Trẻ Mấy Tháng Biết Nói? Dấu Hiệu Bé Sắp Biết Nói - Huggies
Có thể bạn quan tâm
Nói là cách để bé tương tác với ba mẹ cũng như môi trường xung quanh. Ba mẹ nên theo dõi xem thông thường trẻ mấy tháng biết nói để chắc chắn rằng bé phát triển bình thường. Cùng Huggies tìm hiểu về vấn đề trẻ bao nhiêu tháng biết nói trong bài viết dưới đây nhé!
Trẻ mấy tháng biết nói?
Trẻ bao nhiêu tháng biết nói là điều mà đa số bố mẹ đều quan tâm. Bé sẽ bắt đầu làm quen với âm thanh khi ra đời, một số trẻ sẽ cảm nhận âm thanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Hầu hết các bé sẽ bắt đầu tập nói trong 3 đến 4 tháng tuổi và có sự thay đổi đáng kể trong 3 năm đầu đời, điều này chứng minh khả năng học hỏi và tiếp thu của bé diễn ra bình thường.
Trẻ từ 0-2 tháng tuổi
Lúc này độ tuổi của bé còn khá nhỏ, tai chưa thật sự phát triển nhiều nên chỉ mới nghe được những âm thanh như tiếng mẹ ru ngủ. Trong giai đoạn này bé có thể phát ra những âm thanh đơn như ahhh.
Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi
Trẻ từ 2-3 tháng tuổi
Lúc này ba mẹ sẽ phân biệt được tiếng khóc của bé trong những tình huống khác nhau. Mẹ cần xác định bé khóc do đói hay mệt để kịp thời dỗ dành, và chăm sóc bé nhé.
Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Trẻ từ 3-4 tháng tuổi
Ở giai đoạn này bé sẽ phát ra những âm thanh phức tạp hơn và bập bẹ nói muh-muh hoặc bah-bah
Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Trẻ từ 4-6 tháng tuổi
Lúc này con sẽ bắt chước ngữ điệu, âm lượng theo lời nói và nét mặt của ba mẹ. Các mẹ sẽ đóng vai trò quan trọng khi chơi đùa cùng con vì bé sẽ bắt đầu làm quen với môi trường xung quanh.
Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
Trẻ sẽ bắt đầu tập nói khi từ 3 - 4 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)
Cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ
3 tháng tuổi
Trẻ bao nhiêu tháng biết nói chắc hẳn sẽ là thắc mắc của các mẹ. Khi trẻ được 3 tháng tuổi, các mẹ sẽ thấy bé quan sát nhiều hơn và bắt đầu lắng nghe giọng nói của người thân, biết được đâu là người lạ và đâu là người quen. Bên cạnh đó, bé cũng phấn khích hơn khi nghe nhạc và thể hiện sự thích thú đối với 1 số âm thanh nhất định. Chẳng hạn như trẻ sẽ thích nghe tiếng của mẹ hơn của ba nếu mẹ là người chăm sóc cho bé nhiều nhất.
6 tháng tuổi
Giai đoạn này bé sẽ nói bập bẹ những từ như ba-ba hay ma-ma. Vào cuối tháng thứ 6, đầu tháng tháng 7, các bé sẽ có phản ứng khi nghe ai đó gọi tên mình. Trong lứa tuổi này, bé sẽ sử dụng âm thanh của mình để diễn đạt cảm xúc vui, buồn hay sợ hãi. Những âm thanh bé phát ra không phải là bé nói những từ đầu tiên mà chỉ mang tính ngẫu nhiên các mẹ nhé.
Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
9 tháng tuổi
Khi bé được 9 tháng, bé sẽ hiểu một số từ cơ bản. Chẳng hạn như trẻ sẽ hiểu những từ như xin chào hay tạm biệt khi ba mẹ nói.
Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
12 tháng tuổi
Nếu mẹ thắc mắc bé mấy tháng biết nói thì 1 tuổi là thời điểm bé bắt đầu nói những từ đơn giản như ba, mẹ. Các mẹ sẽ nhận thấy trẻ nói nhiều hơn và có nhiều cử chỉ như chỉ vào mẹ khi nhắc đến từ này. Ngoài ra bé còn hiểu những từ như “không” nhưng điều này không có nghĩa là bé sẽ làm theo lời mà ba mẹ nói đâu nhé. Khi bé giao tiếp với ba mẹ hoặc thích thú món đồ nào đó sẽ chỉ tay về hướng đồ vật đó. Thông thường trẻ sẽ phát ra âm thanh từ 6 tháng tuổi và tập nói nhiều hơn lúc 1 tuổi, ba mẹ cần theo dõi quá trình nói của bé để kiểm tra xem bé phát triển bình thường hay có gặp vấn đề chậm nói không nhé.
24 tháng tuổi
Việc theo dõi khi nào trẻ biết nói là cần thiết để các mẹ sớm phát hiện trẻ phát triển bình thường hay chậm nói. Lúc này bé sẽ bắt chước những từ mà bố mẹ nói hay nói những từ như ăn, uống. Bên cạnh đó, trẻ còn nối từ để tạo thành cụm như ba mẹ, trái bóng...Nhưng vì bé chưa phát âm rõ nên các mẹ chỉ có thể hiểu khoảng 50% những gì con nói.
Trẻ 2 tuổi còn có thể phân biệt các đồ vật hay bộ phận trên cơ thể. Bé có thể kể ra đâu là mắt, mũi, miệng hay đưa đúng đồ vật mà ba mẹ hỏi.
Tham khảo: Khủng hoảng tuổi lên 2: cùng con vượt qua như thế nào?
36 tháng tuổi
Lời nói của trẻ lên ba sẽ rõ ràng hơn thông qua những câu đơn giản. Ba mẹ lúc này cũng dễ dàng hiểu được những điều mà con nói. Điều mà các mẹ cần làm đó là dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe những gì bé chia sẻ. Vào giai đoạn 3 tuổi, trẻ sẽ nói các câu dài hơn và gọi tên các đồ vật mình thích chứ không chỉ tay nữa. Trẻ 36 tháng tuổi có thể hiểu và làm các chỉ dẫn của ba mẹ trong cuộc sống hàng ngày như tự cởi giày khi đi học về.
Tham khảo: 8 cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
Các cột mốc phát triển ngôn ngữ của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Dấu hiệu cho thấy bé chậm nói
Mỗi em bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau nên bố mẹ không nên tạo áp lực cho bé. Tuy nhiên, nếu trẻ có các dấu hiệu chậm nói sau đây thì bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra:
- Trẻ 7 tháng tuổi nhưng không có phản ứng gì với âm thanh.
- Trẻ từ 12 tháng tuổi không nói được bất kỳ từ nào và không có phản ứng khi được gọi tên.
- Trẻ 16 tháng tuổi vẫn không nói được và không biết chỉ vào đồ vật khi bố mẹ hỏi.
- Trẻ 18 tháng tuổi không bắt chước được lời nói nào, và không nói các từ đơn giản như ba, mẹ,...
- Khi trẻ được 2 tuổi nhưng vốn từ chỉ trong khoảng 15 từ, không thể nói câu với 2 từ. Ngoài ra, trẻ không hiểu các câu yêu cầu đơn giản hay các câu chỉ dẫn như lấy đồ chơi, uống nước, ăn cơm,...
- Trẻ từ 2 -3 tuổi thường xuyên không trả lời mà chỉ nhắc lại câu hỏi.
Xem thêm: Mẹo chữa trẻ chậm nói theo dân gian và khoa học hiệu quả
Ba mẹ nên làm gì khi trẻ chậm nói?
