Người Suy Giảm Miễn Dịch Khó Chống Lại Covid-19 Nếu Chỉ Tiêm ...
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người suy giảm miễn dịch tiêm Evusheld
PGS.TS.BS Phạm Văn Bùi, Chủ tịch Hội thận lọc máu TP HCM, Giảng viên cao cấp Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM, cho biết: “Những người có bệnh nền nếu bị suy giảm miễn dịch dù đã tiêm 2-3 mũi vaccine vẫn có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 và có khả năng diễn tiến nặng”.
Các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng chỉ 2% người trưởng thành bị suy giảm miễn dịch nhưng chiếm đến 40-44% ca nhập viện dù đã tiêm đầy đủ vaccine Covid-19.
Về số lượng, người suy giảm miễn dịch sau tiêm 2 liều vaccine thì nồng độ kháng thể được tạo ra thấp hơn từ 1,3 – 23 lần so với người bình thường. Về hiệu quả, hoạt động trung hòa của kháng thể chống lại SARS-CoV-2 cũng yếu hơn 32 – 64 lần. Về độ bền, gần 50% số người được nghiên cứu, nồng độ kháng thể và đáp ứng tế bào T của những người này giảm dưới ngưỡng phát hiện sau 6 tháng.
Tiêm vaccine rất hữu ích và quan trọng nhưng chỉ tiêm mỗi vaccine thì người bệnh vẫn đối mặt tình trạng nhập viện cao gấp 3 lần. Chưa kể, người bệnh mắc Covid-19 sẽ trở nặng chuyển vào khoa ICU (khoa Hồi sức tích cực và Chống độc), tăng khả năng dùng thuốc vận mạch, nguy cơ tử vong so với người bình thường đều cao gấp 1,5 – 2 lần. Khi mắc Covid-19 thì người bệnh sẽ mất nhiều tháng mới khỏi bệnh. Người suy giảm miễn dịch kéo dài thời gian mắc Covid-19 sẽ tạo cơ hội cho các biến thể mới xuất hiện, từ đó lây lan cho cộng đồng.
Người suy giảm miễn dịch không thể tạo ra kháng thể đầy đủ khi tiêm vaccine, do vaccine không phát huy được hết tác dụng phòng bệnh. Cách giúp người bệnh tăng cường miễn dịch chống lại đại dịch là đưa kháng thể đơn dòng như Evusheld vào cơ thể. Điều này đã được chứng minh thành công ở nhiều quốc gia.
Một nghiên cứu tại Pháp ghi nhận việc sử dụng Evusheld vừa xác nhận hiệu quả vượt trội sau khi tiêm cho hơn 416 người ghép thận. Những người này dù đã tiêm vắc xin mRNA ngừa Covid-19 nhưng không đạt được đáp ứng miễn dịch cần thiết nên phải tiêm Evusheld. Suốt 2,5 tháng được theo dõi sau tiêm Evusheld, hơn 90% bệnh nhân vẫn được bảo vệ không bị nhiễm Covid-19.
Kết quả này khá tương đồng với kết quả nghiên cứu PROVENT được công bố trước đây cho thấy kháng thể đơn dòng Evusheld giảm 83% nguy cơ nhiễm Covid-19 có triệu chứng, không có ca chuyển nặng hay tử vong sau ít nhất 6 tháng theo dõi.
Tránh hậu Covid-19 cho người suy giảm miễn dịch
Mắc Covid-19 có thể khỏi nhưng điều khiến nhiều chuyên gia y tế lo ngại là tình trạng hậu Covid-19 kéo dài với nhiều hậu quả chưa thể thống kê. Kể từ ngày người bệnh có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, có đến 68% F0 tồn tại triệu chứng hậu Covid-19 kéo dài từ 2 – 5 tháng sau khi khỏi bệnh; 17,4% kéo dài triệu chứng hơn 5 tháng; gần 5% còn triệu chứng sau 10 tháng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) đã tổng kết trên 200 dấu hiệu của người bệnh sau khi mắc Covid-19, đặc trưng nhất là tổn thương tại phổi (khó thở); mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ…
Với người bình thường, việc tiêm nhắc lại vaccine vẫn là “vũ khí chiến lược” để ngừa Covid-19, nhưng với người suy giảm miễn dịch, nhất là người bệnh nền, thừa cân béo phì thì cần thêm “áo giáp đặc biệt” để ngừa Covid-19 cũng như những hậu quả nặng nề của Covid-19.
