Người Xinh Mun – Wikipedia Tiếng Việt

Ethnic groupBản mẫu:SHORTDESC:Ethnic group Người Xinh Mun (Puộc)
Khu vực có số dân đáng kể
Việt Nam: 29.503 @2019 [1]: Sơn La, Lai Châu  Lào: 2.164+: Xiêng Khoảng, Huaphan
Ngôn ngữ
Tiếng Puộc, tiếng Việt, tiếng Lào, khác
Tôn giáo
Tín ngưỡng dân gian

Người Xinh Mun, còn gọi người Puộc, người Pụa là một dân tộc ít người, sinh sống ở bắc Việt Nam và Lào.

Tại Việt Nam người Xinh Mun được công nhận trong số 54 dân tộc tại Việt Nam [2].

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng nói của người Xinh Mun là tiếng Puộc (tiếng Xinh Mun, Ksingmul), thuộc ngữ chi Khơ Mú trong ngữ tộc Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á.

Dân số và địa bàn cư trú

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam, họ được công nhận là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Dân số của dân tộc này có khoảng 18.018 người (điều tra dân số 1999)[3].

Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Xinh Mun ở Việt Nam có dân số 23.278 người, có mặt tại 22 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Xinh Mun cư trú tập trung tại tỉnh Sơn La (21.288 người, chiếm 91,5% tổng số người Xinh Mun tại Việt Nam) cư trú chủ yếu ở các huyện biên giới giáp Lào là Yên Châu và Sông Mã., Điện Biên (1.926 người) chủ yếu tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông, Đồng Nai (10 người), Nam Định (10 người), Hà Nội (10 người)[4]...

Tại Lào

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Lào, họ được gọi là người Puộc, với dân số khoảng 2.146 người (theo Ethnologue) vào năm 1985[5].

Cư trú

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Xinh Mun cư trú chủ yếu ở vùng biên giới Việt-Lào và ven sông Mã thuộc hai tỉnh Sơn La và Lai Châu của Việt Nam và tỉnh Xiêng Khoảng cùng Huaphan của Lào.

Đặc điểm kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Xinh Mun sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy, trồng lúa nếp và ngô là chính. Có loại nương chọc lỗ tra hạt giống, có nương dùng cuốc và có nương dùng cày để canh tác. Một số nơi có ruộng nước. Trước kia người Xinh Mun nuôi trâu, dê, lợn... thả rông, nay nhiều bản đã làm chuồng xa nhà cho súc vật. Hái lượm và săn bắn góp phần quan trọng cho đời sống của họ. Nghề đan lát khá phát triển, đồ đan đẹp và bền, họ thường đổi đồ đan cho người Thái, người Lào để lấy một phần đồ mặc và đồ sắt. Người Xinh Mun có tập quán ăn trầu, nhuộm răng đen, uống rượu cần, thích gia vị cay.

Tổ chức cộng đồng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước kia người Xinh Mun sống du canh, du cư, nay họ đã sống ổn định và lập những làng đông đúc. Người Xinh Mun đa số mang họ Lò, họ Vi. Mỗi họ đều có kiêng cữ riêng. Các con theo họ cha. Trong nhà, khi người cha chết, thì con trai cả giữ vai trò quan trọng.

Hôn nhân gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hôn nhân, nhà trai phải đưa tiền cho nhà gái. Sau lễ dạm, lễ hỏi mới đến lễ đi rể, thường sau vài ba năm lúc cô dâu chú rể đã có vài ba con, nhà trai mới tổ chức đón dâu về. Kể từ lễ đi ở rể, đôi vợ chồng phải đổi tên riêng của mình, lấy chung một tên khác do cậu, bố mẹ vợ hay thầy cúng đặt cho.Phụ nữ Xinh Mun thường đẻ tại nhà. Khi con gần đầy tháng, cha mẹ nhờ thầy cúng đặt tên.

Tục lệ ma chay

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi có người chết, người nhà bắn súng báo tin cho dân làng biết. Người Xinh Mun không có tục cải táng, tảo mộ...

Nhà cửa

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Xinh Mun ở nhà sàn, mái hình mai rùa, có hai thang lên xuống ở hai đầu hồi.

