Người Say Làn điệu Hát Dô - VNU

  • Tài nguyên số
  • Thư viện
  • Văn bản
  • E-mail
  • Liên hệ
  • Sơ đồ Website
English
  • Trang nhất
  • Theo dòng lịch sử
  • ĐHQGHN - Dấu ấn trong tôi
  • Chân dung
  • Đô thị Hòa Lạc
  • Hình ảnh
  • Video
  • Văn hóa
  • Sinh viên
  • Phiên bản in - PDF
ĐHQGHN Tin tức & sự kiện Bản tin Tạp chí Khoa học Văn học Lăng kính sinh viên Giảng đường - Cuộc sống Blog' SV Nhịp cầu bè bạn Nhịp sống trẻ
03:50:26 Ngày 02/12/2024 GMT+7
Người say làn điệu hát Dô
“Con hát tuổi hạn hai mươi/ Nếu qua độ ấy thì thôi hát hò/ Bao giờ đến hội hát Dô/ Thì còn phải kiếm gái tơ chưa chồng...” Đó không chỉ là lời ca đơn thuần mà là lời “hèm” (điều cấm kỵ) đã mấy trăm năm người dân Liệp Tuyết (Quốc Oai – Hà Nội) không ai dám vi phạm. Lời hèm ấy gắn với một điệu hát mà cứ 36 năm mới được cất lời một lần tại một nơi duy nhất là đền Khánh Xuân. Lần diễn ra hội hát Dô theo nghi thức truyền thống gần đây nhất đã từ năm 1926…
>>>> Bản tin số 253 (pdf) >>>> Người say làn điệu hát Dô (pdf) Hát Dô là thể loại dân ca nghi lễ, hình thành và phát triển trên mảnh đất xã Liệp Tuyết, gắn với tín ngưỡng thờ Đức Thánh Tản, vị thần đứng đầu trong “Tứ bất tử” linh thiêng của dân tộc ta. Nội dung diễn xướng hát Dô phản ánh nhận thức của người dân lao động về thiên nhiên, con người, mơ ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Cùng tồn tại song song với lời ca là các động tác múa phụ hoạ của các “con” (còn gọi là bạn nàng, chỉ một vai nữ) được kết hợp nhuần nhuyễn trong lúc diễn. Một canh hát Dô gồm có “cái” (một vai nam) xướng và “con” hoạ lại. Khi hát “bạn nàng” vừa hát vừa múa theo nội dung từng đoạn như: hái hoa, múa quạt, bắn cung, hái chè, dệt cửi… đặc biệt là động tác chèo thuyền. Theo đúng lệ tục, cứ 36 năm ứng với ba mươi sáu làn điệu mới tới kỳ hội thì phải đợi đến năm 2034 hội hát Dô mới được tiếp diễn. Trong khi đó, những cô gái tham gia kỳ hội lần trước đến nay còn duy nhất một mình cụ Kiều Thị Hạnh cũng đã 96 tuổi. Bẵng đi 63 năm bởi chiến tranh, những làn điệu độc đáo của hát Dô dần rơi vào quên lãng. Năm 1989, bà Nguyễn Thị Lan - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, tình cờ gặp cụ Đàm Thị Điều và được cụ truyền dạy hát Dô. Trải qua một thời gian dài, hát Dô tưởng chừng đã thất truyền, nhưng bằng sự lôi cuốn của chính những làn điệu truyền thống ấy, cùng với niềm tự hào của người dân Liệp Tuyết, vượt qua những điều cấm kỵ với quyết tâm khôi phục làn điệu truyền thống quý giá của quê hương, bà Lan đã dày công sưu tầm những điệu Dô cổ, rồi tỉ mỉ ghi chép và thuyết phục các cụ cao niên truyền dạy lại cho lớp trẻ. Từ buổi học hát ban đầu ấy, người dân Liệp Tuyết như sống trong một bầu không khí mới. Các em ở độ tuổi từ mười một đến mười bốn, sáng đi học, chiều ra bãi trồng ngô, nhưng tối về lại í ới gọi nhau tập hát.  Trên cơ sở Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết được thành lập do bà Lan làm chủ nhiệm, năm 2003 Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã công nhận đây là địa chỉ văn nghệ dân gian độc đáo. Cùng thời gian này, đền Khánh Xuân cũng đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Tiếp chuyện khách ngay trước hiên nhà, đang say sưa nói về hát Dô, bà Lan ngừng một lát, ánh mắt xa xăm hướng về phía đền Khánh Xuân, cất giọng: “Trúc trúc mai mai/ Nào khi trúc trúc mai mai/ Rồng ra là ra giãi nắng/ Cú (a) ngồi ngồi ngoài mưa… Cởi áo lại đây, chàng về cởi áo lại đây/ Áo thì thì thiếp mặc, gối mây, gối mây đợi chờ…”.
