Những Thủ Tục Khi Nhập Quan Và Việc Quan Trọng Cần Làm Trong Tang Lễ

Sau khi làm đầy đủ thủ tục cho người quá cố gia quyến sẽ tiến hành lễ nhập quan. Lễ nhập quan là gì ? Những điều cần chú ý trong lễ nhập quan. Nhưng trước khi làm lễ nhập quan hãy chắc chắn rằng gia quyến đã làm đủ những việc cần làm khi người bệnh nhấp hối trước lúc lâm trung.

Những việc cần làm khi nhập quan

Chuẩn bi áo quan (quan tài)

Nếu gia đình đã chuẩn bị sẵn áo quan từ trước thì nên kiểm tra lại một lần nữa đê chuẩn bị nhập quan. Khi đóng áo quan thì phải theo khuôn khổ người quá cố để đóng áo quan cho phù hợp (cao, thấp, to, nhỏ,….). Nếu không chú ý khâu này, mà cứ đóng áng chừng, dẫn tới trường hợp người quá cố to hơn khuôn khổ áo quan thì không thế nào nhập quan được hoặc ngược lại, áo quan quá lớn thì phải bỏ thêm rất nhiều thứ đệm lót cho vừa, cũng phiền phức.

Gỗ dùng làm áo quan thì thời xưa, dân ta thường dùng gỗ vàng tâm hoặc gỗ dổi. Hai thứ gỗ này có nhiều dầu, có đặc tính hợp với sơn mài, chất dầu trong gỗ giữ cho sơn bền tốt, không bong tróc. Thời xưa, vua chúa còn chọn gỗ ngọc am (pơ-mu) – một loại gỗ quý hiếm làm quan tài.

  • Người dân các tỉnh miền Bắc thường sử dụng sơn mài trên quan tài nên thường chọn gỗ vàng tâm và gỗ dổi.
  • Người dân miền Nam thường dùng gỗ trai, gỗ sao đê làm quan tài, cũng tốt.

Sau khi đã có áo quan thì việc xử lý các kẽ hở của áo quan cũng rất quan trọng, bởi thi hài còn để trong nhà một thời gian để phúng viếng, nếu không xử lý tốt cảc kẽ hở thì mùi hôi ở thì thể người quá cố, do bị phân hủy, toát ra hoặc nước trong thi thể chảy ra gây ô nhiễm, ảnh hướng đến sức khỏe của ngưòi sống

Đế xử lý các kẽ hở cúa áo quan, dân ta thường dùng sơn sống (sơn ta) nhào với mùn cưa, hoặc giả (đâm) gạch non bóp với bánh dầy chét vào cảc kẽ hở áo quan. Cũng có dịa phương dùng xôi (cơm nếp) trộn với mùn gạch non, miết vào các kẽ hở áo quan.

Khâm, liệm

Khi người bệnh tắt thở, gia chủ đưa người bệnh ra gian nhà chính (đại sảnh), đặt người bệnh nằm tnên giường, đầu quay hướng Nam, chân hướng Bắc, theo đúng tập quán truyền thống để lấy sinh khí. Trước lúc khâm, liệm phải lập Ban thờ vong ở trước cửa.

Ban thờ vong là một cỗ linh sa, đặt trên một chiếc bàn rộng, trong linh sa có bài vị và ảnh đề tên tuổi người chết. Trước bài vị là một mâm bày nải chuối và quả bưởi. Bát hương làm bằng một đoạn cây chuối cắt ra (chỉ dùng hương đen trong đám tang). Hai bên linh sa có hai cây chuối non cắm trong lọ lục bình. Đặc biệt là có một chiếc thang làm bằng rọc chuối, dài khoảng 50 cm, được dựng dựa vào linh sa, là biểu tượng của tình cảm gia đình quần tụ nhiều thế hệ, đông vui, yêu thương, đùm bọc, gắn bó, chở che.

