Người Thầy Trung Bình Chỉ Biết Nói, Người Thầy Xuất Chúng Biết Minh ...
Có thể bạn quan tâm
Có một sự thật hiển nhiên, chất lượng giáo dục của các nước phương Tây tốt hơn phương Đông. Điều gì đã làm nên chất lượng khác biệt đó? Điều khác biệt chính là triết lý, cách nhìn với giáo dục của phương Tây khác phương Đông. Nếu như phương Đông đề cao “tôn sự trọng đạo”, có muôn vàn những bài học, những câu ca dao, tục ngữ đề cập đến “bổn phận” của người học với thầy cô giáo, với nhà trường thì phương Tây, họ ngược lại. Các câu danh ngôn về giáo dục của phương Tây chủ yếu nói về “bổn phận” của người thầy, của cơ sở giáo dục với người học.
Tập huấn cán bộ, giảng viên, nhân viên đầu năm học là hoạt động sinh hoạt chuyên môn thường niên của ĐH Đại Nam.
Thật vậy, nếu người thầy và cơ sở giáo dục xem giáo dục là một ngành kinh doanh chân chính, chất lượng đào tạo sẽ tự khắc được nâng cao, được khẳng định. Lãnh đạo trường, cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên sẽ biết rõ vị trí của mình ở đâu, cần làm gì, làm như thế nào. Đặc biệt, lãnh đạo sẽ biết cách tạo động lực, truyền cảm hứng cho cán bộ, giảng viên và nhân viên; cán bộ, giảng viên sẽ biết cách tạo động lực, truyền cảm hứng cho chính mình, cho đồng nghiệp của mình và cho học trò.
Với mong muốn tạo động lực, truyền cảm hứng làm việc, học tập; cung cấp thêm nhưng kiến thức bổ ích hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên và sinh viên, Trường Đại học Đại Nam tổ chức tuần lễ tập huấn cán bộ, giảng viên và nhân viên đầu năm học.
Tuần lễ tập huấn đầu năm học có sự tham gia của 100% cán bộ, giảng viên và nhân viên trong trường.
Đây là hoạt động sinh hoạt chuyên môn thường niên; là một trong những mục tiêu quan trọng nằm trong Chiến lược phát triển của Trường ĐH Đại Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030; là hoạt động thiết thực góp phần xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên chuyên nghiệp, giỏi chuyên môn, nhiệt huyết trong công việc, muốn gắn bó lâu dài với nơi mình đang làm việc.
Lãnh đạo là người tạo ra người hùng chứ không phải là người hùng
Buổi tập huấn TẠO ĐỘNG LỰC, TRUYỀN CẢM HỨNG cho cán bộ, giảng viên và sinh viên đầu năm học của Trường ĐH Đại Nam có sự tham gia của PGS.TS Nguyễn Văn Nhã - nguyên Trưởng ban Đào tạo ĐHQGHN, nguyên Tổng thư ký Dự án Phát triển nhân tài Quốc gia, Viện trưởng Viện NCKH ứng dụng miền Nam.
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã chia sẻ về phương pháp tạo động lực và truyền cảm cho sinh viên trong tuần lễ tập huấn đầu năm học.
PGS.TS Nguyễn Văn Nhã bắt đầu buổi chia sẻ với cán bộ, giảng viên và nhân viên DNU bằng câu danh ngôn nổi tiếng của nhà văn William A. Warrd (Hoa Kỳ) “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi chỉ biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng…” Ông nhấn mạnh người thầy đóng vai trò quyết định vô cùng quan trọng đến chất lượng đào tạo của một cơ sở giáo dục.
Thày cô Đại Nam thẳng thắn trao đổi về các phương pháp truyền cảm hứng cho sinh viên.
Cách duy nhất để tạo ra những điều kỳ diệu là yêu điều mình làm
Nguyên Trưởng ban Đào tạo, ĐH Quốc Gia Hà Nội chia sẻ: "Không phải ngẫu nhiên mô hình thành công lại bao gồm: Kiến thức, thái độ, kỹ năng và thói quen. Bởi vì Động lực là thứ giúp chúng ta bắt đầu còn thói quen là thứ giúp chúng ta đi tới. Cách duy nhất để tạo ra những điều kỳ diệu là yêu điều mình làm. Nếu chưa tìm ra điều đó hãy kiên trì, đừng thỏa hiệp”.
Muốn tạo động lực cho sinh viên trước tiên giảng viên phải yêu quí công việc của mình, nơi mình làm việc.
Ông dẫn chứng thêm, thành công phụ thuộc 4% kiến thức, 26% kỹ năng và 70% thái độ. Hiếm có một người nào sinh ra đã có bản năng bẩm sinh thuyết trình, phần lớn mọi người rèn giũa kỹ năng qua quá trình phấn đấu, nỗ lực, tích lũy kinh nghiệm qua sách vở và quá trình giao tiếp mà hình thành nên. “Hãy nhớ cuộc sống được tạo ra để bạn nhận những gì bạn xứng đáng chứ không phải những gì bạn muốn…”
Hãy yêu và trân trọng công việc bạn đang làm, bạn sẽ có động lực và cảm hứng làm việc mỗi ngày.