Thuỳ Dương - VNU Media
In bài viết Gửi cho bạn bè
Từ khóa :
Các bài mới hơn
  • MGU - Niềm tự hào không thể thay thế của nước Nga (19/05/2013)
  • Nữ giới vẫn bị kì thị trong khoa học (10/05/2012)
Các bài cũ hơn
  • Caltech - Thánh đường khoa học toàn cầu (19/01/2012)
  • Michael Di Giovine: “ý thức về hòa bình trong mỗi con người” (18/01/2012)
  • Singapore và cuộc chiến toàn cầu về tài năng (03/01/2012)
  • Đại học Princeton - Nơi sản sinh nhiều thiên tài (03/01/2012)
  • Singapore và cuộc chiến toàn cầu về tài năng (29/12/2011)
  • Marie Curie: Người hai lần nhận giải Nobel (29/12/2011)
  • Lý Quang Diệu & sức mạnh của các giá trị Châu Á (07/07/2010)
  • Các trường đại học hàng đầu ở Anh tăng cường khâu tuyển chọn (15/06/2009)
  • Du học Ấn Độ (09/03/2007)
  • Du học New Zealand (09/03/2007)
Xem tin bài theo thời gian :
Bản tin ĐHQGHN (số 393) | PDF
Tìm số báo Bản tin ĐHQGHN (số 393) Bản tin ĐHQGHN số 392 Bản tin ĐHQGHN số 390 Bản tin ĐHQGHN số 389 Bản tin ĐHQGHN số 388 Bản tin ĐHQGHN số 387 Bản tin số 386 (02/2024) Bản tin số 385 (Số đặc biệt Tết Giáp Thìn) Bản tin số 384 (tháng 12/2023) Bản tin số 383 (tháng 11/2023) Bản tin số 382 (tháng 10/2023) Bản tin số 381 (tháng 09/2023) Bản tin số 380 (tháng 08/2023) Bản tin số 379 (07/2023) Bản tin số 378 (06/2023) Bản tin số 377 (05/2023) Bản tin số 376 (04/2023) Bản tin số 375 (03/2023) Bản tin số 374 (02/2023) Bản tin số 372 (12/2022) Bản tin số 371 (11/2022) Bản tin số 373 (01/2023) Bản tin số 370 (10/2022) Bản tin số 368 (08/2022) Bản tin số 369 (09/2022) Bản tin số 367 (07/2022) Bản tin số 366 (06/2022) Bản tin số 365 (05/2022) Bản tin số 364 (04/2022) Bản tin số 363 (03/2022) Bản tin số 362 (02/2022) Bản tin số 361 (Số Tết 2022) Bản tin số 360 (2021) Bản tin số 359 (2021) Bản tin số 358 (2021) Bản tin số 339 (2019) Bản tin số 345-346 (2019) Bản tin số 342 (2019) Bản tin số 338 (2019) Bản tin số 337 (2019) Bản tin số 335-336 (2019) Bản tin số 334 (2018) Bản tin số 331 (2018) Bản tin số 327 (2018) Bản tin số 326 (2018) Bản tin số 324 (2018) Bản tin số 321 (2017) Bản tin số 320 (2017) Bản tin số 319 (2017) Bản tin số 316 (2017) Bản tin số 301 (2016) Bản tin số 300 (2016) Bản tin số 292+293 (2015) Ban tin số 300 (2016) Bản tin số 298+299(2016) Bản tin số 291 (2015) Bản tin 290 (2015) Bản tin số 266 (4/2013) Bản tin số 265 (3/2013) Bản tin