Người Quê Tôi Uống Trà Với Lửa - Tìm Kiếm - Cổng Thông Tin điện Tử ...

Với người Tày chúng tôi, bếp lửa không chỉ dùng để đun nấu, mà còn làm thành phòng khách. Một phòng khách đặc biệt, nó không giống như ở các thành phố, thị xã. Phòng khách của họ sáng choang, rộng thênh thang gần bằng một ngôi nhà. Trong phòng treo các dòng tranh nghệ thuật. Có bình hoa lúc nào cũng tươi. Có bộ bàn trà bằng gỗ quý. Có quạt cây, quạt trần. Có lắp điều hòa. Phòng khách chúng tôi chính là bếp lửa. Lúc nào trong nhà cũng có lửa. Lửa là trái tim của ngôi nhà. Nhất là vào những ngày mùa Đông mưa rét cắt da cắt thịt, phòng khách kín mít những lưng là lưng. Lưng nào cũng choàng áo bông, áo len to sù. Đầu thì đội chiếc mũ nồi mũ len, mũ lông thú... chiếc nào cũng lên nước bồ hóng. Người ngồi đối diện người, nhìn nhau qua ngọn lửa hồng mà bày ra khối chuyện khóc cười. Họ xổ hết ruột gan ra mà tâm sự, có tiếng củi lép bép vỗ vào tán thưởng, lại còn có cả ánh lửa liếm ngang qua mặt người như dát vàng.

Từ lâu, lửa đã được người dân quê tôi ví như người mẹ. Mỗi gộc củi to như bắp đùi. Người Tày gọi “pỏ phầy”, nghĩa là bố lửa. Bố lửa nằm chềnh ềnh choán cả lối đi. Chẳng kể ngày hay đêm, lửa từ gộc củi cứ líu nhíu vào mặt nhau cho sự ấm áp. Than cứ âm ỉ nhìn vào mắt nhau mà nóng lòng. Cho dù mưa tuyết rơi trắng xóa cả trời đất rừng cây núi đá, lạnh xuống đến ba bốn độ âm. Nhưng trong nhà vẫn đầy ắp tiếng nói tiếng cười giòn tan, ấm áp. Những bàn tay mập mạp, hay nhăn nheo đồi mồi, đều hồng hào khi cầm chén trà hơ trên than đỏ. Có thể nhìn thấy cả những đốt xương ngón tay như đọc phim âm bản. Người miền núi gần gũi thân thiết một phần là nhờ có lửa. Người miền núi không có khái niệm tắt lửa lòng là gì.

Bếp lửa truyền thống của người Tày

Khách khứa dù thân hay sơ, khi vừa bước chân vào cửa liền được chủ nhà dắt tay mời ngồi. Chủ khách khoanh hai chân ngồi xếp bằng, vo lại cho thật tròn. Và câu chuyện bắt đầu nóng lên. Nước trên kiềng ba lá cũng vừa sôi lạch bạch. Chủ nhà liền nghiêng ấm pha trà mời khách. Trà này gọi là “khún noôc” tiếng Tày nghĩa là trà con chim. Đấy là một loại trà nghe tên rất thô, có phần khiếm nhã nhưng cực kỳ ngon ngọt. Một loại trà hiếm thấy trên nhiều vùng đất mà tôi từng đi qua. Gọi là trà con chim, là bởi vì nhờ những đàn chim di trú trốn rét mang theo giống cây này từ phương Bắc về. Nghe nói đó là giống cây mọc vùng núi Everest xa xôi. Và khi chúng đang bay, bỗng vô tình tra hạt giống trà này xuống đất. Vài tháng sau, chúng mọc thành cây. Một năm sau chúng mọc thành vồng, chục năm sau chúng mọc bầy đàn. Trăm năm sau, chúng vẫn thế thôi. Giống cây giây leo này thuộc dòng nhập cư. Đất đá quê tôi nghèo sơ nghèo xác, không hiểu sao nó lại chọn nơi này làm quê hương thứ hai.

Ngày nay người Tày đã biết trồng và thưởng thức trà mạn cùng các loại trà từ các vùng miền khác nhau

Từ đời cụ kỵ ông cha chúng tôi lên núi hái nó về sao tẩm qua loa, thậm chí chỉ cần phơi nắng cho bay hết mùi sương muối, rồi dùng nó như trà mạn. Khi bưng tách trà lên gần kề miệng, hương tỏa lâng lâng bay bay ngỡ như mùi cốm mới. Khi bắt đầu uống, thấy nó nhàn nhạt như nước lã, nuốt xuống lưng chừng cổ họng, một lúc sau trà mới tiết ra vị ngọt. Nó ngọt thanh mát chứ không đắng như trà tương tư. Không ngọt chua như người lắm lời, hay ngọt mặn như đêm đêm một mình nằm ôm gối chiếc. Chúng tôi xin bảo đảm các vị nếm trà “khún noôc” một lần. Một lần thôi rồi nhớ mãi.

Uống trà “khún noôc” ngày đông da không khô nẻ. Uống tới đâu ấm nóng rần rật tới đó. Uống vào những Người ngồi đối diện người, nhìn nhau qua ngọn lửa hồng mà bày ra khối chuyện khóc cười. Họ xổ hết ruột gan ra mà tâm sự, có tiếng củi lép bép vỗ vào tán thưởng, lại còn có cả ánh lửa liếm ngang qua mặt người như dát vàng.50 51 ngày hè nóng nực, lại cho ta mát từ trong ruột mát ra. Trẻ con không bị rôm sảy, người lớn không bị ung nhọt, người già không bị khô da. Trai thanh, gái nụ uống trà này hát lượn thâu đêm, suốt sáng, không bị khản cổ mất tiếng Đấy là đồ uống dân giã. Nó vừa an toàn cho sức khỏe, lại không mất tiền mua ngoài chợ, muốn lúc nào được lúc ấy. Đó! Trà “khún noôc” quyện với mùi rơm của chiếc ghế ngồi, cộng thêm mùi lửa nghiến đang hừng hực cháy, cộng thêm mùi sương muối thơm như thính. Làm nên một không gian đặc biệt Tày. Ai đã được uống trà một lần rồi sẽ nhớ đến thắt đáy lưng ong.

Nói thật lòng, chỉ có dân dã mới có kiến thức sâu sắc về trà. Uống trà, thực ra là uống các loại thuốc. Mỗi loại trà trị một bệnh. Kỳ diệu chưa

Nói đến đồ uống dân giã, phong phú nhiều như vỏ trấu. Này nhé, còn có trà lá ổi, uống vào buổi sáng bổ ngang nhân sâm Cao Ly. Có trà gạo rang thanh nhiệt. Trà gừng dành cho người huyết áp thấp. Trà bạc hà cho người hay say xe... Nói thật lòng, chỉ có dân giã mới có kiến thức sâu sắc về trà. Uống trà, thực ra là uống các loại thuốc. Mỗi loại trà trị một bệnh. Kỳ diệu chưa. Đã khá lâu, không thấy người quê tôi dùng trà “khún noôc” nữa. Bây giờ, ở nhà các anh chị tôi, các bạn bè tôi mọi người đều sành uống trà. Nào là móc câu hương sen. Trà Tân Cương nõn tôm. Trà Bảo Lộc Lâm Đồng, trà Atiso túi lọc. Trà Cung Đình đóng hộp. Trà Long Tỉnh Hàng Châu. Trảm Mã trà nghe hoang vu như miền cổ tích...

Từ khóa » Cây Lép Bép