Nguồn Nước Sạch Hà Nội Lấy Từ đâu

Chiều nay (4/12), trong phần trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội, liên quan đến nguồn nước sạch nước mặt sông Đà, sông Hồng ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trên hệ thống phân phối nước của nhà máy, ông Lê Xuân Dục- Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: 1 hệ thống nước sạch của Nhà máy nước sạch sông Đà, tại Phú Minh, xã Sơn Kỳ, tỉnh Hòa Bình do Công ty CP nước sạch Vinaconex vận hành và cung cấp nước cho nhân dân 1 số huyện, quận tây và tây nam của thành phố Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Thanh Trì và 1 phần địa bàn quận Đống Đa.

Nhà máy nước sông Đà hiện đang thực hiện cấp nước cho 3 công ty là Công ty nước sạch Hà Nội, Công ty nước sạch Hà Đông, Công ty Viwaco thông qua các đồng hồ tổng. Định kỳ Vinaconex thực hiện phân tích mẫu nước, nguồn nước và triển khai các công tác với chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ chống ô nhiễm nguồn nước.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình phòng hóa nghiệm của công ty sẽ xét nghiệm tiêu chuẩn A có 16 chỉ tiêu. Toàn bộ phần nước nguồn, nước thô từ các cửa sông dẫn vào hồ điều hòa công ty chủ động được. Tuy nhiên theo yêu cầu của Bộ Y tế, Sở Y tế chịu trách nhiệm về phân tích mẫu nước theo tháng và nguồn phân tích ở các vị trí: nguồn nước thô, nguồn nước vào nhà máy và ra khỏi nhà máy đến vị trí trên địa bàn phân phối, để khẳng định rằng nước đến tay người sử dụng đều phải sạch.

Qua thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên địa bàn sông Đà hiện có một số nguồn nước bị ô nhiễm chạy thẳng vào sông Đà và TP cũng khẩn trương giao cho Sở Xây dựng cùng doanh nghiệp và một số Sở ngành tiến hành kiểm tra dọc sông, từ cửa thu của nhà máy nước mặt sông Đà đến đập Hòa Bình. Tổng công suất thu hiện nay là 300.000m3/ngày/đêm, dòng chảy sông Đà 2.600m3/h. Trong khi đó, bãi rác của Sơn Kỳ (nằm đối diện cửa thu nhà máy nước sông Đà) nước thải ra khoảng 6m3, ngày nhiều nhất 12 m3, tồn tại gần 6 năm.

Sở Xây dựng khẳng định, các mẫu nước từ cửa sông cho đến hồ điều hòa, từ trong nhà máy cho đến khi ra khỏi nhà máy đến thời điểm này 18 mẫu nước tinh, cấp A đều đạt tiêu chuẩn. Cụ thể, nồng độ PH, NO2, NO3, NH4… Riêng nước sông, kiểm tra 78 mẫu thì đều có thể an tâm.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có văn bản số 9628 yêu cầu Hòa Bình phải có giải pháp kiên quyết và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguồn nước thải rác này. Sông Đà toàn bộ nguồn nước đầu vào nằm trên toàn bộ diện tích phía Bắc của TP nên nước mưa xuống chảy vào sông kiểm soát được. Còn 1 nhánh nhỏ ở phía đông nam Trung Quốc chảy sang, qua 3 đập thì yên tâm hơn so với sông Hồng. Toàn bộ nguồn nước sông Đà, ngoài nước thải bãi rác còn có nguồn nước thải công nghiệp của 1 nhà máy giấy nhưng cũng đã đóng cửa hơn 1 năm nay.

Nguồn thứ ba gây nguy hại là nước thải sinh hoạt do chính TP Hòa Bình và bãi rác Dốc Búng thuộc phường Tân Hòa. “Tôi tin rằng với văn bản chỉ đạo của Phó Thủ tướng thì những vấn đề trên tỉnh Hòa Bình sẽ sớm giải quyết dứt điểm”, ông Lê Xuân Dục nói.

