Người Việt Có Nên Nhập Cư Vào Đan Mạch? - Living Vidanishly
Có thể bạn quan tâm
Cách đây 1 tháng có một người bạn hỏi mình về cuộc sống ở Đan Mạch, chị ấy đang tính cách tìm đất nước khác để sinh sống vì: “không chịu nổi Việt Nam nữa rồi”. Sau khi có 1 số lời khuyên cho chị, ngày hôm nay mình chứng mắt chứng kiến gia đình một người bạn ở đây sống vô cùng cực khổ, đến nỗi khi ở trong nhà người bạn đó, chứng kiến ông bố nhậu nhẹt mình giờ còn run bần bật. Mình quyết định, cần phải viết về cuộc sống người Việt ở Đan Mạch, tất cả những gì mình biết, vì người Việt Nam vỡ mộng qua Đan Mạch rất nhiều, và người Việt muốn sang nước ngoài đổi đời cũng rất nhiều.
NGÔN NGỮ
Đan Mạch nói tiếng Đan, sử dụng thông thạo tiếng Anh. Nhưng với tiếng Anh người Việt (kể cả đã học tiếng Anh lên trình độ Đại học như mình) chỉ dừng lại ở việc giao tiếp thông thường. Giao tiếp thông thường là đi chợ, mua đồ, hỏi đường về nhà, xin sự giúp đỡ, kết bạn xã giao. Tiếng Anh là thứ tiếng phổ cập mà con nít 11 tuổi ở đây nói đã rất giỏi nên bạn chẳng có ưu thế nào khi bạn giỏi tiếng Anh cả, và vì thế nên tiếng Anh thì bạn cũng đi làm các công việc bậc thấp cả thôi nếu bạn không có bằng cấp.
Tiếng Đan là một ngôn ngữ rất khó học, so với tiếng Anh là khó. Khó ở các khía cạnh sau: – Phát âm tiếng Đan không thể phát âm bồi kiểu tiếng Việt được. Tiếng Anh nói bồi còn hiểu còn tiếng Đan có cố mấy vẫn không đạt được trình độ chính xác. – Ngữ pháp tiếng Đan không có logic như tiếng Anh, có nhiều câu thuận mồm mà nói, nhiều từ bất quy tắc do đó cũng rất vất vả để học – Nghe: Tiếng Đan đọc tắt rất nhiều và hay nói nhanh, mất chữ. Việc bạn tiếng không đủ mà còn phải va chạm và hiểu cách nói tắt của họ nữa – Đọc: Nếu đã biết sẵn tiếng Anh thì việc đọc tiếng Đan, đoán từ, đoán câu khá đơn giản. Rất nhiều câu trong tiếng Đan có cấu tạo giống tiếng Anh. Nhưng nếu 1 người Việt không biết tiếng Anh thì không thể suy luận nổi từ vốn tiếng Việt của mình. – Viết: Tiếng Đan có rất nhiều từ dài và phức tạp. Ngay cái tên phố mình ở đã dài và phức tạp rồi. Việc tối thiểu có thể làm là viết tên phố mình ở chắc chắn người Việt sẽ phải mất 1 thời gian để luyện tập.
Vậy nên khi một người nói với mình rằng họ muốn nhập cư ở nước ngoài, việc đầu tiên mình nghĩ tới là tiếng nói. Mình không hiểu tại sao một số người Việt không hề có sự chuẩn bị gì sẵn sàng nhập cư tại các nước không nói tiếng Anh. Mình dám cá rằng ngay cả các nước như Mỹ, Anh, Úc, Canada có tiếng Anh thì việc hòa nhập đã là một vấn đề trở ngại rồi, nói gì đến cái xứ Châu Âu này?
Ngôn ngữ không hề là thứ “cứ có mối trường là học nhanh lắm” với những người sợ sệt. Không phải ở môi trường ai cũng nói tiếng nước ngoài là mình tự dưng biết nói đâu. Mình gặp quá nhiều người Việt Nam ở đến hơn chục năm vẫn không nói được, hoặc chỉ dừng lại ở giao tiếp thông thường. Những người đó chỉ có thể đi làm các công việc bậc thấp, lương đủ sống. Đan Mạch là đất nước không có người nghèo, các công việc như rửa bát cũng có xe hơi, thuê nhà tốt được. Nhưng những công việc có bằng cấp cao hơn như tự mở cửa hàng đồ ăn, tự mở tiệm nail thì đều cần tiếng Đan, tiếng phải đủ để làm việc luật, thuế và vấn đề xã hội khác.
KHÍ HẬU
Đan Mạch có mùa đông tuy không lạnh như Canada, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy… nhưng vô lý kinh khủng và rất buốt bởi Đan Mạch gần biển. Cái lạnh mùa đông có những hôm độ ẩm lên tới 94% kèm theo gió thổi mạnh vô cùng đáng sợ. Việt Nam là đất nước khi hậu nhiệt đới gió mùa, so mùa đông ở Hà Nội với Đan Mạch thì Đan Mạch có phần khỏe người hơn vì không có gió nóng – lạnh bất ngờ như Hà Nội. Nhưng so Đan Mạch với những câu nói đại khái là “ở Tây nó lạnh nhưng lạnh khô nên không – sao – đâu” thì không hề chính xác chút nào.