Trước đó, tạp chí Y khoa New England công bố dữ liệu về kết quả PROVENT pha III đã khẳng định: kháng thể đơn dòng Evusheld ngừa Covid-19 giúp giảm 83% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng, không có ca nặng hoặc tử vong sau 6 tháng theo dõi.
Người bệnh tại Việt Nam được sử dụng Evusheld sớm hàng đầu thế giới
Hiện thế giới có 29 nước được cấp phép và sử dụng Evusheld nhưng Việt Nam may mắn là một trong những quốc gia đầu tiên cùng với Mỹ đưa thành công thuốc kháng thể đơn dòng Evusheld về nước, mở ra cơ hội cho cả ngàn người có đủ kháng thể chống lại SARS-CoV-2.
Trong khi người dân các nước như Anh, Hàn Quốc… vẫn đang trông chờ, tiếp cận Evusheld khó khăn. Thậm chí tại Đức, kháng thể đơn dòng Evusheld chưa được phân phối rộng rãi, chỉ có cho một nhóm người sử dụng với số lượng hạn chế.
PGS.TS.BS Phạm Văn Bùi cảnh báo: “Những người có bệnh nền nếu bị suy giảm miễn dịch dù đã tiêm 2-3 mũi vaccine vẫn có nguy cơ bị nhiễm Covid-19 và có khả năng diễn tiến nặng”. Các đối tượng này thường là những bệnh nhân ung thư, mắc bệnh lý huyết học ác tính, ghép tạng, đang điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, hoặc bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý. Do vậy, cơ thể họ thường không thể tạo kháng thể tối ưu, khiến khả năng phòng bệnh chủ động bằng vaccine thấp hơn nhiều lần so với những người không mắc các bệnh lý trên.
PGS.TS.BS Trần Quang Bính – Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ: hàng ngàn người Việt Nam đã được tiêm kháng thể đơn dòng Evusheld tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TP.HCM, nhưng con số này còn rất ít so với nhu cầu thực tế của nhóm người bệnh suy giảm miễn dịch, ghép tạng (gan, thận…), ung thư, viêm khớp tự miễn, lupus ban đỏ… tại Việt Nam.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Nếu dịch Covid-19 trở lại cộng với dịch viêm đường hô hấp do phế cầu khuẩn, cúm… đang tăng nhanh sẽ nguy hiểm cho nhóm người suy giảm miễn dịch, mắc bệnh nền như đái tháo đường, bệnh COPD và các bệnh phổi khác, bệnh gan, bệnh thận mãn tính, tim mạch, bệnh lý mạch máu não, bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ), tăng huyết áp, thừa cân béo phì… Những bệnh nhân này cần sớm tiêm nhắc lại vaccine hay Evusheld để lớp áo giáp thêm chắc chắn trước dịch Covid-19.
Từ khóa » Khoa Miễn Dịch Bệnh Viện 108
-
Giới Thiệu Khoa Miễn Dịch
-
Khoa Miễn Dịch
-
Khoa Miễn Dịch | Văn Phòng Công Nhận Chất Lượng (BoA)
-
Khoa Miễn Dịch - Bệnh Viện Truyền Máu – Huyết Học
-
Khoa Miễn Dịch - Di Truyền Phân Tử
-
KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP - THẬN TIẾT NIỆU - DỊ ỨNG MIỄN DỊCH
-
Cộng đồng Hỏi đáp Chuyên Khoa Dị ứng - Miễn Dịch - ISofHcare
-
Khoa Miễn Dịch - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Thầy Thuốc ưu Tú, Tiến Sĩ, Bác Sĩ Nguyễn Đăng Mạnh (Bác Sĩ Từ Xa)
-
BỆNH VIỆN BỆNH NHIẾT ĐỚI TRUNG ƯƠNG
-
Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108 - Facebook
-
Kết Quả Tìm Kiếm Theo Tác Giả "Vũ Bằng Đình" Có 40 Tài Liệu
-
Thông Tin Y Tế Trên Các Báo Ngày 23/10/2021 - Tin Tức Sự Kiện