Làm thế nào để tạo động lực, cảm hứng làm việc tốt nhất? PGS.TS Nguyễn Văn Nhã khẳng định nếu bạn thay đổi tất cả mọi thứ sẽ thay đổi phù hợp với bạn. Đừng chờ đợi mọi thứ sẽ thay đổi cho bạn vì nó sẽ không thay đổi. Thay đổi chính bản thân mình và mọi thứ sẽ thay đổi theo bạn… “Để hấp dẫn những mẫu người hấp dẫn, bạn phải là một người hấp dẫn. Để hấp dẫn những người có sức mạnh, bạn phải là một người có sức mạnh. Để hấp dẫn những người trung thành, bạn phải là một người trung thành. Thay vì tìm kiếm những người như thế, hãy thay đổi chính bản thân mình và rồi bạn sẽ hấp dẫn họ. Thế giới không ngừng thay đổi nên tư duy, lối sống cũng cần thay đổi”.
Hãy là người thầy biết truyền cảm hứng và khiêm nhường đứng sau kỳ tích
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Văn Nhã, khả năng truyền cảm hứng của người thầy không phải đến từ ngoại hình để thành các “thầy giáo hotboy” hay “cô giáo hotgirl” hoặc các “tài lẻ” mà cái chính là sự nhiệt thành đối với người học, đối với nghề nghiệp.
Người thầy có tâm huyết, trách nhiệm và tình cảm sâu sắc việc dạy học sẽ biết cách làm sao để truyền cảm hứng cho học trò.
Khi người thầy có tâm huyết, có trách nhiệm, có tình cảm sâu sắc, đúng mực cộng với những tài năng khác, có thể biến những buổi lên lớp thành những buổi học lớn, vượt ra ngoài chuyên đề, bài giảng cụ thể, biến những buổi trao đổi ngoài giờ thành các buổi sinh hoạt ngoại khóa đầy bổ ích, biến bản thân thành một tấm gương sáng để người học tự noi theo mà không cần phải kêu gọi, tác động. “Khi người thầy lấy công việc dạy học tự truyền cảm hứng cho mình thì qua công việc đó có thể truyền cảm hứng cho người học. Say mê với nghề nghiệp, yêu quý, trân trọng người học và xem đó là đối tượng bộc lộ cụ thể, trực tiếp của sự say mê nghề nghiệp, thì gần như tự nhiên sẽ tạo ra được sự hứng khởi phù hợp… Tuy nhiên, người thầy chỉ có thể truyền được cảm hứng khi hiện thân của tính chuẩn mực, hình mẫu nào đó. Sẽ thật khó là người truyền cảm hứng trọn vẹn nếu người thầy có những khiếm khuyết hoặc sai sót về mặt nhân cách, phẩm chất”.
Người thầy truyền cảm hứng cần phải thỏa mãn được 3 nguyên tắc cơ bản trong ứng xử không chỉ trích không oán trách, không than phiền; chân thành khen ngợi, biết ơn người khác; khơi gọi ở người khác mong muốn hành động thay vì yêu cầu hay ra lệnh và 06 thói quen chân thành quan tâm đến người khá; mỉm cười – ấn tượng đẹp và đơn giản; tên – là một âm thanh êm đềm thân thương và quan trọng nhất đối với người đó; biết lắng nghe và khuyến khích người khác nói về họ; nói về điều mà người khác quan tâm; chân thành cho người khác thấy sự quan trọng của họ.
Tại ĐH Đại Nam, thầy cô không chỉ là “thầy” mà còn là những người bạn lớn luôn đồng hành cùng sinh viên, học viên.
Bên cạnh đó, người thầy tài năng cần biết quản lý được các mối quan hệ, hòa đồng được với sinh viên, phát triển lớp kế cận, luôn hỗ trợ và có kỹ năng giao tiếp tốt, giỏi giải quyết mâu thuẫn, tự điều chỉnh bản thân, thích nghi và linh hoạt với các thử thách, luôn mỉm cười, suy nghĩ trước khi hành động.
“Khiêm nhường đứng sau kỳ tích. Tư Tưởng sẽ biến thành Lời nói. Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động. Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen. Hãy chú trọng Thói quen vì chúng sẽ hình thành Nhân cách. Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số Mệnh.Và Số Mệnh của bạn sẽ là Cuộc Đời của bạn … ” PGS.TS Nguyễn Văn Nhã nhắn nhủ.
>>> ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC ĐẠI NAM TẠI ĐÂY.
Ban truyền thông
Từ khóa » Chị Biết Nói
-
ĐỒ CHƠI PET THÚ CƯNG BIẾT NÓI CỦA CHỊ CÀ CHUA - YouTube
-
Chí Tài - Biết Nói Gì Đây (Live At Mây Lang Thang) - YouTube
-
KHẮC VIỆT - Biết Nói Là Tại Sao (OFFICAL MV) - YouTube
-
Chú Khỉ Biết Nói Tiếng Người, Chuyện Lạ Có Thật Hay Chỉ Là Tin đồn
-
BIẾT NÓI GÌ ĐÂY - HOÀNG CHÂU | OFFICIAL MUSIC VIDEO
-
Em Bé đáng Yêu Chỉ Biết Nói 'no No' - YouTube
-
Chỉ Biết Nói Cười Vậy Thôi - YouTube
-
Top 14 Chị Biết Nói
-
Sách - Small Talk – Nói Chi Khi Chẳng Biết Nói Gì? | Shopee Việt Nam
-
SMALL TALK – Nói Chi Khi Chẳng Biết Nói Gì? - Thái Hà Books
-
Trẻ Mấy Tháng Biết Nói? Dấu Hiệu Bé Sắp Biết Nói - Huggies
-
Con Trẻ Vốn Không Biết Nói Dối. - Tổng đài Bảo Vệ Trẻ Em 111
-
Tôi Chỉ Biết Nói Tiếng Việt In English With Examples