Nguồn Lực Con Người Là Nguồn Lực Cơ Bản Cho Sự Phát Triển Nhanh ...

Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Lý luận chính trị
  4. >>
  5. Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam
Nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.59 KB, 6 trang )

ĐỀ TÀI : Nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhanhvà bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.1. Khái niệm về nguồn lực con người"Nguồn lực con người" hay "nguồn nhân lực” là khái niệm được hình thành trongquá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sựphát triển: Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề cập đến kháiniệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau.Theo Liên Hợp Quốc thì nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinhnghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cánhân và của đất nước.Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nguồn nhân lực là lực lượnglao động , là tổng thể các tiềm năng lao động của con người của một quốc gia đã đượcchuẩn bị ở một mức độ nhất định, có khả năng huy động vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước .Theo Đảng cộng sản Việt Nam : Nguồn lực con người được xem xét ở các tiêu chí: Sốlượng và chất lượng con người (bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ,năng lực và phẩm chất); là tổng thể chất dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thểhiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên và xã hội; là sựkết hợp sức lực và thể lực tạo nên năng lực sáng tạo, chất lượng, hiệu quả hoạt động vàtriển vọng phát triển mới của con người; là kinh nghiệm sống, đặc biệt là kinh nghiệmđược tích lũy qua sự nếm trải trực tiếp của con người tạo thành thói quen, kỹ năng tổnghợp của mỗi người, của cộng đồng. Điều kiện để nguồn lực con người đạt tới các tiêu chíđó khi: người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, đượcđào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoahọc, công nghệ hiện đại đất nước.Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhauvề nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồnnhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là yếu tố cấuthành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận củasự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng màlà sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổilao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tựnhiên, cải tạo xã hội.Vì vậy theo nhóm chúng tôi : Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượngcon người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinhthần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quátrình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lực con người2.1 Về trình độ phát triển kinh tế -xã hộiTrình độ phát triển kinh tế - xã hội là tấm gương phản chiếu chính xác, trung thựcmối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển nguồn nhân lực. Chất lượngnguồn nhân lực là sự phản ánh, tích hợp của mối quan hệ biện chứng giữa các thành tốtạo nên thuộc tính bên trong quy định chất lượng nguồn nhân lực, phản ánh trình độ vănminh của một quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội tạo động lực, nền tảng quantrọng để nâng cao mọi mặt đời sống dân cư của một quốc gia. Kinh tế tăng trưởng và pháttriển tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoản ngân sáchNhà nước nói chung và nguồn kinh tế dư thừa trong gia đình nói riêng không ngừng tănglên.Như vậy, mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và kinh tế-xã hội là mốiquan hệ nhân quả, quan hệ qua lại hai chiều. Kinh tế-xã hội càng phát triển thì khảnăng đầu tư của nhà nước và xã hội cho phát triển nguồn nhân lực ngày càng tăng,tạo mọi cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực. Ngược lại,nguồn nhân lực của quốc gia, địa phương được phát triển tốt sẽ góp phần đẩy mạnhphát triển kinh tế-xã hội và