Người Phụ Nữ 10 Năm “cõng” Những Món Quà đến Với Tây Nguyên ...
Có thể bạn quan tâm
Hành trình thiện nguyện của chị bắt đầu từ đó đến nay đã gần 10 năm, mang nhiều giá trị tốt đẹp đến với các em nhỏ và nhiều người dân Tây Nguyên.
Lan tỏa yêu thương
Chị Huỳnh Thị Tuyết Thu (sinh năm 1988, ở huyện Đăk Mil, tỉnh Đắc Nông) là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Nguyện Tâm Đăk Mil. Từng làm hướng dẫn viên du lịch tại TP Hồ Chí Minh, năm 2013, chị về quê mở kinh doanh quán cà phê.
Là người thích di chuyển, chị Thu thường đi về các buôn làng tìm hiểu cuộc sống của người dân. Nhìn những đứa trẻ chân trần mong manh áo mỏng giữa mùa đông lạnh giá, chị đi xin quần áo cũ rồi giặt sạch, đem tặng các em. Chứng kiến bà con còn quá khó khăn, chị Thu tự nhủ phải làm gì đó để giúp đỡ họ.
Đó là lý do CLB Nguyện Tâm Đăk Mil ra đời vào năm 2013 do chị làm chủ nhiệm cùng 10 thành viên tâm huyết. Từ năm 2014, CLB trực thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Đắc Nông, tổ chức các hoạt động thiện nguyện và duy trì đến nay.
Gần 10 năm qua, chị Thu không nhớ đã thực hiện bao nhiêu chương trình thiện nguyện. Biết nơi nào cần giúp đỡ, nhất là vùng sâu, vùng xa, CLB cũng cố gắng hỗ trợ bằng tất cả khả năng, như: Làm sân chơi thiếu nhi, nhà nội trú, thư viện, sửa chữa trường học, xây nhà tình thương, tặng quà, trao học bổng... cho đến trợ giúp nơi hỏa hoạn, hỗ trợ mai táng. Với nguồn kinh phí có hạn, chị Thu ưu tiên mua vật liệu xây dựng công trình, còn việc thực hiện thì huy động sức trẻ của thành viên trong CLB và các tình nguyện viên tại các điểm làm chương trình.
Trong những chuyến thiện nguyện, chị Thu nhớ nhất lần về cụm dân cư xã Đăk R’măng, huyện Đăk Glong (Đắc Nông) vào mùa mưa năm 2019. Chương trình này chị Thu đứng ra kết nối, hỗ trợ nhóm thiện nguyện ở TP Hồ Chí Minh trao quà tặng 700 hộ dân và tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em, tổng trị giá 400 triệu đồng.
Trước ngày tổ chức, chị đi thực tế khảo sát và gặp trời mưa tầm tã. Trong đêm tối, chị và một người bạn đi cùng rơi xuống hố sâu, nước mưa trộn cùng bùn đất. Ngày hôm sau, chị vẫn quyết tâm đưa số quà tặng vào điểm dân cư. Chiếc xe cày ì ạch hơn 3 giờ đồng hồ mới đi qua con đường sình lầy chỉ 4 cây số. Đi được một quãng, chiếc xe bị lật nhào, may mắn là người không bị làm sao.
"Do trời mưa, nhóm quyết định nấu ăn ngoài thành phố thay vì vào cụm dân cư như kế hoạch. Vận chuyển quà vào tặng xong, mình tiếp tục di chuyển về xã Đăk Nang, huyện Krông Nô (Đắc Nông) - nơi CLB Nguyện Tâm Đăk Mil tổ chức Tết Trung thu cho 1.000 trẻ em.
Tuy rất mệt nhưng nhìn những bức ảnh các em ăn món bún trộn ngon lành, mình vui đến rơi nước mắt. Niềm vui, hạnh phúc của những người làm thiện nguyện không nằm ở việc bạn mang đến cho người được nhận cái gì mà ở chỗ nhìn thấy họ trân trọng, đón nhận món quà của mình bằng tất cả sự trân quý", chị Thu xúc động chia sẻ.
Mỗi khi thực hiện chương trình thiện nguyện ở vùng sâu, vùng xa, chị Thu luôn tổ chức nấu nhiều món ăn ngon cho các em nhỏ. Với trẻ em thành phố, bún, phở, bánh mì, chả viên chiên... đã quá quen thuộc, còn các em nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, đó là thứ quà mới lạ mà chúng luôn mong đợi. Đây là đối tượng mà chị hướng tới khi bắt tay làm thiện nguyện.
