư hỏng, đổ đốn hay có ác ý gì nên thay vì mắng bé thì bố mẹ nên cất đồ quý giá ở chỗ cẩn thận thì hơn.
Dạy con kiểu Nhật là không cấm đoán
Dạy con kiểu Nhật không cấm đoán
“Con không được làm cái này, con không được làm cái kia,…” những câu nói cấm đoán của bố mẹ vô hình chung sẽ làm con bạn trở nên tiêu cực, tính tự tin sẽ mãi không phát triển lên được. Trường hợp xấu hơn, khi trẻ bị cấm đoán trẻ sẽ cáu gắt và nổi nóng – điều này rất không tốt cho sự hình thành tính cách của trẻ. Quay lại ví dụ vỡ cốc ở trên, nếu bé lần sau vẫn muốn kéo khăn trải bàn lần nữa để xem cốc có vỡ không thì mẹ thay vì ngăn cản bé hãy cho bé một mô hình tương tự để bé thử nghiệm. Trải một chiếc khăn trước mặt trẻ và cho đồ chơi mà bé thích lên đó và hãy thử 1 lần với nguyên chiếc khăn không mà không có gì, quan sát khi trẻ kéo khăn mà không có đồ rơi xuống bé sẽ phản ứng ra sao nhé.
Hãy nói không khi trẻ nghịch đồ nguy hiểm
“ Không thể được” bạn chỉ được phép dùng trong những trường hợp khiến bé nguy hiểm hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành tính cách của trẻ. Khi muốn cấm trẻ hãy rủ trẻ chơi trò chơi khác để trẻ thấy thoải mái mà không bị gượng ép.
Kích thích phát triển ngôn ngữ
Ở giai đoạn này các cơ quan vùng phát âm đã phát triển vượt trội, bé đã bắt đầu phân biệt và sử dụng được các âm tiết khác nhau một cách chính xác. Những câu nói dài khoảng 2 đến 3 từ liền nhau cũng được bé sử dụng tốt trong giai đoạn này.
1 – 2 tuổi vẫn chưa cai sữa hoặc ngậm ty giả sẽ làm chậm khả năng phát triển ngôn ngữ
Giải thích rõ hơn tại sao bé cai sữa muộn hay 1 – 2 tuổi rồi mà vẫn ngậm giả ty sẽ làm giảm khả năng phát triển ngôn ngữ, điều này sẽ làm cho các cơ quan vùng vòm họng với chức năng điều khiển âm tiếng không phát triển, chậm nói. Vì thế bố mẹ cần hết sức lưu ý về vấn đề này, nên cho bé cai sữa từ 8 – 1 năm tuổi.
Cuối giai đoạn này, khoảng 1 tuổi rưỡi bố mẹ sẽ nhận thấy sự phát triển rõ rệt về khả năng ngôn ngữ của trẻ. Lúc này, bé mới nói được khoảng 4,5 từ đơn, đến 2 tuổi sẽ rơi vào khoảng 300 từ. Tất nhiên, điều này sẽ làm cho bé hiểu lời nói của mọi người xung quanh hơn và sự trợ giúp của mẹ càng lớn hơn. Mỗi lần tắm, ăn cơm, đi chơi hay thay quần áo cho con mẹ đều phải nói chuyện với con.
Nói cho bé biết tên từng loại con vật đồ chơi trong khi bé tắm
Ngoài ra, mẹ nên chuẩn bị đồ chơi con vật và nói cho bé biết tên của từng loại con vật, bé sẽ bắt đầu ghi nhớ sâu sắc những gì mẹ truyền đạt. Có thể thả vào bồn tắm để bé vừa tắm vừa chơi, đều đặn đến 2 tuổi vốn từ vựng của bé cực kỳ phong phú.
Trò chuyện nhiều hơn với bé mỗi ngày để vốn từ vựng của bé phong phú hơn
Trẻ nhỏ sinh ra đã có sẵn một vùng ngôn ngữ bẩm sinh nên việc ghi nhớ và sử dụng kể cả những từ khó bé đều tinh thông, mà điều này người lớn dần mất đi. Nếu trẻ nhỏ có 100% năng lực tiềm tài thì người lớn chỉ có 5% mà thôi, vì thế hãy nạp thật nhiều từ ngữ để nó in sâu vào tiềm thức của bé. Càng dạy nhiều từ thì trí não trẻ càng phát triển, càng trở thành một đứa trẻ thông minh.
Chúc các mẹ thành công với phương pháp giáo dục tuyệt vời này. Hãy cho chúng tôi biết phương pháp mà bạn đang áp dụng nhé.
Xem thêm:
- Thế giới đồ chơi thông minh an toàn và bổ ích cho bé 1 tuổi
- Người Nhật chọn đồ chơi cho con như thế nào?
- 28 điều người Nhật dạy con không bao giờ thừa (Phần 1)
- 28 điều người Nhật dạy con không bao giờ thừa (Phần 2)
Từ khóa » Cách Nuôi Dậy Trẻ 1 Tuổi
-
Cách Dạy Trẻ 1 Tuổi Biết Nghe Lời Và Thông Minh | Huggies
-
Cách Dạy Trẻ 1 Tuổi Thông Minh, Phát Triển Cho Cha Mẹ
-
Dạy Bé 1 Tuổi Những Gì để Con Phát Triển Toàn Diện Và Thông Minh?
-
7 Cách Dạy Trẻ 1 Tuổi Thông Minh Thật Dễ Dàng - Hello Bacsi
-
Kỹ Năng Bố Mẹ Nhất định Phải Dạy Con Dưới 1 Tuổi - VnExpress
-
Cách Dạy Em Bé 1 Tuổi Thông Minh Lanh Lợi - Monkey
-
9+ Cách Dạy Trẻ 1 Tuổi Biết Nghe Lời Hiệu Quả Nhất - Monkey
-
Dạy Trẻ 1 Tuổi Những Gì để Trẻ Phát Triển Toàn Diện? - Yêu Trẻ
-
Cách Dạy Trẻ Từ 1-2 Tuổi Về Tính Kỷ Luật - Mẹ Không Hoàn Hảo
-
Cha Mẹ Nên Dạy Kỹ Năng Gì Con Khi Bé 1 Tuổi - Elite Symbol
-
5 Cách Dạy Trẻ Dưới 1 Tuổi Thông Minh Vượt Trội Của Mẹ Nhật Bản
-
6 CÁCH DẠY CON THÔNG MINH MẸ NÀO CŨNG CẦN BIẾT - Similac
-
Dạy Trẻ 1 Tuổi Thông Minh Hơn Với Bí Kíp Từ Các Chuyên Gia
-
Phương Pháp Dạy Con Dưới 1 Tuổi để Bé Ngoan Và Nghe Lời