trong vòng xoáy ốc thuận chiều này nhân tố nọ kíchthích nhân tố kia phát triển.2.2 Về giáo dục và đào tạoSự phát triển của hệ thống giáo dục ở mỗi quốc gia có tác động mạnh mẽ đến sự pháttriển nguồn nhân lực phục vụ các quá trình kinh tế - xã hội của chính mỗi quốc gia vàngược lại, sự phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân ở một quốc gia hay vùng lãnh thổnào đó diễn ra chậm chạp, kém thích ứng thì chính quốc gia ấy sẽ gặp bất lợi trong quátrình phát triển. Trình độ phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là hệ thốngđào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao càng kém hoàn thiện, kém hiệu quả bao nhiêu thìchất lượng nguồn nhân lực được đào tạo sẽ yếu kém bấy nhiêu. Thực tế, đã chứng minh,các quốc gia công nghiệp phát triển luôn quan tâm thỏa đáng đến công tác giáo dục vàđào tạo, ngân sách chi cho đầu tư giáo dục luôn ở mức cao trong tổng chi ngân sách nhànước nhằm giải phóng tối đa sức sản xuất, nâng cao trình độ dân trí và đội ngũ cán cácnhà khoa học tạo động lực cho việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học côngnghệ vào sản xuất, đưa các phát minh, sáng chế từ ý tưởng trên bàn giấy, trong phòn thínghiệm đến thực tiễn quá trình lao động sản xuất một cách nhanh nhất.Đối với mỗi người, giáo dục và đào tạo còn là quá trình hình thành, phát triển thế giớiquan, tình cảm, đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Còn đối với xã hội, giáo dục và đào tạo làquá trình tích tụ nguồn vốn con người để chuẩn bị, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội.Trong đó, giáo dục phổ thông là nền tảng, là cơ sở tạo ra nguyên liệu cho đào tạo nguồnnhân lực; giáo dục nghề nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trườngsức lao động. Với ý nghĩa và tầm quan trọng ấy, đầu tư cho giáo dục được xem như làđầu tư cho phát triển.2.3 Về y tếCác hoạt động y tế là phần không thể thiếu được trong xã hội loài người, con ngườiluôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của bản thân mà của cả gia đìnhmình. Không một ai lại sống mà luôn luôn khoẻ mạnh cả bởi sự thay đổi thường xuyêncủa môi trường sống cùng với sự vận động của thế giới tự nhiên. Các hoạt động y tế màcon người sáng tạo ra cũng chính nhằm mục đích điều hoà những tác động không tốt củamôi trường sống tới con người. Do đó, các hoạt động y tế là không thể thiếu được trongđời sống con người. Tuy mỗi con người có cuộc sống khác nhau nhưng các hoạt động ytế lại đóng vai trò tác động chung tới từng người nhằm duy trì và phát triển giống nòi.Qua những tác động to lớn của y tế tới đời sống con người như vậy cho nên mỗi quốc giatrong quá trình phát triển kinh tế, xã hội cần phải chú trọng và lấy mục tiêu chăm sóc sứckhoẻ cho con người làm gốc, định hướng cho các chương trình kinh tế – xã hội khác vìmột mục tiêu chung là phát triển bền vững.Còn nếu công tác về y tế ,sức khỏe người dân không được quan tâm đúng mức sẽ làmcho nguồn nhân lực suy giảm về chất lượng cũng như số lượng ,không có khả năng laođộng dẫn đến năng suất lao động giảm ,không đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lựccủa quá trình phát triển và nó sẽ kìm hãm gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.3. Nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vữngtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .3.1. Con người là nguồn lực quan trọng3.1.1 Con người là nhân tố chủ chốt, sử dụng các nguồn lực khác phục vụ cho quá trìnhCNH –HĐH .Các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên thiên nhiên... nó đều chỉ tồn tại ở dưới dạngtiềm năng. Chúng chỉ phát huy tác dụng và có ý nghĩa tích cực khi kết hợp với nguồn lựccon người thông qua sự hoạt động ý thức của con người. Bởi lẽ con người là nguồn lựcduy nhất biết tư duy, có trí tuệ và ý chí biết lợi dụng các nguồn lực khác gắn kết chúng lạivới nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp cũng tác động vào quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá. Các nguồn lực khác chịu sự cải tạo, khai thác của con người và nói đúng thìchúng đều phục vụ nhu cầu, lợi ích của con người nếu con người biết cách tác động vàchi phối. Vì thế trong các yếu tố thì yếu tố con người quan trọng nhất. Chẳng hạn nhưvốn, tài nguyên là những nguồn lực để tiến hành CNH-HĐH nhưng chúng chỉ trở thànhnguồn lực quan trọng và cấp thiết cho sự phát triển khi nằm trong tay của người biết khaithác và sử dụng chúng. Thiếu sự hiện diện của con người thì mọi nguồn lực đều trở nênvô nghĩa .3.1.2 Các nguồn lực khác là có hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt còn nguồn lực conngười là vô tận .Nguồn lực con người không chỉ tái sinh và tự sản sinh về mặt sinh học mà còn tự đổimới không ngừng, phát triển về chất trong con người xã hội nếu biết chăm lo, bồi dưỡnghợp lý. Đó là cơ sở để làm cho năng lực và hoạt động thực tiễn của con người phát triểnnhư một quá trình vô tận. Nhờ vậy con người đã từng bước làm chủ tự nhiên, sáng tạo,khám phá ra nhiều nguồn tài nguyên mới, nhiều công cụ sản xuất mới, đưa xã hội chuyểnqua các nền văn minh từ thấp đến cao .3.1.3 Trí tuệ con người có sức mạnh vô cùng to lớnMột khi nó được vật thể hoá để trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự phát triểnvũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại đang dẫn các nền kinhtế của các nước công nghiệp phát triển vận động đến nền kinh tế trí tuệ (mà gọi là trithức). Ở những nước này lực lượng sản xuất trí tuệ ngày càng phát triển và chiếm tỷtrọng cao. Nguồn lợi mà họ thu được từ lao động chất xám chiếm tới 1/2 tổng giá trị tàisản quốc gia. Giờ đây sức mạnh của trí tuệ đạt đến mức nhờ có cuộc cách mạng conngười có thể tạo ra những máy móc "bắt chước" hay phỏng theo những đặc tính trí tuệcủa chính con người. Rõ ràng bằng những kỹ thuật công nghệ hiện đại do chính bàn taykhối óc con người mà ngày nay nhân loại đang chứng kiến sự biến đổi thần kỳ trong lịchsử phát triển của mình.3.1.4 Kinh nghiệm của nhiều nước và thực tiễnTừ sự nghiệp đổi mới của chính nước ta trong những năm qua cho thấy, sự thànhcông của công nghiệp hoá - hiện đại hoá phụ thuộc chủ yếu vào hoạch định đường lốichính sách, cũng như tổ chức thực hiện nghĩa là phụ thuộc vào năng lực nhận thức vàhoạt động thực tiễn của con người. Không có những nhà chính khách, các nhà hoạch địnhchính sách, các nhà khoa học công nghệ... thì khó có thể có được những chính sách vàchiến lược phát triển đúng đắn. Không có những nhà kinh doanh tài ba thì cũng sẽ khôngcó người sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn, tài nguyên, công nghệ. Quanhững phân tích trên chúng ta có thể thấy được rằng, nguồn lực con người (nguồn nhânlực) là nguồn lực có vai trò quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Do vậy muốn công nghiệp hoá - hiện đại hoá được thành công thìphải đổi mới, quan tâm đến các chính sách đầu tư cho các ngành khoa học, văn hoá, giáodục nhằm phát triển nguồn lực con người.3.2. Đối với Đảng.Xuất phát từ nhận thức khách quan, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin: Dù ởthời đại nào, hay hình thái kinh tế - xã hội nào thì con người cũng luôn giữ vai trò quyếtđịnh, tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển của lịch sử xã hội, Đảng Cộng sản ViệtNam từ khi ra đời tới nay luôn chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nhất là trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, vănminh.Trong các nhân tố tạo nên sự phát triển kinh tế-xã hội thì nhân tố con người có vịtrí, vai trò đặc biệt quan trọng.