Người Thực Hiện Việc Vận Tải Hành Khách Bằng ô Tô Có Những Trách ...
Có thể bạn quan tâm
- Người thực hiện việc vận tải hành khách bằng ô tô có những trách nhiệm nào?
- Mức xử phạt đối với người vận tải hành khách bằng xe ô tô đón, trả hành khách không đúng nơi theo quy định?
- Thời gian làm việc đối với người vận tải hành khách bằng xe ô tô?
Người thực hiện việc vận tải hành khách bằng ô tô có những trách nhiệm nào?
Căn cứ Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
"Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;
b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô."
Theo đó người điều khiển xe ô tô phải chấp hành các quy định nêu trên.
Điều khiển xe ô tô (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với người vận tải hành khách bằng xe ô tô đón, trả hành khách không đúng nơi theo quy định?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau :
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để người lên, xuống xe khi xe đang chạy;
b) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
c) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền;
d) Xếp hành lý, hàng hóa trên xe làm lệch xe;
đ) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
e) Đón, trả hành khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị che khuất, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
h) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy không có hoặc không mang theo danh sách hành khách theo quy định, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc), không có hoặc không mang theo hợp đồng vận chuyển hoặc có hợp đồng vận chuyển nhưng không đúng theo quy định;
i) Vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có hoặc không mang theo Lệnh vận chuyển hoặc có mang theo Lệnh vận chuyển nhưng không ghi đầy đủ thông tin, không có xác nhận của bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến theo quy định;
k) Đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp đồng, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này;
l) Vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định không có danh sách hành khách theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định này;
m) Chở hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải theo thiết kế của xe;
n) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng gom khách, bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho từng hành khách đi xe; điều khiển xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng ấn định hành trình, lịch trình cố định để phục vụ cho nhiều hành khách hoặc nhiều người thuê vận tải khác nhau;
o) Không sử dụng thẻ nhận dạng lái xe để đăng nhập thông tin theo quy định hoặc sử dụng thẻ nhận dạng lái xe của lái xe khác để đăng nhập thông tin khi điều khiển xe ô tô chở khách;
p) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô;
q) Điều khiển xe vận chuyển khách du lịch, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng sử dụng hợp đồng điện tử không có thiết bị để truy cập được nội dung của hợp đồng điện tử và danh sách hành khách hoặc có nhưng không cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu, chở người không có tên trong danh sách hành khách hoặc vận chuyển không đúng đối tượng theo quy định (đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đi học, đi làm việc).
...
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;“.
Như vậy, đối với hành vi đón hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón khách sẽ bị áp dụng mức phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
– Tước bằng lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Thời gian làm việc đối với người vận tải hành khách bằng xe ô tô?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
"Điều 65. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này."
Theo đó thời gian làm việc của người điều khiển xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
Từ khóa » Nơi Quy định để Cho Xe ô Tô Khách đón Trả Khách
-
Xe Khách được Dừng đón, Trả Khách ở đâu? | Hỏi đáp Pháp Luật
-
Xử Phạt Xe ô Tô Khách đón, Trả Khách Không đúng Nơi Quy định
-
Hành Vi điều Khiển Xe ô Tô đón, Trả Khách Không đúng Nơi Quy định ...
-
Đón Trả Khách Không đúng Nơi Quy định Thì Bị Xử Phạt Thế Nào?
-
Mức Phạt Lỗi đón, Trả Khách Không đúng Nơi Quy định - Tổng đài Tư Vấn
-
Đón Trả Khách Không đúng Nơi Quy định Bị Phạt Thế Nào?
-
Tước Giấy Phép Lái Xe Với Trường Hợp ôtô đón, Trả Khách Sai Quy định
-
Xử Lý Dứt điểm Xe Khách Dừng đỗ Sai Quy định
-
Đơn Vị Vận Tải Hành Khách đón Khách Không đúng Nơi Quy định Chịu ...
-
Tiêu Chí Của điểm Dừng đón, Trả Khách Bằng Xe ô Tô Theo Tuyến Cố định
-
Tăng Cường Xử Lý Xe Khách đón Trả Khách Không đúng Nơi Quy định
-
Chấn Chỉnh Việc đón Trả Khách Không đúng Quy định - Hànộimới
-
Xử Phạt ô Tô Khách Chở Quá Số Người Quy định Thế Nào?
-
Lỗi đón Trả Khách Trên đường Cao Tốc Bị Phạt Bao Nhiêu? - VinFast