Những ngày đầu thành lập CLB Nguyện Tâm Đăk Mil, mạng xã hội như Facebook, Zalo chưa phổ biến sâu rộng. Để có kinh phí thực hiện chương trình từ thiện, chị cùng các thành viên CLB tổ chức bán hoa tươi vào những ngày lễ hay bán đồ ăn thức uống, thậm chí đi nhặt ve chai, góp nhặt từng đồng gây quỹ.
Việc "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" khiến chị nhiều lần phải nghe những lời bàn tán không vui. Song chị luôn im lặng, làm theo cái tâm và lời trái tim mình mách bảo.
Tiếp sức trẻ em nghèo
Dáng người hao gầy, nhưng cứ về với bà con, trẻ em buôn làng là chị Thu lại "cháy" hết mình. Nhờ tích lũy nhiều kỹ năng mềm trong thời gian làm hướng dẫn viên du lịch, chị có thêm kinh nghiệm tổ chức, làm MC, quản trò cho chương trình thiện nguyện.
Quây quần trong vòng tay yêu mến của các em nhỏ, chị Thu luôn giữ nụ cười tươi tắn, truyền năng lượng tích cực, tinh thần lạc quan, yêu đời cho những mảnh đời nơi vùng đất còn nhiều khó khăn. Chủ nhiệm CLB Nguyện Tâm Đăk Mil tâm niệm, ý nghĩa cuộc đời một con người ở chỗ phải trở thành nguồn nhiệt lượng và ánh sáng cho người khác.
Là người chu toàn, muốn mọi thứ chỉn chu nên có những lúc CLB tổ chức 2-3 chương trình/ngày, như mùa Trung thu, Tết Nguyên đán. Chưa kể, chị còn kết nối nhiều tổ chức từ thiện khác nên làm xong chương trình thường bị đuối sức. Có đôi lần mệt mỏi quá, chị muốn dừng bước thiện nguyện. Tuy nhiên, như một cái duyên không thể dứt, sau mỗi chuyến "gieo" thiện, chị lại nhận thêm sự yêu thương, động viên... Những tình cảm thân yêu đó, chị xem như nhân duyên đã "gieo" trong suốt thời gian làm tình nguyện.
Ước gì tôi gánh hết bệnh tật cho các conĐọc ngay
Cần thêm 70 triệu đồng để cậu học trò người Mông được mổ mắtĐọc ngay
Thay vì cố gắng gồng gánh, chị Thu sẽ tạm dừng công việc thiện nguyện khi bản thân thấy mệt và quay trở lại khi bản thân đã nạp đủ năng lượng. Chị Thu cũng biết sắp xếp các chương trình thiện nguyện theo hướng khoa học, kết hợp với lực lượng thanh niên tại chỗ để có thêm nhân lực giúp sức. "Gieo" yêu thương sẽ nhận lại thiện lành, cứ thế bước chân của chị Thu cùng CLB Nguyện Tâm Đăk Mil trải dài khắp buôn làng xa xôi, mang yêu thương, chia sẻ, hỗ trợ nhiều trẻ em, người dân khó khăn ở vùng đất Tây Nguyên.
Bên cạnh tổ chức các chương trình tặng quà vào dịp lễ, tết, hỗ trợ đột xuất những hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, hoạn nạn, từ năm 2021, CLB Nguyện Tâm Đăk Mil đẩy mạnh tặng học bổng tiếp sức đường dài cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Trước đó, CLB cũng tặng sách vở, quần áo, đóng học phí cho những em có hoàn cảnh khó khăn, nhưng không duy trì lâu dài. Sau này gặp nhiều em bị mồ côi, bố mẹ ốm đau, có nguy cơ phải bỏ học giữa chừng nên các thành viên CLB Nguyện Tâm Đăk Mil quyết định tặng học bổng lâu dài, đồng hành đến khi các em học xong THPT.
Tùy từng hoàn cảnh, CLB sẽ tặng học bổng từ 2 đến 4 triệu đồng/em/năm. Để chương trình thực sự hiệu quả, chị Thu nhờ cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên hoặc đại diện CLB/đội/nhóm thiện nguyện tâm huyết ở khu vực có học sinh được nhận quỹ học bổng tiếp sức đường dài để thăm hỏi, động viên các em.
Nhờ đó, chị nắm bắt được tình hình học tập cũng như cuộc sống hiện tại của các em học sinh đang được nhận học bổng. Với những trường hợp gặp vấn đề phát sinh, chị sẽ tìm cách kết nối, hỗ trợ các em học tập đến năm 18 tuổi.