số 264 (2/2013) Bản tin ĐHQGHN số 262 + 263 (2013) Số đặc biệt Xuân Quý Tỵ Bản tin số 261 (11/2012) Bản tin số 260 (10/2012) Bản tin số 259 (09/2012) Bản tin số 258 (08/2012) Bản tin số 257 (07/2012) Bản tin số 256 (06/2012) Bản tin số 255 (05/2012) Bản tin số 254 (04/2012) Bản tin số 253 (03/2012) Bản tin số 252 (02/2012) Bản tin số 250 (12/2011) và 251 (1/2012) Bản tin số 249 (11/2011) Bản tin số 248 (10/2011) Bản tin số 247 (9/2011) Bản tin số 246 (8/2011) Bản tin số 245 (7/2011) Bản tin số 244 (6/2011) Bản tin số 243 (5/2011) Bản tin số 242 (4/2011) Bản tin số 241 (3/2011) Bản tin số 240 (2/2011) Bản tin số 239 (1/2011) Bản tin số 238 (12/2010) Bản tin số 237 (11/2010) Bản tin số 236 (10/2010) Bản tin số 235 (9/2010) Bản tin số 234 (8/2010) Bản tin số 233 (7/2010) Bản tin số 232 (6/2010) Bản tin số 231 (5/2010) Bản tin số 230 (4/2010) Bản tin số 229 (3/2010) Bản tin số 228 (2/2010) Bản tin số 227 (1/2010) Bản tin số 226 (12/2009) Bản tin số 225 (11/2009) Bản tin số 224 (10/2009) Bản tin số 223 (9/2009) Bản tin số 222 (8/2009) Bản tin số 221 (7/2009) Bản tin số 220 (6/2009) Bản tin số 219 Bản tin số 218 Bản tin số 217 Bản tin số 216 Bản tin số 215 Bản tin số 214 Bản tin số 213 Bản tin số 212 Bản tin số 211 Bản tin số 210 Bản tin số 209 Bản tin số 208 Bản tin số 207 Bản tin số 206 Bản tin số 205 Bản tin Số 204 Bản tin số 203 - Tết Mậu Tý 2008 Bản tin ĐHQGHN số 202 Bản tin ĐHQGHN - Số 201 Bản tin số 200 Bản tin số 199 Bản tin số 295 (2015)
TIN BÀI XEM NHIỀU NHẤT
  • Vài suy nghĩ về giáo dục và đào tạo phục vụ cho phát triển
  • 10 sự kiện nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • 10 thành tựu nổi bật của ĐHQGHN năm 2011
  • Nguồn gốc ý nghĩa từ Cát-xê
  • Tự chủ đại học: Xu thế của phát triển
  • Học vị tiến sĩ cũng lắm gian nan
  • Học sinh ngày càng chán học môn lịch sử
  • 9 nguyên tắc “vàng” trong giảng dạy đại học
  • Có chí thì nên
  • Cần đổi mới cơ bản công tác quản lý giáo dục
TRÊN WEBSITE KHÁC

Trang diễn đàn | Diễn đàn Học sinh - Sinh viên | Diễn đàn Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh | Diễn đàn Phụ huynh Học sinh - Sinh viên

Copyright ®2010, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - 144 Đường Xuân Thủy,QuậnCầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Điều khoản sử dụng | Bản quyền khiếu nại

Từ khóa » Hát Dô Liệp Tuyết