Tuy nhiều ba mẹ đã biết thông tin trẻ bao nhiêu tháng thì biết nói nhưng nếu con có dấu hiệu chậm nói thì chắc hẳn các mẹ sẽ lo lắng vì chưa biết cách giải quyết đúng không nào. Cách tốt nhất cần làm khi trẻ chậm nói đó là đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra để đánh giá:
- Khả năng ngôn ngữ thông qua việc trẻ hiểu ở mức độ nào;
- Khả năng diễn đạt ngôn ngữ;
- Trẻ có phản xạ như lắc đầu hay chỉ tay không;
- Khả năng phát âm của trẻ ở mức nào.
Bố mẹ nên kiên trì dạy bé tập nói mỗi ngày để phát triển khả năng ngôn ngữ cho bé (Nguồn: Sưu tầm)
Trong trường hợp trẻ chậm nói do mắc các bệnh về tâm lý như tự kỷ thì ba mẹ cần tuân thủ sự hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời chữa trị. Có thể kể đến một số cách hỗ trợ bé chậm nói các mẹ cần làm khi ở nhà như:
Dạy bé tập nói hàng ngày
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ bao nhiêu tháng biết nói thì việc dạy bé tập nói cũng rất quan trọng. Đối với trẻ mới bắt đầu tập nói, ba mẹ có thể dạy con những từ đơn giản như “ba”, “mẹ” hay từ chỉ đồ vật như “trái bóng” để bé tập phát âm và bắt chước theo. Có thể kết hợp hành động để bé mở rộng vốn từ của mình và dễ dàng nhận ra đồ vật hơn. Nói cách khác, khi các mẹ nói thì nên có hành động cụ thể như chỉ vào ba khi nói từ “ba” để bé nhận thức rõ ràng hơn. Từ đó giúp tăng khả năng giao tiếp bằng lời và bằng cử chỉ cho bé.
Tham khảo: Trẻ bị táo bón nên uống thuốc gì?
Đọc sách cho con cũng là ý tưởng hay mà các mẹ có thể thử qua nhé. Tìm những quyển sách có nhiều hình ảnh minh họa, màu sắc bắt mắt, đọc cho bé nghe và chỉ cho bé tên những nhân vật trong truyện.
Thay đổi môi trường cũng là cách để dạy bé nói. Thay vì ba mẹ chỉ ở trong phòng và nói chuyện với con thì có thể dẫn bé đến công viên để khám phá môi trường xung quanh, tăng khả năng tương tác với mọi người.
Một lưu ý mà ba mẹ không thể bỏ qua khi dạy trẻ tập nói là không nên cho bé xem tivi quá nhiều, điều này sẽ khiến bé dễ sống trong môi trường của mình và ngại giao tiếp với xung quanh. Nếu cho con xem tivi thì các mẹ hãy dành thời gian xem cùng, cùng thảo luận về các nhân vật trong phim để tạo cho bé khả năng phản xạ ngôn ngữ.
Tham khảo: Mẹo chữa trẻ chậm nói tại nhà
Cho bé giao lưu với bạn bè
Ngoài việc dạy trẻ nói tại nhà, các mẹ nên khuyến khích con tham gia các trò chơi cùng bạn bè. Cho bé chơi với bạn cùng lứa tuổi còn là cách để kích thích nhu cầu giao tiếp của trẻ. Ba mẹ có thể cho con đi nhà trẻ, cho bé giao lưu với bạn bè trong xóm hay tổ chức các buổi dã ngoại để con có nhiều cơ hội làm quen với nhiều bạn mới hơn. Khi bé chơi với bạn bè cùng lứa tuổi, bé sẽ tự tin hơn nhiều và thúc đẩy khả năng ngôn ngữ.