Quỹ học bổng tiếp sức đường dài của CLB Nguyện Tâm Đăk Mil do chị Thu quản lý đang hỗ trợ 22 học sinh tại hai tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông. Mỗi em nhận học bổng có số phận, hoàn cảnh khác nhau.
Chị Thu tâm sự, khi tiếp xúc với các em, bản thân cảm nhận được nỗi khát khao đến trường, ước mơ thay đổi cuộc đời thông qua con chữ của các em. Ngoài thành tích học tập khá, giỏi, các em còn biết giúp đỡ gia đình, đó là điều rất đáng khen, cần được động viên, hỗ trợ.
Hiện CLB Nguyện Tâm Đăk Mil nhận thêm nhiều hồ sơ đăng ký nhận học bổng tiếp sức đường dài. Chị Thu đang cố gắng kết nối, tìm nguồn tài trợ để hỗ trợ được nhiều em học sinh các tỉnh Tây Nguyên như mục tiêu đề ra ban đầu. Với hướng đi này, các hoạt động thiện nguyện của CLB sẽ thu hẹp lại để dồn nguồn lực, thời gian giúp đỡ các học sinh theo hướng chuyên sâu và lâu dài.
Gần 10 năm "gieo" thiện, chị Thu đã viết nên những câu chuyện đẹp trong cuộc sống, góp phần lan tỏa yêu thương, tiếp thêm động lực cho những phận đời kém may mắn. Đặc biệt là chương trình tặng học bổng tiếp sức đường dài của CLB Nguyện Tâm Đăk Mil do chị điều hành rất có ý nghĩa và thiết thực, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 xuất hiện khiến nhiều trẻ em bị mồ côi, mất đi người nuôi dưỡng, cần sự chung tay góp sức của cộng đồng.
Những năm qua, chị Huỳnh Thị Tuyết Thu nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể. Chị Thu là cá nhân duy nhất của tỉnh Đắc Nông được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tặng Giải thưởng "Thanh niên sống đẹp" năm 2021. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh những thanh niên tiêu biểu, có việc làm, nghĩa cử cao đẹp, mang tính nhân văn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, chia sẻ khó khăn với cộng đồng, xã hội.
Nhìn lại chặng đường "gieo" thiện đã qua, chị Thu cảm thấy rất hạnh phúc vì được sống và làm những điều mình thích. Với chị, mỗi chuyến đi là một kỷ niệm đẹp, được khắc sâu trong tâm trí. Chị xem đó là một phần thanh xuân tươi đẹp mà mỗi khi chạm đến, trái tim vang lên nhịp đập thổn thức, cháy bỏng của tuổi trẻ.
* Bài có sự biên tập ở title
Giây phút nhân viên gác chắn cứu người trước mũi tàu 07/07/2022 06:28
Người phụ nữ không ngại khó khăn làm việc nghĩa 06/07/2022 06:30
Bà lão nhặt ve chai “khắc tinh” của kẻ gian 05/07/2022 06:25
Từ khóa » Góp Nhặt Nghĩa Là Gì
-
Bill Gates Nói Gì Khi được Hỏi 'thấy 100 USD Dưới đất, ông Có Nhặt ...
-
Câu Tục Ngữ “Tích Tiểu Thành đại” Và Bài Học Về Tính Tiết Kiệm Của Người Xưa
-
Những Bài Học Sâu Sắc Mà Người Xưa Truyền Lại Qua Câu Thành Ngữ ‘Năng Nhặt Chặt Bị’
-
Người TP.HCM Sống Tử Tế, Vì Nhau Và Cho Nhau
-
MU: Maguire Bị Cảnh Báo Sau Khi Tiếp Tục Mắc Sai Lầm
-
Hành Trình Chinh Phục ước Mơ Của Linh
-
Lấy Cái đẹp Dẹp Cái Xấu
-
Thơ Về Hoa Thiên điểu, Nơi ẩn Chứa Nỗi Nhớ Nhung Và Những Kỷ Niệm Khó Quên
-
Cha Cõng ước Mơ Con - Câu Chuyện Xúc động Về Người Cha 12 Năm ...
-
Thưởng Thức Những Bài Thơ Về Hoa Cỏ Lau Và Mùa Thu Hay Và Giàu Cảm Xúc Nhất
-
Những Quán Cơm Nghĩa Tình 'gồng Mình' Trước Bão Giá
-
Những Câu Thơ Về Hoa đồng Tiền Hay Ngắn Gọn ý Nghĩa
-
BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
9 Tiểu Tiết Mà Người Thường Dễ Bỏ Qua, Còn Người EQ Cao Lưu Tâm Và ...