Tiếp đến là khâm, liệm. Người xưa dùng chữ khâm, liệm, tức là đại liệm và tiểu liệm (gói người chết 2 lần). Ngày nay chỉ nên gói người chết bằng tấm vải hoặc chăn mỏng trước khi đặt thi thể vào quan tài. Sau khi kèn trống nổi một hồi dài, thì tiến hành khâm, liệm. Nhân dân ta thường có tập quán: khâm ở trên giường (để vải dọc), liệm phải hạ xuống đất (để vải ngang). Sở dĩ quy định chặt chẽ như vậy là để gói người chết cho thật kín. Khi liệm, thi thể người chết được đặt trên chiếc chiếu dưới nền nhà, khăn phủ mặt và đũa ngáng miệng được bỏ ra.

Kết thúc tiểu liệm thì đến các đồ lót, đệm đầu và tay chân. Lót đầu, mình, chân tay cho ngay gọn, gấp chăn bên trái trước, bên phải sau, rồi gấp dưới chân lên, tiên đầu xuống, tiếp đến là buộc vải tiểu liệm lại theo chiều dọc và chiều ngang, xong tiếu liệm đến đại liệm cũng làm tương tự. Sau cùng là đặt người chết lên vải tạ quan chờ nhập quan.

Từ xưa tới nay, nhân dân ta thường dùng vải trắng đê khâm liệm, phủ mặt bằng giấy bản hoặc vải xô trăng, không dùng vải pha ni-long vì khó tiêu hủy.

Phục hồn

Khâm liệm xong, thầy cúng ra trước ban thờ vong làm lễ nhập hồn. Thầy thắp hương rồi vừa gõ mõ vừa khấn. Nội dung là trình báo với thiên đình rằng, trần gian có người quy tiên, xin ghi tên vào số thiên tào. Khấn xong, thầy cầm dao chém một nhát sao cho chiếc thang cây chuối đứt làm đôi thì kết thúc lễ.

Người xưa cho răng, khi chết thì hồn rời khỏi xác, đi lang thang khắp không trung, nên phải làm lễ này và bắc thang cây chuối là đế hồn leo lên thiên giới và chặt thang đi để hồn không còn quay lại vương vấn trần gian nữa.

Nhập quan

– Trước khi nhập quan, thời xưa thường phải làm lễ phạt mộc, bằng cách cầm nén nhang đang cháy, đọc chú, chém khẽ vào áo quan 3 nhát (đầu, cuối, cạnh bên cỗ áo quan), nhằm trừ khử hết lũ ma quái đi, tránh ám hại người chết và gieo tai họa cho người sống (tang gia).

– Quan tài sau khi đã miết kín các mạch hở; đáy quan tài cần phải rải một lớp chè bồm hoặc gạo nếp rang cháy, dày khoảng 3-4 phân, để hút hơi ẩm từ thì thể thoát ra, nhằm giữ cho thi thể luôn khô ráo. Thường người ta đặt những tờ giấy bản có đục lỗ để ngăn cách phần chè bồm (than tro gạo nếp rang cháy) với thân thế người chết, đê hút am. Đây là việc làm cần thiết.

Giờ nhập quan:

NgàyGiờ nhập quan
Sửu, Dần, Mão, Thân, Dậu
SửuDần, Mão, Ngọ, Thân, Dậu
DầnTí, Dần, Mão, Ngọ, Thân, Dậu
MãoTí, Sửu, Ngọ, Mùi, Hợi
ThìnSửu, Dần, Ngọ, Mùi, Thân
TỵSửu, Dần, Mão, Mùi, Ngọ, Thân
NgọDần, Mão, Mùi, Thân, Dậu
MùiMão, Dậu, Hợi
ThânTí, Ngọ, Dậu
DậuTí, Hợi, Sửu, Mùi
TuấtTí, Sửu, Dần, Mão, Hợi
HợiTí, Sửu, Dần, Mão, Mùi, Thân

– Khi nhập quan, thân nhân Có mặt đứng theo thứ tự gần rồi đến xa, trên rồi đến dưới quanh quan tàị để thực hiện lễ nhập quan. Xưa có quy định: con trai đứng bên trái, con gái đứng bên phải người chết (cổ tục có nói: những người ”kỵ tuổi” với người chết và giờ chết trong vòng con cháu ruột thịt phải lánh mặt ra chỗ khác, để phòng ngừa tai họa về sau).

