Nguồn Hình Thành Vốn Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các giá trị  tài sản được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. Cùng tìm hiểu thêm các khái niệm vốn kinh doanh là gì? Nguồn hình thành vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trong bài viết sau đây.

Mục lục

  • 1. Vốn kinh doanh là gì?
  • 2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
    • 2.1 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh
    • 2.2 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

1. Vốn kinh doanh là gì?

Vốn kinh doanh là gì?
Vốn kinh doanh là gì?

Vốn là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất , không chỉ trong doanh nghiệp mà còn trong toàn xã hội. Hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được khi doanh nghiệp có các điều kiện cần và đủ như :có tư liệu lao động ,đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền kinh tế thị trường , đối với mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh thì phải có vốn.

Vốn là điều kiện tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Doanh nghiệp dùng lượng vốn này để đầu tư mua sắm trang thiết bị đối tượng lao động để hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh . Vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của kinh doanh của doanh nghiệp.

Vậy, Vốn kinh doanh là gì? Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của tất cả các giá trị  tài sản được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.

Vốn kinh doanh là gì?
Vốn kinh doanh là gì?

– Dựa vào vai trò và đặc điểm tuần hoàn của vốn khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh được chia thành hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động.

+ Vốn cố định:Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp.

Đặc điểm của nó là tham gia vào chu kỳ sản xuất điều này là do tài sản cố định có thể phát huy trong nhiều chu kỳ sản xuất.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn cố định được luân chuyển dần từng phần.Vì vậy, quy mô vốn cố định sẽ quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển giá trị vốn cố định tạo nên đặc thù vốn cố định:

* Là hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.

* Giá trị của vốn được luân chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm .

Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất tính năng, công suất bị giảm dần do bị hao mòn và sự giảm dần về mặt giá trị.Vì thế vốn cố định được tách làm hai phần:

* Một phần ứng với giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích lũy thành quỹ khấu hao sau khi hàng hóa được tiêu thụ . Quỹ khấu hao dùng để tái sản xuất tài sản cố định.

* Phần còn lại vẫn được giữ lại trong hình thái của tài sản cố định. Bộ phận giá trị này không ngừng giảm đi vốn cố định hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng và khi giá trị thực tế ban đầu đã được thu hồi toàn bộ.

+ Vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh được ứng ra để mua sắm tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục.

Nó được biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm: tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ, tài sản ở khâu sản xuất như: sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm, chi phí chờ phân bổ.

Trong quá trình sản xuất , khác với tài sản cố định , tài sản lưu động của doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm . Vì vậy giá trị của nó cũng được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ .Từ đặc điểm này quyết định việc quản lý và thu hồi vốn lưu động.

Khởi đầu vòng tuần hoàn vốn lưu động ở hình thái tiền tệ sau đó chuyển sang hình thái vật tư hàng hóa dự trữ , qua giai đoạn sản xuất được biến thành bán thành phẩm và thành phẩm . Kết thúc vòng tuần hoàn sau khi hàng hóa được tiêu thụ , vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó .

Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động và lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục .Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần , tuần hoàn liên tục và hình thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất .

Nhóm ngành kinh tế về phân tích doanh nghiệp vốn là 1 mảng khá rộng, các kiến thức cần phải tiếp thu cũng không nhỏ. Một số tài liệu về sát sườn về vốn mà chúng tôi gợi ý cho bạn dưới đây, có thể sẽ rất hữu ích cho quá trình tìm hiểu của bạn.

  • Cấu Trúc Vốn - Khái Niệm Và Các Nhân Tố Ảnh Hưởng
  • Khái Niệm Hiệu Quả Sử Dụng Vốn và 5 Nhân Tố Ảnh Hưởng
  • Cơ cấu vốn tối ưu là gì? Căn cứ thiết lập cơ cấu vốn tối ưu
  • Phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
  • Phân tích môi trường bên ngoài, môi trường bên trong của doanh nghiệp

2. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường vốn kinh doanh của doanh nghiệp  được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau .Tùy theo việc doanh nghiệp huy động vốn từ đâu mà có mà có thể phân loại nguồn vốn kinh doanh thành hai loại khác nhau.

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Nếu bạn muốn tìm giải pháp hoàn thiện bài luận nhanh chóng, chất lượng nhất về nhóm mảng vốn này. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ Tri Thức Cộng Đồng để để hỗ trợ viết luận văn từ đơn vị nằm trong top 5 trung tâm hàng đầu về luận văn hiện tại. Chi tiết trao đổi qua gmail ttcd.group@gmail.com hoặc Hotline 0946 88 33 50.

2.1 Căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh

Nguồn vốn kinh doanh được chia ra làm hai loại :

* Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp .Nó có thể hình thành do ngân sách nhà nước cấp , vốn điều lệ của chủ sở hữu , vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp ….

* Công nợ phải trả:là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế như:nợ tiền vay ngân hàng , vay các tổ chức kinh tế , các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán ….

2.2 Căn cứ vào phạm vi huy động vốn

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

* Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp : là nguồn vốn có thể huy động được từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp : tiền khấu hao tài sản cố định , lợi nhuận để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh , các khoản dự phòng , các khoản thu từ thanh lí , nhượng bán tài sản cố định .

* Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp :là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài như:liên doanh liên kết ,khoán vốn mà doanh nghiệp có thể vay dài hạn của các doanh nghiệp ngân hàng thương mại, công ty tài chính…phát hành trái phiếu để doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn qua thị trường với khối lượng lớn.

* Theo thời gian huy động và sản xuất :dựa vào tiêu chí này có thể phân ra làm chia nguồn vốn doanh nghiệp thành hai loại :

– Nguồn vốn thường xuyên: huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay dài hạn .Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có thể vay .

– Nguồn vốn tạm thời :là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời , bất thường phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Nguồn vốn này bao gồm :các khoản nợ ngắn hạn ,các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Chia sẻ bài viết “Vốn kinh doanh là gì? Nguồn hình thành vốn kinh doanh của các doanh nghiệp” nếu bạn thấy nó hữu ích nhé!

Từ khóa » Bổ Sung Nguồn Vốn Kinh Doanh Là Gì