Hiện nhà máy nước mặt sông Đà sản xuất tại nguồn 300.000 m3/ngày.Tuy nhiên do công năng chuyền tải của hệ thống mới chỉ chuyển tải 230.000 m3/ngày/đêm.

Theo ông Lê Xuân Dục, 4 vị trí: nước thô, cửa sông thu, nước hồ tại hồ điều hòa nhà máy, vị trí trên chuyền tải hệ thống truyền dẫn đều đảm bảo yêu cầu.

Sở Xây dựng cùng các đơn vị tích cực bảo đảm an ninh nguồn nước, kiểm tra, quan trắc các nguồn nước thô tại cửa thu. Xây dựng chương trình kế hoach, cấp nước an toàn, tuần tra bảo vệ khu vực xung quanh hồ Đầm Bài, các hộ khu vực này cam kết không xả rác thải xuống hồ...

Về nguồn nước nước sông Hồng, theo Quy hoạch cấp nước Thủ đô được Thủ tướng phê duyệt TP đang chuẩn bị đầu tư dự án nước mặt sông Hồng. Giai đoạn I: 150.000/m3/ngày đêm, giai đoạn II: 300.000 m3/ngày đêm. Dự án này vốn ODA Hungary trợ giúp, dự kiến đến năm 2020 hoàn thành. Theo tư vấn nước mặt sông Hồng đủ điều kiện sử dụng cho nguồn nước thô.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Phong về bãi rác ở Hòa Bình gây ô nhiễm nguồn nước mặt sông Đà, ông Lê Xuân Dục khẳng định 7 mẫu xét nghiệm đều đạt yêu cầu.

Xem thêm: Xử lý nước nhiễm mặn cho mọi gia đình

Về công suất cung cấp nước tại thời điểm hiện nay đáp ứng nhu cầu của nhân dân Thủ đô với hơn 980m3/ngày đêm. Chỉ còn một số khu vực đô thị hiện nay đang dùng nước giếng khoan, TP đang bổ sung dự án để cấp thêm đủ.

Sản xuất nước sạch

Trả lời thắc mắc của đại biểu Nguyễn Xuân Tài về thời gian qua phân tích nước tại 19 nhà máy, 8 trạm cấp nước và ở một số hộ gia định, một số trạm cấp nước không đảm bảo chất lượng, cơ quan nào chịu trách nhiệm, Giám đốc Sở Xây dựng thừa nhận đúng là thời gian qua một số trạm cục bộ như Mỹ Đình 2, trạm trên địa bàn Linh Đàm và 1 bể ở khu vực dân cư không đạt tiêu chuẩn vì nồng độ a-mô-ni ở các bể này cao, vì thế đã yêu cầu tổng vệ sinh các bể này; trạm khu Mỹ Đình 2 và trạm tại Linh Đàm đã được nối với nguồn nước thành phố, hiện nguồn nước các khu vực trên đảm bảo chất lượng.

Trả lời tái chất vấn của đại biểu Chu Sơn Hà về chất lượng nước sạch nông thôn, đại diện UBND TP, ông Trần Xuân Việt trả lời điều kiện hạn chế hiện thành phố mới bố trí 1 tỷ đồng giao cho Trung tâm nước sạch Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện kiểm tra, đánh giá chất lượng nước sạch. Mỗi trạm hàng năm lấy mẫu 2 lần, trên cơ sở đó thông báo cho các trạm biết chỉ tiêu, chất lượng để khắc phục.

Tuy nhiên, một số trạm xây dựng lâu công nghệ lạc hậu. Riêng ở Mỹ Đình từ năm 2009 đến nay lấy được hàng nghìn mẫu, qua phân tích có 44,8% mẫu nước phục vụ hộ gia đình đảm bảo các chỉ tiêu, còn lại bị ô nhiễm về sắt, asen.

Hotline tư vấn nguồn nước, sửa chữa máy lọc nước, xử lý nước, máy lọc nước: 1900 636 683

Từ khóa » Nguồn Nước Sạch Hà Nội Lấy Từ đâu