Người Tử Vong Vì COVID-19, Thi Thể được Xử Lý Thế Nào? - HCDC
Có thể bạn quan tâm
COVID-19 được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A, vậy người tử vong vì COVID-19, thi thể được xử lý thế nào?
Thời hạn hỏa táng, mai táng với các trường hợp mắc COVID-19 tử vong là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, người mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A tử vong thì thi thể phải được diệt khuẩn và tổ chức mai táng trong thời hạn 24 giờ.
Riêng với thi hài nhiễm COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn, thi hài nhiễm COVID-19 phải được hỏa táng, chỉ mai táng khi không thực hiện được việc hỏa táng. Đồng thời phải được khâm liệm càng sớm càng tốt và hỏa táng hoặc mai táng trong vòng 24 giờ kể từ khi tử vong.
Quy trình xử lý thi hài được thực hiện ra sao?
Đối với trường hợp tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh, thi hài sẽ được xử lý theo Quyết định 5188/QĐ-BYT, ngay sau khi người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tử vong để hạn chế lây nhiễm trong quá trình xử lý. Quá trình khâm liệm tuân theo quy trình đặc biệt với bệnh dịch nguy hiểm. Thực hiện khâm liệm càng sớm càng tốt. Việc khâm liệm phải được thực hiện tại nhà tang lễ bệnh viện, hạn chế tối đa số người tham gia khâm liệm. Người trực tiếp tham gia khâm liệm thực hiện phòng hộ cá nhân và rửa sạch tay bằng xà phòng. Tuyệt đối không để người nhà người bệnh thăm viếng trong suốt thời gian lưu giữ cho tới khi khâm liệm xong. Đặc biệt, hạn chế người vào viếng. Những ai vào viếng phải mang khẩu trang, không đụng chạm vào quan tài và vệ sinh tay bằng dung dịch cồn sau khi viếng. Ngoài ra, phải vận chuyển thi hài thẳng tới nơi hỏa táng hoặc nơi chôn (trong trường hợp tại tỉnh/thành nơi chuyển thi hài tới không có nơi hỏa táng) theo kế hoạch đã thống nhất với Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương. Chuyển thi hài bằng xe ô tô chuyên dụng thẳng tới nơi hoả táng hoặc nơi chôn. Người nhà người bệnh không được lên xe chuyển thi hài.
Đối với trường hợp tử vong tại cộng đồng, thi hài được xử lý theo quy định tại Quyết định 2233/QĐ-BYT. Ngay sau khi có người tử vong do nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, cần phải gọi điện thông báo chính quyền, cơ quan y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ xử lý thi hài. Cần phải hạn chế người không có nhiệm vụ vào khu vực có người tử vong do nhiễm COVID-19, trừ nhân viên y tế và người tham gia xử lý thi hài. Quy trình xử lý cũng phải đảm bảo phòng chống lây nhiễm.
Thanh toán chi trả như thế nào?
Theo thông tư 32/2012/TT-BTC ngày 29/02 năm 2012 về Quy định chế độ, quản lý và sử dụng kinh phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế, tại khoản 5, điêu 2 ghi rõ: Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì được miễn phí chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ đảm bảo theo đúng các quy định về chuyên môn y tế của việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Và trách nhiệm chi trả quy định tại điều 4 quy định CƠ SỞ CÁCH LY Y TẾ CÓ TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM KINH PHÍ để thực hiện đầy đủ chế độ cho người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 2 Thông tư này.
Theo nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 Quy dịnh chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, tại điều 14 quy đĩnh về hỗ trợ chi phí mai táng, cụ thể: Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định tại khoản 2 điều 4 nghị định này; Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết quy định tại khoản 1 Điều này do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét , hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực hiện, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quiy định tại khoản 2 Điều 4 nghị định này
Đơn vị nào thực hiện hỏa táng, mai táng?
Theo công văn 480/TTKSBT/SKMT-YTTH ngày ngày 28 tháng 2 năm 2020 về hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rít Corona (COVID-19) trong đó giao CÔng ty TNHH Môi trường đô thị thực hiên hỏa táng, mai táng thi hài nhiểm nCoV theo hướng dẫn xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi tút Corona
Thu Loan (HCDC tổng hợp)
Văn bản tham khảo:
- Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm
- Quyết định 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn phòng và kiểm soát SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Quyết định 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 về ban hành hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấpdo vi rút SARS-CoV-2 tại cộng đồng
- Thông tư 32/2012/TT-BTC ngày 29/02 năm 2012 về Quy định chế độ, quản lý và sử dụng kinh phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế
- Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 Quy dịnh chính sác trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- Công văn 480/TTKSBT/SKMT-YTTH ngày ngày 28 tháng 2 năm 2020 về hướng dẫn quản lý chất thải y tế và xử lý thi hài bệnh nhân tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (COVID-19)
Từ khóa » Cách Khâm Liệm Người Chết
-
Cách Thức Khâm Liệm Người Chết Trong Các đám Tang
-
Khâm Liệm Cho Người Chết Thực Hiện Thế Nào? - Tháp Long Thọ
-
Khâm Liệm Là Gì? Liệm Người Chết 2021 Cần Chuẩn Bị Những Gì?
-
67- Sau Khi Thân Nhân Mất, Gia đình Cần Làm Những Gì?
-
Khâm Liệm Người Chết Là Gì | Phong Tục Tang Ma Của Người Việt
-
Những Thủ Tục Khi Nhập Quan Và Việc Quan Trọng Cần Làm Trong Tang Lễ
-
Phong Tục Khâm Liệm Người Chết Của Người Việt
-
Đám Tang Người Việt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nghi Thức Khâm Liệm Trong Tang Lễ Người Việt
-
Các Thủ Tục Chuẩn Bị Cho Người Chuẩn Bị Mất, Không Muốn Nhưng ...
-
Khâm Liệm (niệm) Người Mất Nghĩa Là Gì? - Hiếu An
-
Khâm Liệm Là Gì - Đám Tang Người Việt
-
Khâm Liệm Là Gì - Payday Loanssqa