Không nên bắt ép trẻ nói
Một trong các nguyên nhân khiến bé chậm nói xuất phát từ yếu tố tâm lý. Vì thế trong quá trình giao tiếp với trẻ, nếu các mẹ nhận thấy con không có phản ứng hay trả lời thì đừng vội nóng giận hay la mắng con. Hành động này sẽ khiến bé lo sợ và không muốn giao tiếp với ai, kể cả ba mẹ. Thay vào đó ba mẹ hãy khen ngợi và tỏ ra thích thú khi bé phát âm từ nào đó. Truyền năng lực tích cực đến trẻ là cách để ba mẹ giúp cải thiện tình trạng chậm nói của con.
Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Mẹo giúp cải thiện việc chậm nói ở trẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh tư vấn thêm như sau:
Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói, vì vậy cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói bằng cách:
- Thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích và khen ngợi trẻ khi trẻ nói.
- Tập theo phương pháp đa giác quan: giới thiệu về 1 vật có trước mặt, cho trẻ nhìn thấy, sờ thấy, nghe thấy, chơi với nó, nếm nó...để trẻ phát triển toàn diện, dể ghi nhớ
- Không ép trẻ nói, nhưng khen ngợi khi trẻ nói
- Cho trẻ cơ hội để nói, không quá nuông chiều trẻ: ví dụ khi trẻ đòi đồ chơi, trẻ chỉ vào đồ chơi, là ba mẹ đưa liền thì trẻ sẽ mất cơ hội diễn tả món đồ chơi đó. Hãy để trẻ tập diễn tả món đồ chơi trước khi nhận được nó.
- Tập cho trẻ từ dễ đến khó, khi tập, nên lặp đi lặp lại để trẻ ghi nhớ, tốt nhất chọn những vật và tình huống quen thuộc hàng ngày
- Không cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chọn lọc chương trình ti vi phù hợp với thiếu nhi. Ba mẹ nên cùng xem các chương trình hoạt hình, ca nhạc với trẻ, khi xem có thể bình luận, nhận xét với trẻ để trẻ tập phản xạ ngôn ngữ.
Tóm lại, bé tuổi này đang học tập và bắt chước, ba mẹ cần theo sát và làm gương mẫu cho bé!
Biết được thông tin trẻ mấy tháng biết nói giúp ba mẹ theo dõi quá trình phát triển ngôn ngữ của con dễ dàng hơn. Các mẹ đừng quá lo lắng nếu con chậm nói nhé, hãy kiên trì dạy bé tập nói để kích thích khả năng ngôn ngữ của con. Đừng quên ba mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tâm lý và tính cách của con sau này nhé. Ngoài ra, mẹ có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác tại chuyên mụcBé tập đi hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
Từ khóa » Chị Biết Nói
-
ĐỒ CHƠI PET THÚ CƯNG BIẾT NÓI CỦA CHỊ CÀ CHUA - YouTube
-
Chí Tài - Biết Nói Gì Đây (Live At Mây Lang Thang) - YouTube
-
KHẮC VIỆT - Biết Nói Là Tại Sao (OFFICAL MV) - YouTube
-
Chú Khỉ Biết Nói Tiếng Người, Chuyện Lạ Có Thật Hay Chỉ Là Tin đồn
-
BIẾT NÓI GÌ ĐÂY - HOÀNG CHÂU | OFFICIAL MUSIC VIDEO
-
Em Bé đáng Yêu Chỉ Biết Nói 'no No' - YouTube
-
Chỉ Biết Nói Cười Vậy Thôi - YouTube
-
Top 14 Chị Biết Nói
-
Sách - Small Talk – Nói Chi Khi Chẳng Biết Nói Gì? | Shopee Việt Nam
-
SMALL TALK – Nói Chi Khi Chẳng Biết Nói Gì? - Thái Hà Books
-
Người Thầy Trung Bình Chỉ Biết Nói, Người Thầy Xuất Chúng Biết Minh ...
-
Con Trẻ Vốn Không Biết Nói Dối. - Tổng đài Bảo Vệ Trẻ Em 111
-
Tôi Chỉ Biết Nói Tiếng Việt In English With Examples