Ở nước ta hiện nay, cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước và bước vào giaiđoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) thì chúng ta càng nhậnthức đực vị trí, vai trò lớn lao của nhân tố con người.Nói đến CNH, HĐH là nhằm mục đích phát triển toàn diện ba hệ thống: kinh tế - xãhội - môi trường, để phát triển toàn diện con người. Phát triển người là đặc trưng bản chấtcủa xã hội chủ nghĩa, con người là chủ thể, là nhân tố năng động nhất, sáng tạo nhất trongmối quan hệ của ba hệ thống đó. Trình độ phát triển kinh tế ở một quốc gia thì khả năngtrí tuệ của người lao động mang tính quyết định. Nói đến CNH, HĐH ở nước ta là nóiđến xây dựng một lục lượng sản xuất hiện đại, trong đó con người là lực lượng sản xuấthàng đầu.CNH, HĐH ở nước ta hiện nay khác thời kỳ trước là ngoài việc phát triển có kếhoạch định hướng xã hội chủ nghĩa còn lấy nhân tố thị trường để điều tiết nền kinh tế.Muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, yếu tố quyết định khả năng cạnhtranh lại chính là nhân tố con người. Chúng ta tiến hành CNH, HĐH đất nước trong điềukiện tồn tại những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, tác động lẫnnhau. Xét đến cùng để tận dụng những thuận lợi và thời cơ, khắc phục những khó khănvà nguy cơ để “đi tắt, đón đầu” thực hiện được các mục tiêu CNH, HĐH tùy thuộc cótính quyết định vào nhân tố con người. CNH, HĐH vì con người và dân tộc Việt nam,bằng sức mạnh của con người và dân tộc. Việt nam đi vào CNH, HĐH bằng trí tuệ củamình dựa trên một nền văn hiến lâu đời của dân tộc. Trong các yếu tố phát triển nhanh vàbề vững thì nguồn lực con người Việt nam là yếu tố cơ bản nhất. Bởi vì nguồn lực conngười Việt nam với đức tính cần cù, sáng tạo khi đã có trình độ văn hóa, kỹ thuật, nghiệpvụ cao, có tay nghề vững sẽ là yếu tố quyết định để tạo raphương pháp và công nghệ hiệnđại. Nguồn lực con người là điều kiện, là yếu tố đầu vào quyết định nhất. Bởi vì nguồnnhân lực sẽ quyết định đúng đắn phương hướng, nội dung, bước đi, biện pháp CNH,HĐH . . .Trên ý nghĩa đó, việc phát triển nguồn nhân lực chỉ số lượng. Có chất lượng cao,đồng bộ là vấn đề rất cấp bách và cơ bản cho sự nghiệp CNH, HĐH .Tốc độ tăng trưởngGDP phụ thuộc vào vốn đầu tư, lực lượng lao động, đổi mới công nghệ. Khả năng cạnhtranh tranh phụ thuộc vào lợi thế so sánh, tăng trưởng hàm lượng trí tuệ, khả năng đápứng quy luật cung - cầu và sự phát triển bền vững. Những yếu tố đó cho thấy vai tròquyết định của người lao động , chất lượng lao động cao sẽ làm chi phí sản xuất giảm,năng suất tăng, chất lượng sản phẩm cùng quy trình công nghệ nghiêm ngặt được bảođảm, giảm giá thành sản phẩm. Do đó, “chính sách hướng vào con người” và phát triểnhướng vào nguồn nhân lực phải được đưa lên vị trí hàng đầu trong các chiến lược và biệnpháp quản lý của Nhà nước và các doanh nghiệp. Vai trò nhân tố con người được biểuhiện tập trung ở vai trò nguồn nhân lực, nhưng nó có nghĩa rộng hơn, bao gồm nhữngmục tiêu, động lực, phẩm chất và năng lực của con người. Vì vậy, vai trò nhân tố conngười còn được xem xét ở vai trò của nhân tố tinh thần, tư tưởng mà sự giải phóng tinhthần và ý thức xã hội là một xung lực to lớn, một trong những động lực căn bản của pháttriện xã hội.Như vậy, nói đến nguồn nhân lực phát triển bao gồm : nguồn lực thiên nhiên, nguồnlực về vốn, tín dụng, khoa học và công nghệ. . .thì nguồn lực con người đóng vai tròquyết định nhất. Bởi vì nguồn lực con người được coi là nguồn lực vô tận, phong phú, vôgiá, quý báu nhất, duy nhất sáng tạo và có khả năng sinh ra giá trị lớn hơn nhiều lần bảnthân nó, trong quá trình sản xuất xã hội. Khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động của nhântố con người cho phép khai thác tính vô tận của đối tượng sản xuất và quy trình côngnghệ. Ý thức tinh thần, đạo đức của nhân tố con người quy định tính nhân đạo, nhân văncho một sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đảng ta xác định nhân tố con người lá“chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn lực của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minhcủa các quốc gia”.Như vậy, nhân tố con người là cái cốt lõi, đặc trưng xã hội, là thuộc tính xã hội, giữvị trí trung tâm trong tiềm năng của mọi nguồn lực con người.Nhân