– Dùng tấm vải tạ quan (tấm vải lót đáy quan tài), nâng người chết lên bằng 4 góc của tấm vải tạ quan, nhẹ nhàng đặt thi thể vào áo quan. Nếu không có vải tạ quan thì dùng 3 đoạn dây luồn ở dưới thi thể, cầm các đầu dây nhẹ nhàng đặt thi hài vào quan tài.

Chú ý: không nâng thi hài trực tiếp bằng tay dể nhập quan.

– Khi đặt thi hài vào quan tài, cần chuẩn bị một số vật liệu (gối bông nhỏ, giấy bản gấp lại, hay vải mềm nhiều lớp), để kê, đệm, lót (nếu quan tài rộng), làm cho thi thể cố định một khối với quan tài, chống lắc lư, xê dịch trong quá trình di quan.

– Đặc biệt phải kê lót phía đầu quan tài thật chu đáo và phần đầu phải cao hơn phần chân. Nếu quan tài còn chỗ trống, thì có thể bỏ thêm quần ảo, dày dép, đồ dùng thường ngày của người quá cố, để khi đậy nắp quan tài phải vừa khít, khi di quan thi hài sẽ không xê dịch. Theo phong tục thì không thể thiếu một bộ tam cúc bỏ vào trong ván để trừ trùng.

– Nhập quan xong, đậy nắp quan tài (chưa đóng cá hoặc đóng đinh ở ván thiên), đề phòng có trường hợp chỉ mới chết lâm sàng (nắp quan tài được đóng khít lại lúc đưa tang). Nhập quan xong, đặt quan tài vào đúng vị trí thờ. Khi quan tài đã nhập xác thì được gọi là “linh cữu”.

– Từ lúc này, những con cháu kỵ tuổi, được Phép trở về để cùng với mọi người thực hiện nghi lẽ của việc tang. Linh cữu được đặt ở gian chính, đầu ở phía trong, chân ở phía ngoài. Trường hợp nhà chỉ có một phòng thì linh cữu phải đặt chệch sang một bên, tránh đặt giữa nhà. Trường hợp người chết còn cha mẹ sống, linh cữu phải đặt ở gian bên cạnh, trên đầu có quàn khăn tang cho cha mẹ.

– Nhập quan xong, sẽ tiến hành lễ thành phục, nhưng trước lễ này, con cháu còn được phép lấy vợ lấy chồng, gọi là “cưới chạy tang”, nhưng không được để quá 3 ngày. Những đồ dùng tiếp xúc với người chết: quần ảo, chăn màn, giường chiếu, phải đem thả xuống sông hoặc đốt đi.

Kể từ lúc nhập quan đến lúc đưa tang, trên quan tài luôn được thắp nến (cha thì thắp 7 ngọn, mẹ thì thắp 9 ngọn nến đỏ). Giữa mặt ván quan tài đặt một bát cơm bông, trên có môt quả trứng gà luộc đã bóc vỏ và được kẹp bằng một đôi đũa bông. Bát cơm này sẽ được đặt trên mộ sau khi Chôn Cất. Sau khi tiến hành xong thủ nhập quan sẽ tiến hành lễ an táng

Xem thêm => #100 mẫu mộ đẹp đơn giản, hợp phong thủy

Hiện nay, các gia đình thường chuẩn bị trước các mẫu mộ đá để thuận tiện cho việc hoả táng người thân đã mất. Vì vậy, quý khách có nhu cầu đặt mua các mẫu mộ đá đẹp, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo HOTLINE: 0904.675.686 để được hỗ trợ và báo giá nhanh nhất.

Từ khóa » Cách Khâm Liệm Người Chết