Trang phục

[sửa | sửa mã nguồn]

Không có cá tính dân tộc mà chịu ảnh hưởng trang phục Thái đen (giống người Kháng).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số 2019. p. 44. Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê, Tổng cục Thống kê, 19/12/2019. Truy cập 1/09/2020.
  2. ^ Các dân tộc Việt Nam Lưu trữ 2018-06-22 tại Wayback Machine. Trang thông tin điện tử Ban Dân tộc tỉnh Hậu Giang, 2012. Truy cập 01/04/2017.
  3. ^ Điều tra dân số 1999, tập tin 50.DS99.xls
  4. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 6-2010. Biểu 5, tr.134-225. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2011.
  5. ^ Languages of Laos

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Người Xinh Mun Lưu trữ 2005-11-03 tại Wayback Machine trên trang mạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • Người Xinh Mun Lưu trữ 2007-09-27 tại Wayback Machine trên trang mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam
  • x
  • t
  • s
Các dân tộc tại Việt Nam xếp theo nhóm ngôn ngữ
Nam Á
  • Nhóm ngôn ngữ Việt:
  • Chứt
  • Mường
  • Thổ
  • Kinh
  • Nhóm ngôn ngữ Bahnar:
  • Ba Na
  • Brâu
  • Chơ Ro
  • Co
  • Cờ Ho
  • Giẻ Triêng
  • H'rê
  • Mạ
  • M'Nông
  • Rơ Măm
  • Xơ Đăng
  • Xtiêng
  • Nhóm ngôn ngữ Cơ Tu:
  • Bru - Vân Kiều
  • Cơ Tu
  • Tà Ôi
  • Pa Kô
  • Nhóm ngôn ngữ Palaung:
  • Kháng
  • Nhóm ngôn ngữ Khơ Mú:
  • Khơ Mú
  • Ơ Đu
  • Xinh Mun
  • Tiếng Khmer:
  • Khmer
  • Nhóm ngôn ngữ Mảng:
  • Mảng
Việt Nam
Nam Đảo
  • Nhóm ngôn ngữ Chăm:
  • Chăm
  • Chu Ru
  • Ê Đê
  • Gia Rai
  • Ra Glai
Tai–Kadai
  • Tày–Thái:
  • Bố Y
  • Giáy
  • Lào
  • Lự
  • Nùng
  • Sán Chay
  • Tày
  • Thái
    • Thái Trắng
    • Thái Đen
    • Thái Đỏ
  • Kra:
  • Cờ Lao
  • La Chí
  • La Ha
  • Pu Péo
Hmông–Miền
  • Ngữ tộc Miền:
  • Dao
  • Ngữ tộc Hmông:
  • Hmông
  • Pà Thẻn
Hán–Tạng
  • Ngôn ngữ Hán:
  • Hoa
  • Ngái
  • Sán Dìu
  • Nhóm ngôn ngữ Lô Lô-Miến:
  • Cống
  • Hà Nhì
  • La Hủ
  • Lô Lô
  • Phù Lá
  • Si La
  • x
  • t
  • s
Lào Các dân tộc tại Lào xếp theo nhóm ngôn ngữ
Tổng quát
  • Lào Lùm (Lao Loum)
  • Lào Thơng (Lao Theung)
  • Lào Sủng (Lao Soung)
Lào-Thái
  • Lào
  • Lự
  • Phuan
  • Phu Thái
  • Saek
  • Thái Đỏ (Tai Daeng)
  • Thái Đen (Tai Dam)
  • Thái Trắng (Tai Dón)
  • Thái Maen
  • Tai Nua
Việt
  • Bo
  • Chứt (Mày)
  • Việt
  • Krih
  • Liha
  • Maleng
  • Phong
  • Phon Sung (Aheu)
  • Thavưng
  • Tum
Môn–Khmer
  • Alak
  • Bit
  • Brâu (Lavae)
  • Bru
  • Ca Tu
  • Doi
  • Htin
  • Jeng
  • Kaleung
  • Kataang
  • Keu
  • Phong-Kniang (Kháng)
  • Khamu (Khơ Mú)
  • Kuy
  • Lamet
  • Laven
  • Lavy
  • Makong
  • Mlabri
  • Nghe
  • Nyaheun
  • Ơ Đu
  • Oy
  • Pacoh
  • Samtao (Kiorr)
  • Xơ Đăng
  • Sou
  • Talieng
  • Tà Ôi
  • Puộc (Xinh Mun)
  • Yae (Jeh)
H'Mông–Miền
  • H'Mông
  • Lanten
  • Dao
Hoa
  • Hoa
Tạng-Miến
  • Akha
  • Hà Nhì
  • Kado
  • Kaduo
  • La Hủ
  • Phana'
  • Phunoi (Cống)
  • Si La

Từ khóa » Dân Tộc Sinh Môn