tố con người phản ánh bản chất xã hội, mặt chất lượng của nguồn lực conngười, nhấn mạnh tính chất tích cự, tự giác, sáng tạo của nguồn lực con người, trongquan hệ với kinh nghiệm, thói quen, thể lực của chủ thể.Nói đến nhân tố con người là nói đến vai trò chủ thể một quá trình cải tiến xã hội vớinhững tiềm năng về phẩm chất và năng lực, coi đây là nguồn nội sinh quyết định sự pháttriển. Nó thể hiện ở chỗ một mặt, bản thân hoạt động của nhân tố con người là một nhântố chủ quan; mặt khác, nó xuất phát từ yêu cầu khách quan và là sự thể hiện trên thực tếtính quy luật khách quan. Như vậy, phát huy nhân tố con người là một quá trình bao gồmhai mặt, tích cực hóa nhân tố con người trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượngnhân tố con người.Tích cực hóa nhân tố con người và quá trình phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng có hiệuquả tính tích cực, tự giác, sáng tạo của con người. Nâng cao chất lượng nhân tố con ngườilà hướng vào gia tăng các giá trị về phẩm chất xã hội : lý tưởng, chính trị, đạo đức, niềmtin những năng lực tổ chức, quản lý, nhận thức và hoạt động thực tiễn.Nếu quá trình tích cực hóa con người nhằm “hiện thực hóa” tiềm năng của chủ thể,tạo nên động lực phát triển, thì nâng cao chất lượng nhân tố con người thông qua giáodục và đào tạo nhằm “tạo tiềm năng”, chuẩn bị con người cho sự phát triển xã hội, “nhằmxây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc .Lànhững người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”.Đây là cơ sở lý luận để hiểu thực chất tư tưởng Đảng ta và Hồ Chí Minh về vấn đềphát huy vai trò nhân tố con người trong xã hội mới.XIN CẢM ƠN CÁC THẦY VÀ CÁC BẠN ĐÃ ĐỌC TÀILIỆU CỦA NHÓM .“CHÚC THẦY VÀ CÁC BẠN CÓ 1 TUẦN LÀM VIỆC ,HỌCTẬP VUI VẺ “

Tài liệu liên quan

  • việc phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững việc phát huy nguồn lực con người là nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
    • 57
    • 4
    • 12
  • Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Thực trạng giáo dục đào tạo và vai trò của sinh viên trong việc phát huy nguồn lực con người. Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Thực trạng giáo dục đào tạo và vai trò của sinh viên trong việc phát huy nguồn lực con người.
    • 16
    • 23
    • 56
  • Quan điểm “lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở việt nam ”x Quan điểm “lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” và những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở việt nam ”x
    • 11
    • 57
    • 135
  • Phát huy nguồn lực con người tỉnh nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay Phát huy nguồn lực con người tỉnh nghệ an trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
    • 113
    • 687
    • 3
  • PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 10 pptx PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 10 pptx
    • 9
    • 400
    • 4
  • PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 9 pptx PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 9 pptx
    • 11
    • 478
    • 4
  • PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 8 pptx PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 8 pptx
    • 11
    • 317
    • 4
  • PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 7 ppt PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 7 ppt
    • 11
    • 356
    • 3
  • PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 6 pot PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 6 pot
    • 11
    • 342
    • 2
  • PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 5 pdf PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BỀN VỮNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NÔNG NGHIỆP part 5 pdf
    • 11
    • 437
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(29.63 KB - 6 trang) - Nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Con Người Là Gì