ĐỒ ĂN
Có một quy ước rất đơn giản, cái gì Việt Nam rẻ thì Đan Mạch đắt, và ngược lại. Có những ngày mình chẳng biết phải nấu món gì khi ăn mãi cà chua, bắp cải. Cảm giác như không có thứ gì có lá xanh sống được ở đây. Đương nhiên tiệm đồ châu Á luôn có, với giá 1 mớ rau muống 200g còn đắt hơn 1kg cà chua. Thịt thì quanh quẩn người ta ăn lợn, bò, gà, vịt, cừu là chủ yếu bán trong siêu thị. Xa xỉ thì có thêm mấy con đồ biển nhưng đặc biệt mấy con đó chỉ có thể mua được rất đắt trong tiệm đồ Á thôi. Ăn uống thiếu rau, làm bạn với bơ sữa thịt thà, ăn cà chua, dưa chuột và uống Vitamin là cách mình cố gắng để cho đủ chất ở đây. Muốn có rau ăn thoải mái, hoa quả ngập răng, rau thơm ăn không hết vứt đi cả mớ thì phải học cho giỏi, hết Thạc Sỹ kiếm được việc làm hoặc nhà nước trả tiền trợ cấp thất nghiệp thì tha hồ có tiền mua rau .
VĂN HÓA
Mình bị sock văn hóa khá nhiều khi mới sang. Ban đầu mình không nghĩ mọi chuyện có thể khó đến thế, mình vốn được đi học tiếng Anh với người nước ngoài từ nhỏ, khi lớn hơn lại đi học đại học quốc tế và ảnh hưởng phim ảnh nên nghĩ văn hóa phương Tây nói chung có thể thích ứng được. Tuy nhiên, khi bắt đầu cuộc sống ở khu vực Bắc Âu mình nhận ra tất cả những gì mình ý thức về văn hóa nước ngoài khác hẳn. Họ không thân thiện như người nước ngoài tại Việt Nam. Người Đan Mạch mình tiếp xúc rất ít nở nụ cười. Họ thật ra nổi tiếng là lạnh lùng với người lạ. Đối với mình luôn có một hàng rào cách trở giữa mình và họ khiến cho mình không biết nên cười, hay nên nói, hay nên hỏi. Cách tốt nhất mình chọn cho bản thân là trật tự và điều này đã khiến mình phát điên trong 1 thời gian dài vì không được nói.
Họ không quan tâm đến người khác như cách người Việt quan tâm, nhất là trong tập thể. Tại một bàn ăn của người Việt, chúng ta thường cố nói chuyện với tất cả mọi người và không để người kia bị ra khỏi cuộc đối thoại. Tại bàn ăn của người Đan Mạch, nhất là các cuộc hội ngộ bạn bè nhóm nhỏ, họ không quan tâm mình không hiểu tiếng Đan nên những gì họ nói chỉ toàn tiếng Đan với nhau và nếu mình có nhu cầu thì lên tiếng, hỏi 1 2 câu tiếng Anh rồi lại tắt ngóm nhìn mọi người và không hiểu gì. Có những lần mình khóc nức nở vì chẳng hiểu gì, mình còn từng ghét tiếng Đan, ghét những người bạn Đan ấy vô cùng đến nỗi mình chẳng muốn học tiếp nữa. Nhưng sau rồi mọi chuyện cũng nguôi ngoai đi, mình cũng tự nhủ không vì những chuyện như thế mà bỏ cuộc.
Họ thẳng thắn và độc lập hơn nhiều lần so với mình tưởng. Ví dụ như 1 cặp đôi sống với nhau như vợ chồng vẫn có quỹ riêng và chia đôi tiền sinh hoạt phí. Hay, mẹ không được phép vào phòng con nếu chưa có sự cho phép của con. Thật ra những chuyện này ở Việt Nam mình cũng quen rồi, mẹ vào phòng mình thì mình cũng quen rồi, suốt ngày phải chuẩn bị lý do giải trình vì sao phòng bẩn thế, sao quần áo chưa giặt.. Nhưng khi ở Đan Mạch, mình lại bắt đầu cảm thấy cực kì nhạy cảm. Mình ghét khi có người đến nhà mình mà không báo trước, mình ghét khi có người bước vào phòng mình tự nhiên kể cả đó là người nhà, sự bực bội đó mình lại bị văn hóa Việt Nam làm cho mâu thuẫn đến nỗi stress vì không biết xả vào đâu. Sau cùng mình học cách thỏa hiệp, nói ra bằng lời và vạch rõ ranh giới. Điều này làm mất lòng mọi người nhưng mình cảm thấy tinh thần khỏe mạnh hơn khi mọi người hiểu được điều đó.
LỜI KẾT
Mình xin viết đến đây và nếu các bạn có những câu hỏi gì thêm mình sẽ trả lời thêm. Xin lưu ý là blog đều mang tính cá nhân, trải nghiệm cá nhân và ý tưởng cá nhân của mình. Để cho chắc chắn, các bạn hãy thử google qua trước khi đi đến kết luận nhé 😉
Share this:
Related
Từ khóa » Học Tiếng đan Mạch Có Khó Không
-
Học Tiếng Đan Mạch Miễn Phí ở đâu?
-
Những điều Bạn Chưa Biết Về Tiếng Đan Mạch
-
Học Tiếng Đan Mạch - Đơn Giản, Thú Vị Và Dễ Dàng Sử Dụng | UTalk
-
Học Tiếng Đan Mạch | Nordics Education®
-
Các Bài Học Tiếng Đan Mạch Miễn Phí - LingoHut
-
Cách Học Tiếng Đan Mạch Tốt Nhất Thế Giới - Duolingo
-
[PDF] Qúy Vị Có Muốn Luyện Thêm Tiếng đan Mạch Không?
-
Địa Chỉ Dịch Thuật Tiếng Đan Mạch Hàng đầu Việt Nam
-
“SỰ KHÁC BIỆT KHI 3 CON HỌC Ở VIỆT NAM, ĐAN MẠCH VÀ ...
-
Tiếng Đan Mạch Cho Người Mới Bắt đầu - Mục Lục - 50 Languages
-
Tiếng Đan Mạch Dành Cho Người Mới Bắt đầu | Học Ngôn Ngữ = At ...