Nguồn Cơn Cuộc Khủng Hoảng Di Cư ở Biên Giới Ba Lan - Belarus

Phía sau cuộc khủng hoảng

Mỹ và EU đã tăng cường các lệnh trừng phạt lên chính quyền Tổng thống Lukashenko sau sự cố hồi tháng 5, khi Minsk yêu cầu một máy bay chở khách của hãng hàng không Ryanair (Ireland) phải hạ cánh khẩn cấp để bắt giữ một nhà hoạt động đối lập.

Tổng thống Lukashenko đáp trả bằng cách tuyên bố sẽ không tuân thủ thỏa thuận ngăn chặn di cư bất hợp pháp, với lý do các lệnh trừng phạt của EU đã tước đi của Minsk các khoản tiền cần thiết để chặn dòng người di cư. Máy bay chở người di cư từ Iraq, Syria cũng nhiều quốc gia Trung Đông khác bắt đầu đổ về Belarus. Và họ nhanh chóng tìm đến biên giới Belarus với Ba Lan, Litva, Latvia.

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus ảnh 1

Người tị nạn tập trung ở biên giới Ba Lan - Belarus. Ảnh: AP

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus ảnh 2

Người tị nạn từ Belarus tìm cách phá hàng rào dây thép gai để vào Ba Lan. Ảnh: AP

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus ảnh 3

Binh sĩ Belarus canh gác ở khu vực biên giới với Ba Lan. Ảnh: AP

EU cáo buộc Tổng thống Lukashenko tận dụng dòng người di cư để chống lại 27 quốc gia của khối này, trả đũa các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, ông Lukashenko phủ nhận việc khuyến khích dòng người di cư, và cho rằng EU đang vi phạm quyền của người di cư bằng cách từ chối tạo cho họ một hành lang đi lại an toàn.

Đại diện Mátxcơva – đồng minh thân cận của Belarus – cho biết cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu đã kéo dài nhiều năm, một phần do châu Âu và các nước đồng minh khác như Mỹ can thiệp vào công việc của các quốc gia có chủ quyền. Mátxcơva viện dẫn sự sụp đổ của nhà nước Iraq, “Mùa xuân Ả Rập”, chiến dịch của NATO chống lại Libya…

Đồng quan điểm, Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei cho biết những người tị nạn – phần lớn là người Kurd – “đều đến từ các quốc gia có vấn đề, đã trải qua sự can thiệp của phương Tây”.

Belarus cảnh báo cuộc khủng hoảng có thể leo thang thành một cuộc đối đầu quân sự, trong khi Litva, Estonia và Latvia cho rằng Belarus là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh châu Âu.

Phản ứng của EU

Vài tháng gần đây, các nhóm nhỏ người xin tị nạn đã cố gắng lẻn vào Litva, Ba Lan và Latvia trong đêm bằng những con đường rừng cách xa các khu vực đông dân cư. Tuần này, các nhóm người tị nạn với quy mô hàng nghìn người đã tụ tập công khai tại biên giới Ba Lan, với hy vọng được vào Tây Âu.

Để đối phó, Ba Lan đã triển khai cảnh sát chống bạo động và các lực lượng khác để hỗ trợ lực lượng biên phòng. Số quân nhân Ba Lan tập trung ở biên giới với Belarus đã lên tới 15.000 người.

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng di cư ở biên giới Ba Lan - Belarus ảnh 4

15.000 quân nhân Ba Lan đã được điều động đến biên giới với Belarus. Ảnh: AP

Tại Litva, tình trạng khẩn cấp đã được ban bố và áp dụng từ đêm 9/11 ở khu vực biên giới với Belarus, nơi tập trung nhiều trại tị nạn. Ukraine – dù không phải là thành viên EU – cũng tuyên bố sẽ triển khai thêm 8.500 quân nhân tới biên giới với Belarus để đề phòng tình hình trở nên phức tạp.

Dự kiến, các quan chức EU sẽ thảo luận về các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Belarus. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết khối sẽ xem xét khả năng chi tiền cho việc cải tạo hệ thống bảo vệ ở biên giới.

Dưới sức ép từ phương Tây, ngày 12/11, hãng hàng không Belavia (Belarus) tuyên bố sẽ tạm dừng vận chuyển công dân Iraq, Syria và Yemen trên các chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Minsk để tránh làm trầm trọng thêm tình hình.

Người dân chờ xét nghiệm ở Đại Liên ngày 8/11. Ảnh: Global Times
Bùng phát ổ dịch COVID-19 ở thành phố cảng Trung Quốc 12/11/2021
Người dân thành phố Amsterdam (Hà Lan) đi dạo phố. Ảnh: Reuters
Hà Lan xem xét tái phong tỏa một phần vì số ca COVID-19 chạm kỷ lục 12/11/2021
Ảnh minh họa: AP
Israel diễn tập đối phó với biến thể SARS-CoV-2 mới trên toàn quốc 12/11/2021 Minh Hạnh Theo AP

Từ khóa » Toàn Cảnh Khủng Hoảng Di Cư