Người Vay Tiền Trốn Không Trả Nợ Thì được đến đòi Người Thân Của Họ ...
Có thể bạn quan tâm
- Pháp luật quy định như thế nào về vay tiền?
- Người vay tiền không trả nợ thì có được đòi tiền người thân họ không?
- Xử lý như thế nào đối với trường hợp người cho vay tiền đòi nợ sai quy định?
Pháp luật quy định như thế nào về vay tiền?
Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Theo khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Như vậy, tiền là một loại tài sản nên hợp đồng vay tiền sẽ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn bên vay tiền phải trả tiền và trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Người vay tiền trốn không trả nợ thì được đến đòi người thân của họ không?
Người vay tiền không trả nợ thì có được đòi tiền người thân họ không?
Như trên đã đề cập, vay tiền là giao dịch thỏa thuận giữa các bên, khi đến hạn trả thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ.
Ngoài ra, theo Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh thì:
- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Như vậy, khi đến hạn mà bên vay tiền không trả nợ thì người thân của bên vay không có nghĩa vụ phải trả nợ, trừ trường hợp người thân của bên vay tiền có cam kết bảo lãnh.
Xử lý như thế nào đối với trường hợp người cho vay tiền đòi nợ sai quy định?
Như trên đã đề cập, người thân bên vay không cam kết bảo lãnh thì sẽ không phải trả nợ thay người vay. Trường hợp người cho vay đến đòi nợ thì căn cứ vào từng mức độ đòi nợ như gây rối hay tự ý lấy tài sản để trừ nợ, người cho vay này sẽ bị xử lý như sau:
Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định trật tự công cộng thì khi có hành vi cố ý làm loạn, gây mất trật tự, phá phách để đòi nợ, cá nhân thực hiện buộc phải dừng có hành vi trên và bị xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng mức phạt hành chính lên tới 8 triệu đồng, tùy thuộc vào từng hành vi cụ thể.
Theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng thì hành vi nghiệm trọng hơn, gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù đến 07 năm.
- Và nếu có hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần bằng các thủ đoạn khác để buộc người thân của bên vay phải giao tài sản để trừ nợ thì theo điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm gây thiệt hại đến tài sản của người khác, người cho vay sẽ bị phạt hành chính từ 03 - 05 triệu đồng.
Hơn nữa, hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015, với mức phạt tù lên đến 20 năm.
Như vậy, nếu gia đình bạn không có cam kết bảo lãnh vay tiền cho anh trai bạn và người cho vay đến nhà bạn đòi nợ, quấy rối, đe dọa và gây ảnh hưởng thì đó là hành vi vi phạm pháp luật và họ phải dừng hành vi trên đối với gia đình bạn. Trong trường hợp, bạn không thể nói lý lẽ với họ thì bạn thu thập chứng cứ, chứng minh mức độ vi phạm như trên đã đề cập để làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nơi bạn sinh sống để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Từ khóa » Nợ K Trả
-
Cho Vay Tiền Không Trả Thì Phải Làm Gì để Lấy Lại Tiền đúng Luật ?
-
Vay Tiền Không Trả Có Bị Phạt Tù Không? Kiện đòi Tiền ở đâu?
-
Thiếu Nợ Không Trả Có Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự Không?
-
Cho Bạn Mượn Tiền Không Trả Phải Làm Sao? Cách Kiện đòi Nợ
-
Đòi Nợ Không Trả Thì Phải Làm Như Thế Nào?
-
Vay Tiền Không Trả Và Cố Tình Trốn Tránh Xử Lý Như Thế Nào?
-
Vay Tiền Không Trả Có Bị đi Tù Không? Trốn Nợ Xử Lý Thế Nào?
-
Bốn Cách đòi Tiền Khi Người Vay Không Chịu Trả - VnExpress
-
Làm Gì Khi Vay Tiền Không Trả? Vay Nợ Không Trả Phạm Tội Gì?
-
Vỡ Nợ Không Có Khả Năng Trả Có Phải đi Tù Không?
-
Cho Vay, đòi Tiền Sao Cho đúng Pháp Luật để Không Phạm Vào Tội ...
-
Trong Trường Hợp Nào Vay Tiền Không Trả Thì Bị ở Tù?
-
Không Trả Nợ Pháp Luật Xử Lý Như Thế Nào?
-
Đơn Tố Cáo Hành Vi Không Trả Nợ, Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm đoạt Tài ...